d) Vườn tháp Huệ Quang
2.2.3. Giá trị của các di tích lịch sử văn hoá nhân vă nở YênTử
2.2.3.1. Giá trị lịch sử
Mỗi di tích đều mang trong mình một giá trị lịch sử nhất định gắn với sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử hoặc với quá trình phát triển của địa phương. Giá trị lịch sử ẩn chứa trong từng di tích, trong tổng thể công trình và trong từng di vật, đó là những trang sử được viết bằng hiện vật. Qua thời gian, những sự kiện, những nhân vật lịch sử có thật đó được tô điểm thêm, tạo ra những hình ảnh ảo bao quanh sự thật lịch sử. Đó chính là giá trị huyền thoại, khi tìm hiểu
về hệ thống di tích ta sẽ thấy rất rõ điều này, bởi lẽ “huyền thoại là tình nhân
của lịch sử”. Di tích lịch sử Yên Tử là một minh chứng của những giá trị vượt
thời gian theo dòng lịch sử, trải qua hàng trăm năm trong qua trình hình thành và phát triển, Yên Tử là một kho trầm tích của những giá trị lịch sử vô cùng quý giá:
Yên Tử gắn liền với diễn biến huy hoàng của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược phương Bắc, phương Tây và xây dựng đất nước.
Yên Tử gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp tu hành của Trần Nhân Tông - một vị vua có công lớn trong sự nghiệp giữ nước và có động cơ tu hành cao thượng, người sáng lập Thiền phái Trúc Lâm. Di tích lịch sử Yên Tử có ý nghĩa như là một khu lưu niệm về vua Trần Nhân Tông và Trúc Lâm Tam Tổ.
Di tích Yên Tử là một trong những di tích lớn và ra đời sớm ở nước ta. Thời kỳ phát sinh, phát triển của nó gắn liền với thời kỳ độc lập, tự chủ vẻ vang của nước ta sau hơn 1.000 năm bị bọn phong kiến phương Bắc thống trị, gắn liền với nền văn minh Đại Việt đầy kiêu hãnh của dân tộc. Yên Tử trở thành một trong những biểu tượng rực rỡ của tinh thần độc lập, tự chủ, tự cường của dân tộc Việt Nam.
Hệ thống chùa, am ,tháp, tượng, bia… của Yên Tử là một trong những giá trị của nền văn minh Đại Việt, đã qua bao lần trùng tu, nhiều công trình không còn nguyên vẹn, nhưng vẫn còn in đậm nét lịch sử. Đó là những tư liệu lịch sử vật chất quý báu góp phần nghiên cứu và làm sáng tỏ về một giai đoạn huy hoàng của lich sử dân tộc.
2.2.3.2. Giá trị văn hóa, tư tưởng truyền thống
Yên Tử là cái nôi và là trung tâm sầm uất của phái Phật giáo Trúc Lâm. Giáo lý phái Trúc Lâm ra đời giữa lúc đạo Phật ở nước ta đang trong thời kỳ cực thịnh, giữa lúc chế độ phong kiến tập quyền Việt Nam đang vững mạnh.
Điều đó nói lên rằng, giáo lý Trúc Lâm khác hẳn với giáo lý đạo Phật đương thời, không phải là những điều mê hoặc thần bí mà là những giáo lý phản ánh phần nào hiện thực xã hội và đáp ứng được phần nào yêu cầu của lịch sử, của đất nước lúc bấy giờ là đoàn kết dân tộc, củng cố chế độ phong kiến nhà Trần và sẵn sàng chống bọn phong kiến phương Bắc, bảo vệ nền độc lập, tự chủ của đất nước. Dĩ nhiên giáo lý Trúc Lâm có kế thừa những yếu tố tích cực của phái Đại Thừa ở Ấn Độ và phái Thiền Tông ở Trung Quốc. Song giáo lý Trúc Lâm vẫn có tính độc lập riêng biệt: không khuyên người đời cam chịu khổ hạnh, hướng mọi người đến một cuộc sống đoàn kết, yêu thương, không phủ nhận đấu tranh giai cấp, phản ánh tính độc lập, tự chủ và tự hào dân tộc mà nền văn minh Đại Việt huy hoàng đem lại cho dân tộc.
Thiền phái Trúc Lâm ra đời là kết quả của tư tưởng sáng tạo do Tổ sư Trần Nhân Tông, trên cơ sở kế thừa những thành quả của những Thiền phái đã có từ trước, ông đã phát triển và sáng tạo ra Thiền phái Trúc Lâm mang dấu ấn riêng của mình, đại diện cho phái Thiền Đại Việt. Đó là tư tưởng tư duy triết học lỗi lạc về thế giới quan và nhân sinh quan trong mối quan hệ giữa Đạo và Đời, giữa con người với thế giới tự nhiên, được thể hiện trong giáo lý của phái
Trúc Lâm “tuân theo lẽ tự nhiên”, “Phật tại tâm”, “Phật không ở đâu xa,
không bí ẩn, diệu kỳ mà chính ở trong tâm, tâm thanh tịnh, tâm trong sáng chính là chân Phật. Thiền phái Trúc Lâm giáo hóa nhân dân tu tại tâm, rèn đức, phát trí tuệ để thành người có ích cho xã hội. Với Thiền phái Trúc Lâm Phật là Đời, mà Đời là nghĩ và làm tốt cho hạnh phúc của mọi người, cho sự nghiệp cao cả bảo vệ, xây dựng mái nhà chung là Tổ quốc”. Bởi vậy sự xuất
hiện, tồn tại và phát triển của giáo lý Trúc Lâm nói lên sự phát triển về triết học nói riêng và tư tưởng nói chung của dân tộc Việt Nam trong các thế kỉ 13 đến thế kỉ 16.
Hệ thống chùa, am, tháp, bia, tượng… Yên Tử có hàng nghìn chiếc, sau hơn 2/3 thiên niên kỉ tồn tại, trong hoàn cảnh luôn luôn bị thiên tai, địch họa tàn phá nhưng hệ thống chùa tháp ở Yên Tử vẫn còn lại khá nhiều công trình cổ, tiêu biểu cho tài năng sáng tạo của dân tộc.
Giá trị văn hóa, tư tưởng của Yên Tử không chỉ in đậm trên những công trình kiến trúc mà nó còn thể hiện trên nền tảng tư tưởng của Thiền phái Trúc Lâm khi chúng ta nhìn dưới một góc độ tương quan giữa Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và Văn hóa Việt. Trong kho tàng văn hóa Việt Nam, Phật giáo giữ một vai trò quan trọng không chỉ bởi đã xuất hiện sớm, nhiều thế kỉ được coi là quốc giáo thể hiện ở sự gắn bó với quá trình xây dựng, phát triển quốc gia, phổ cập tới khắp mọi vùng, miền trong cả nước và trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống văn hóa dân tộc. Phật giáo Việt Nam có cả sự ảnh hưởng, tiếp nhận từ phương Nam và phương Bắc, có cả các bậc sư Tổ người nước ngoài và người Việt, có cả trầm tích, cộng sinh và phát triển trên cơ sở văn hóa truyền thống bản địa. Đặt trong tương quan giữa Phật giáo và Văn hóa dân tộc, dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử có vị trí đặc biệt. Trước hết cần đánh giá cao vai trò của hoàng đế - thiền sư - thi sĩ Trần Nhân Tông trên tư cách bậc sư Tổ với đạo hiệu Trúc Lâm Đại Đầu Đà, người đặt nền móng cho Thiền Phái Trúc Lâm. Đương thời, chắc chắn ông biết rõ các thiền phái ngoại nhập nổi tiếng nhiều đời như Tì Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Đường đều xuất phát từ Trung Hoa truyền sang nhưng lại hướng về tu tập, soạn sách Phật học theo một lối riêng và mở ra dòng Thiền Trúc Lâm in đậm dấu ấn Việt giữa nơi non cao Yên Tử. Đóng góp của ông từ việc mở rộng tuyên truyền đạo Phật giữa chúng sinh đến giảng giải kinh sách cho đệ tử, qua thơ văn đi sâu biện
giải mối quan hệ giữa “hữu” và “vô”, “thân” và “tâm”, đề cao bản ngã chủ thể “an nhàn thể tính”, “tự tại thân tâm”, “sống giữa cõi trần hãy tùy duyên mà vui
chấp: “Ai trói buộc chi, tìm giải thoát. Khác phàm đâu phải kiếm thần tiên”.
(Mạn hứng ở sơn phòng)
Nối tiếp Trần Nhân Tông, đệ nhị Tổ Pháp Loa Đồng Kiên Cương (1284 - 1330) cũng là người am hiểu Thiền học, ông để lại nhiều tác phẩm khuyên người xuất gia chăm lo việc tu đạo, khuyên mọi người hiểu sâu con đường tu chân chính bằng việc học giới luật, thiền định và trí tuệ, chỉ rõ cách học cần sáng tỏ… Người cuối cùng trong số ba vị Tổ Trúc Lâm là Huyền Quang Lý Đạo Tái (1254 - 1334). Hai ông cũng đã để lại nhiều đóng góp quan trọng, góp phần phát triển Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử.
Với sự hiện diện của ba vị sư Tổ Trần Nhân Tông - Pháp Loa - Huyền Quang và hơn 30 năm hưng thịnh, Thiền phái Trúc Lâm đã trở thành một biểu tượng giá trị tinh thần của người Việt. Chính những tác phẩm của ba vị sư Tổ đã trở thành những giá trị văn hoá tư tưởng độc đáo, vừa là di sản nhân văn của cha ông ta, vừa là những áng thơ còn mãi vơi thời gian:
Bài phú “Cư trần lạc đạo” cho ta biết nhân sinh quan của vị khai tổ
Thiền Trúc Lâm. Trong phần kết của bài phú, được kết thúc bằng một bài thơ Hán nói về yếu chỉ của Thiền tông tuyệt cú:
“Cư trần lạc đạo thả tùy duyên, Cơ tắc xan hề khốn tắc miên, Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch, Đối cảnh vô tâm mạc vấn Thiền”
(Giữa đời vui đạo cứ tùy duyên Đói thì ăn mệt ngủ liền
Trong nhà của quý thôi tìm kiếm Đối cảnh, lòng không hỏi chi Thiền)
Yếu chỉ “Cư trần lạc đạo” muốn nói rằng, ngay giữa cõi đời náo nhiệt mà vẫn có thể hưởng được cái thú thanh tao của Thiền. Rõ ràng đó là một sinh
quan phóng khoáng của những con người vô cầu, vô trước. Thú vui của Thiền chỉ có được khi:
“Tham ái nguồn dừng, chẳng còn nhớ châu yêu ngọc quý
Thị phi tiếng lặng, dù được nghe én thót oanh ngâm
Chơi nước biếc, ẩn non xanh, nhân gian có nhiều người đắc ý Biết đào hồng, hay liễu lục, thiên hạ năng mổ chủ tri âm”
(“Cư trần lạc đạo phú”, hồi thứ nhất)
Những áng thơ bất hủ đó sẽ còn mãi với thời gian như phản ánh cho tâm hồn phóng khoáng, tài ba của những bậc thi sĩ Thiền học và làm phong phú thêm kho tàng thơ ca dân tộc, bởi những giá trị tư tưởng nhân văn độc đáo.
Nhiều chuyên gia ngành khoa học xã hội như lịch sử tư tưởng, văn học, văn hóa học, triết học, tôn giáo, ngôn ngữ… đều có thể tìm đến nghiên cứu khai thác những văn bản này.
Tư tưởng triết lý và tín ngưỡng tôn giáo là hai thành quả lớn mà Thiền Trúc Lâm đã mang lại cho Phật giáo Viêt Nam trên cả hai mặt trực tiếp và gián tiếp. Trực tiếp vì chính Trúc Lâm đã sáng tạo ra một lối học và hành đặc sắc trên phương diện triết lý. Gián tiếp vì tín ngưỡng tôn giáo là tinh thần cố hữu mà Trúc Lâm thừa hưởng, và chỉ đóng góp một phần nào đó cho sự tiến bộ của nó về sau.
Hai phương diện đó là những đóng góp lớn lao của Thiền Trúc Lâm qua các đặc điểm lý tưởng và thực tế:
Về phương diện lý tưởng, Thiền Trúc Lâm quả tình đã kết hợp khéo léo
giữa lý tưởng Quốc gia và Phật giáo. Lý tưởng Quốc gia và Phật giáo vốn là khía cạnh của tôn giáo đại đồng. Đó là một nền tín ngưỡng lấy niềm tin nơi con người làm đối tượng cứu cánh, không giới hạn vào biên giới quốc gia.
Về mặt thực tế, điểm phải kể trước nhất là các nhà khai sáng Thiền Trúc
tục hơn. Một phần, những nhà lãnh đạo tinh thần thời đó là cư sĩ. Vừa có thẩm quyền về đạo cũng như về đời, nên ảnh hưởng về thái độ giáo lý của Phật thực tế không phải là nhỏ.
Điều quan trọng hơn, sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đã góp phần cổ vũ tinh thần người dân nước Việt về khả năng phát triển những giá trị văn hóa bản địa nội sinh trong lòng dân tộc. Đây cũng là sự đáp ứng nhu cầu đời sống tâm linh, tín ngưỡng của mỗi cộng đồng người ở từng thời đại, giai đoạn lịch sử cụ thể. Thiền phái Trúc Lâm đã tạo ra trường lực hấp dẫn mạnh mẽ, tạo đà thúc đẩy sự ra đời của hàng trăm ngôi chùa lớn, nhiều tầng lớp cùng tu hướng theo một dòng tu hành in đậm sắc thái Phật giáo dân tộc. Nhiều bài thuyết pháp, giảng đạo của các ông đồng thời cũng là những bài học đạo đức khuyên răn con người hướng thiện đã đến với muôn dân, đã được khắc in và truyền lại cho hậu thế.
Mặc dù đến hết triều Trần, Phật giáo không còn giữ được địa vị cao như giai đoạn trước, song tinh thần Thiền phái Trúc Lâm vẫn được lưu giữ, bảo tồn, truyền bá, phát triển đến ngày nay, thấm sâu trong tinh thần dân chúng và trở thành những giá trị văn hóa bền vững.
2.2.3.3. Giá trị nghệ thuật
Hệ thống di tích lịch sử - văn hóa là một thành tố đặc biệt quan trọng trong kho tàng di sản văn hóa dân tộc. Ở đó kết tinh giá trị nhiều mặt, trong đó có giá trị nghệ thuật và văn hóa xã hội. Đó là nơi kết tinh những giá trị nghệ thuật tinh hoa của mỗi dân tộc, quốc gia ở từng thời kỳ lịch sử nhất định.
Giá trị nghệ thuật chứa đựng và ẩn giấu trong từng đường nét kiến trúc, điêu khắc của cả tổng thể công trình và trong từng di vật của di tích. Nó phản ánh thế giới quan, trình độ phát triển của xã hội ở thời điểm mà nó ra đời.
Di tích lịch sử - văn hoá Yên Tử cũng mang trong mình một hệ giá trị nghệ thuật khổng lồ và vô giá trên cả hai khía cạnh kiến trúc điêu khắc và thẩm mĩ.
a) Giá trị kiến trúc điêu khắc
Nghệ thuật kiến trúc của khu di tích Yên Tử là nghệ thuật kiến trúc Phật giáo, thể hiện ở những ngôi chùa, ngọn tháp, bia, mộ, tượng… một nghệ thuật phối hợp tuyệt diệu với thiên nhiên, đó là một mảnh tường vôi trắng, một mái ngói rêu phong, một mái đao uốn lượn… ẩn hiện dưới tán rừng xanh thắm, trong đám mây mờ sương trắng… Toàn bộ khu di tích Yên Tử có 10 chùa, 151 am, tháp lớn nhỏ, 990 bia, tượng, chuông, khánh, cùng nhiều hiện vật khác. Mỗi chùa, tháp đều có tượng Phật, đồ thờ, hoành phi, câu đối là các công trình kiến trúc cổ rất quý hiếm.
Riêng các khu tháp mộ là một tư kiệu quý về các công trình kiến trúc tôn giáo ở nước ta. Đó là khu tháp Tổ nổi tiếng với 97 ngọn tháp bằng đá xanh, đá cẩm thạch, kiểu dáng độc đáo và đẹp mắt. Đặc biệt tháp Huệ Quang, cao 10m gồm những khối đá xanh vuông chồng lên nhau in rõ dấu ấn của hai triều đại Trần và Lê. Pho tượng Trần Nhân Tông bằng đá cẩm thạch đặt trong tầng hai của tháp, có những nét độc đáo không chỉ về mặt Phật giáo mà còn cả nghệ thuật điêu khắc. Tháp Huệ Quang là một tài liệu quý về kiến trúc thời Lê sơ, nhất là các công trình Phật giáo còn lại đến nay quá ít ỏi. Tháp Huệ Quang còn là bông hoa thắm nhất của rừng tháp Yên Tử, từ dáng thu tầng đột ngột độc đáo của ngọn tháp, từ các văn sóng nước hình ngọn núi chạm ở bệ tháp, văn dây lá uốn trong các cánh sen, từ cách ghép đá bằng cá đổ chì, cho tới pho tượng Trần Nhân Tông với các văn dây lá trên nép áo cá sa, văn rồng yên ngựa trên sập đá bệ tượng đều là những tư liêu quý cho việc nghiên cứu nghệ thuật kiến trúc thời Trần. Ngoài tháp Huệ Quang phần lớn các tháp đá cao to đều có niên đại thuộc thời Lê Trung Hưng và nhiều tháp gạch thấp, ít tầng, đó là
những tư liệu tốt khẳng định kiến trúc xây dựng tháp thời Lê Trung Hưng. Bên cạnh đó còn có nhiều ngôi tháp được xây dựng vào thời Nguyễn trở về sau, mang đặc điểm sơ sài, tùy tiện hơn đã chứng minh sự kết thúc thời đại hoàng kim của trung tâm Phật giáo Yên Tử. Tuy nhiên ngọn Vọng Tiên Cung 9 tầng, xây 6 cạnh, đế tháp là một con rùa lớn là một tác phẩm đáng chú ý, đột xuất của kiến trúc cuối thời Nguyễn ở đây.
Các công trình kiến trúc tháp được xây dựng và tu bổ ở các đời sau mà nay còn lại ở Yên Tử cũng có nhiều đóng góp quan trọng. Đó là ngót 100 ngôi tháp lớn nhỏ được xây dựng ở Chùa Lân, Chùa Hoa Yên và các chùa khác rải rác dọc đường từ chân núi lên để kỉ niệm các nhà sư, các vị hậu Phật đã tu