Mở rộng phát triển liên kết với các điểm và các vùng du lịch

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch văn hoá nhân văn ở yên tử quảng ninh (Trang 82)

a) Giá trị kiến trúc điêu khắc

3.8. Mở rộng phát triển liên kết với các điểm và các vùng du lịch

Cùng với việc tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, xây dựng các sản phẩm đặc trưng, đẩy mạnh quảng bá - tuyên truyền, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực du lịch, giải pháp liên kết chặt chẽ giữa các địa phương trong vùng được coi là một trong những “đòn bẩy” thúc đẩy du lịch Yên Tử “cất cánh” trong thời gian tới.

Một địa điểm riêng lẻ có thể không đủ tài nguyên du lịch hay điều kiện xây dựng thành tuyến du lịch hấp dẫn nhưng nếu biết kết hợp tốt với các điểm và khu vực du lịch khác thì có thể tạo ra được những chương trình, những sản phẩm du lịch hoàn hảo, hấp dẫn, độc đáo, tránh trùng lặp.

Di tích Yên Tử có tiềm năng to lớn để phát triển thành điểm du lịch văn hoá hấp dẫn. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả phát triển du lịch, việc liên kết phát triển với các điểm và các vùng du lịch khác, tạo nên một tổng thể liên hoàn để cùng phát triển là giải pháp cần thiết.

Di tích Yên Tử thuộc thị xã Uông Bí là một trung tâm du lịch văn hoá tâm linh. Bên cạnh đó, Uông Bí còn có nhiều điểm cảnh quan thơ mộng như: khu du lịch sinh thái Resort Hồ Yên Trung, khu du lịch sinh thái Lựng Xanh, khu di tích lịch sử văn hóa và danh thắng Chùa Ba Vàng, Chùa Hang Son… tạo thành một quần thể du lịch hấp dẫn đến với thị xã công nghiệp than - điện này. Nếu được phát huy hết tiềm năng, có thể thấy trong tương lai không xa Uông Bí sẽ là một trọng điểm du lịch của tỉnh Quảng Ninh, có sự kết hợp của lịch sử, văn hoá - tín ngưỡng - sinh thái, đặc biệt là du lịch sinh thái và du lịch văn hoá là hai hướng phát triển chủ đạo việc liên kết các tuyến điểm du lịch trong địa bàn thị xã.

Yên Tử nằm bên trục đường quốc lộ 18 là một lợi thế vô cùng to lớn trong việc liên kết phát triển với các vùng du lịch lân cận như huyện Đông Triều và huyện Yên Hưng. Đông Triều được mệnh danh là “Đệ tứ chiến khu” nơi đây cũng có một quần thể di tích đền chùa đồ sộ, nhiều di tích được công nhận là di tích quốc gia như: khu lăng mộ nhà Trần, Chùa Quỳnh Lâm , Chùa Hồ Thiên… và huyện Yên Hưng cũng có nhiều di tích nổi tiếng như: Bãi cọc Bạch Đằng, đình Phong Cốc, miếu Tiên Công… Để xây dựng thành công và góp phần khai thác có hiệu quả tuyến du lịch này, các địa phương cần đề xuất nội dung hợp tác như: xây dựng tuyến du lịch văn hóa nhân văn nhằm khai thác tài nguyên văn hóa nhân văn của các khu di tích để định hướng xây dựng sản phẩm mới, công bố quy hoạch khai thác các điểm đến và đầu tư xây dựng hạ tầng; phối hợp với các cơ quan chức năng thị xã Uông Bí liên kết với các huyện Đông Triều, huyện Yên Hưng nhằm phát triển khu du lịch tham quan

các di tích lịch sử, tôn giáo với hoạt động lễ hội tâm linh truyền thống; xúc tiến phối kết hợp quảng bá tuyên truyền về tuyến du lịch liên vùng Đông Triều - Uông Bí - Yên Hưng nhằm phát triển du lịch cả vùng nhanh, bền vững gắn với khai thác có hiệu quả các tài nguyên du lịch, bảo tồn các giá trị văn hoá và góp phần tạo công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo cho các địa phương.

Cùng với quy hoạch chung trong chiến lược liên kết phát triển các điểm du lịch của tỉnh, Yên Tử thuộc thị xã Uông Bí còn nằm trên đường giao thông thuận lợi nối liền với Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội và Hạ Long. Đây là cơ hội thuận lợi cho thị xã Uông Bí nói chung và khu di tích Yên Tử nói riêng để liên kết mở rộng phát triển du lịch. Khu di tích Yên Tử nằm gần với Vịnh Hạ Long, một di sản nổi tiếng và cũng nằm khá gần với các tỉnh vốn có tiềm năng về du lịch như Hải Phòng, Hải Dương… nên việc kết hợp các điểm trên địa bàn tỉnh và các điểm, các khu du lịch của các tỉnh lân cận sẽ tạo ra sự phong phú trong tour du lịch, đồng thời cũng để học hỏi, bắt nhịp với sự phát triển chung của các tỉnh bạn. Ban quản lý cũng cần phối hợp với các công ty lữ hành, các điểm du lịch trên, nên tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của họ như cung cấp những thông tin về nơi ăn, nghỉ, mức giá để các công ty lên kế hoạch làm chương trình tour cho khách. Mặt khác những công ty du lịch thường có những đội ngũ hướng dẫn viên của mình nhưng do đi nhiều nơi nên không thể hiểu rõ về vùng đất, con người, di tích ở đây bằng đội ngũ hướng dẫn viên của khu di tích, chính vì thế cần có sự phối kết hợp giữa đội ngũ hướng dẫn viên của di tích với hướng dẫn viên của công ty tổ chức đoàn tham quan tới Yên Tử.

Nắm bắt được các cơ hội hết sức thuận lợi đó, để góp phần vào sự nghiệp phát triển du lịch chung của cả vùng, cần sự phối hợp, liên kết giưa các cơ quan chức năng, các tuyến điểm du lịch. Đồng thời xây dựng kế hoạch triển khai hợp tác phát triển sản phẩm du lịch có tính cạnh tranh cao nhằm hấp dẫn

du khách, từng bước thu hút đông đảo du khách. Trong đó, cần tiến hành triển khai với các nội dung cụ thể:

+ Xây dựng chương trình du lịch khung cho cả Đông Triều - Uông Bí - Yên Hưng để hình thành một hệ thống tuyến du lịch liên hoàn hấp dẫn du khách.

+ Xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch mang tính đặc thù ở mỗi địa phương, có yếu tố khác bịêt nhằm tránh sự trùng lặp, nhàm chán hoặc đơn điệu cho sản phẩm du lịch tại mỗi điểm đến.

+ Liên kết tổ chức các sự kiện du lịch trong khu vực nhằm tạo thành Chuỗi sự kiện du lịch để khai thác phục vụ nhu cầu của du khách.

+ Phối hợp trao đổi, học hỏi kinh nghiệm quản lý, kinh doanh du lịch và đầu tư xây dựng các dịch vụ phục vụ du lịch, góp phần hỗ trợ cùng nhau phát triển.

3.9. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển du lịch, có tác động quyết định tới hiệu quả kinh doanh du lịch tại các điểm du lịch. Các điểm du lịch có phát triển được hay không phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ nhân viên của mình.

Yên Tử là một điểm di tích tôn giáo tín ngưỡng và có danh thắng đẹp, vì vậy có nhiều giá trị để tuyên truyền quảng bá và phát triển du lịch.

Trong những năm qua, việc phát triển nguồn nhân lực trực tiếp kinh doanh du lịch tại Yên Tử vẫn còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, để chuẩn bị hành trang đưa Yên Tử không chỉ là điểm đến du lịch tâm linh cho khách trong nước trong một vài tháng lễ hội mà trở thành một địa chỉ du lịch văn hoá kéo dài trong cả năm thu hút du khách trong nước và quốc tế. Khi mà công tác liên kết các loại hình du lịch trong tỉnh và trong cả nước thậm chí hình thành các tour du lịch tâm linh với nước ngoài. Thêm vào đó yêu cầu về nhân lực trong

ngành du lịch ngày càng cao, đặc biệt về yêu cầu chất lượng, kỹ năng nghiệp vụ, trình độ quản lý, ngoại ngữ cũng như cơ cấu lao động hợp lý. Trung tâm quản lý di tích - danh thắng Yên Tử cần quan tâm nhiều hơn đến nhân viên du lịch, coi việc phát triển nguồn nhân lực trực tiếp là nhiệm vụ hàng đầu.

Việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực là giải pháp ưu tiên đặc biệt nhằm tạo ra sự phát triển vượt bậc trong chất lượng phục vụ du lịch.

Cần tổ chức triển khai thực hiện Chương trình phát triển nguồn nhân lực trong những năm tới, nhằm phát triển nguồn nhân lực du lịch trong trung tâm đủ về số lượng, cao về chất lượng và hợp lý về cơ cấu là động lực thúc đẩy du lịch thành hướng phát triển mũi nhọn, đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập với sự phát triển du lịch với các điểm, các vùng du lịch khác đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch tại Yên Tử trong giai đoạn tới và nhằm phục vụ một cách tốt nhất nhu cầu của du khách.

Nội dung chủ yếu trong chương trình bao gồm:

+ Khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ hoặc tuyển dụng bổ sung cán bộ có trình độ đại học hoặc cao hơn về lĩnh vực bảo tồn tôn tạo di tích, cán bộ khảo cổ học, cán bộ chuyên ngành lịch sử, cán bộ có trình độ Hán nôm về làm công tác chuyên môn. Đây sẽ là đội ngũ cán bộ nòng cốt trong công tác nghiên cứu khoa học, trong công tác sưu tầm nghiên cứu các giá trị di sản… góp phần tu bổ, tôn tạo, gìn giữ và phát huy một cách có hiệu quả các tiềm năng giá trị di sản của Yên Tử cho phát triển du lịch.

+ Tăng cường năng lực hệ thống quản lý phát triển nguồn nhân lực du lịch trong di tích.

+ Đào tạo lại, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý và đội ngũ hướng dẫn viên hiện có trong trung tâm về năng lực chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức văn hóa xã hội và ngoại ngữ. Gắn việc đào tạo với việc trao đổi nghiệp vụ, học hỏi kinh

nghiệm quản lý, nghiệp vụ hướng dẫn du lịch của các trung tâm du lịch khác, xác định khó khăn và cách khắc phục để phát triển nguồn nhân lực.

+ Cần có cơ chế thu hút các chuyên gia, cán bộ quản lý và hướng dẫn viên giỏi trong lĩnh vực du lịch đến công tác và làm việc tại Trung tâm quản lý di tích.

+ Gắn việc đào tạo nghiệp vụ du lịch với việc đào tào về quy chế bảo vệ, trùng tu, tôn tạo di tích…

3.10. Kết hợp phát triển du lịch với phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực Yên Tử Yên Tử

Yên Tử thuộc thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Nằm trong vùng phát triển kinh tế chiến lược của tỉnh và địa bàn thị xã Uông Bí, nơi có tiềm năng phát triển kinh tế đa dạng, đời sống văn hóa - xã hội của cư dân tương đối cao. Với mục tiêu, xây dựng thị xã Uông Bí là một trung tâm công nghiệp khai thác than, cơ khí, điện công nghiệp sản xuất tiêu dùng, dạy nghề tiểu vùng phía tây của tỉnh Quảng Ninh, một trung tâm du lịch và văn hóa lịch sử tâm linh lớn nhất của tỉnh. Hướng tới kỷ niệm 50 năm thành lập thị xã (1961 - 2011), Uông Bí đang tập trung đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, chỉnh trang và phát triển đô thị, tiến tới thành lập thành phố Uông Bí thuộc tỉnh Quảng Ninh vào năm 2011. Phấn đấu hết năm 2010, các khu chức năng về công nghiệp, thương mại, dịch vụ du lịch, văn hóa, giáo dục… cơ bản được thực hiện.

Để hoàn thành những mục tiêu trên, yêu cầu đặt ra là cần phải có những giải pháp mang tính chiến lược thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển kinh tế cùng với phát triển các ngành dịch vụ, thương mại và du lịch. Trong đó phát triển du lịch được coi là thế mạnh và chiến lược lâu dài của địa phương.

Phát triển du lịch nhằm khai thác có hiệu quả các tài nguyên văn hóa đặc sắc của Yên Tử, tăng tỉ trọng đóng góp của ngành du lịch vào GDP của địa phương, tạo công ăn việc làm cho người lao động tại khu vực Yên Tử.

Phát triển du lịch còn nhằm thu hút khách du lịch đến địa phương, góp phần nâng cao thu nhập, người dân có được nguồn thu trực tiếp từ các dịch vụ cung cấp cho khách và những nguồn thu này đôi khi lớn hơn rất nhiều so với sản xuất nông nghiệp. Tiếp đến là những lợi ích từ việc phát triển cơ sở hạ tầng. Một khu du lịch phát triển sẽ thu hút sự quan tâm của các cấp chính quyền, thu hút các nhà đầu tư phát triển hệ thống đường sá, hệ thống cấp điện, nước, mạng lưới thông tin, y tế, chỉnh trang nhà cửa, cảnh quan, môi trường. Đây là những lợi ích cụ thể chung cho cộng đồng cư dân địa phương, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Ngoài ra có những lợi ích thiết thực khác như công ăn việc làm, giao lưu văn hóa và đặc biệt là ý thức xã hội về bảo tồn văn hóa được nâng cao. Đây cũng là phương thức hữu hiệu để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhân dân địa phương. Đồng thời phát triển du lịch sẽ đi liền với việc giữ gìn môi trường tự nhiên và văn hóa bản địa phát huy truyền thống văn hóa của địa phương, bảo tồn được môi trường nhân văn trong sạch và khai thác tốt tiềm năng di sản văn hóa có giá trị, các di tích lịch sử lâu đời chứa đựng những giá trị văn hóa to lớn.

Khi du lịch ở Yên Tử phát triển, nó sẽ góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng một cách đầy đủ và trách nhiệm về phát triển kinh tế du lịch, giúp cho sự hợp tác cởi mở hơn giữa cộng đồng địa phương với những nhà quản lý du lịch trong quá trình tiến hành thực hiện các hoạt động khai thác phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn Yên Tử và hạn chế được những tác động xấu đến đời sống kinh tế - xã hội của cư dân nơi đây. Góp phần nâng cao nhận thức cho người dân về việc giữ gìn những giá trị truyền thống - vốn quý của Yên Tử nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung, và góp phần nghiên cứu về vấn đề phát triển bền vững đối với cư dân địa phương, thay đổi cơ cấu kinh tế theo

hướng tích cực, nâng cao hơn nữa đời sống của cộng đồng và phát triển nguồn thu nhập từ du lịch cho nền kinh tế quốc dân.

Có thể thấy rằng: phát triển du lịch văn hoá ở Yên Tử có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy kinh tế - xã hội ở khu vực Yên Tử ngày càng phát triển. Nhận thức được ý nghĩa to lớn trên, việc gắn kết phát triển du lịch với phát triển kinh tế - xã hội ở Yên Tử được coi là một giải pháp chiến lược phát triển đúng đắn cần được đầu tư hơn nữa trong thời gian tới để phát huy tích cực những tiềm năng và thế mạnh ở Yên Tử. Phát triển kinh tế - xã hội trong đó phát triển ngành kinh tế du lịch phải được coi là ngành kinh tế mũi nhọn, cần được ưu tiên và đầu tư hàng đầu. Phát triển kinh tế du lịch phải gắn với việc nâng cao và cải thiện đời sống kinh tế - xã hội ở địa phương, lấy việc chăm lo cải thiện dân sinh là mục tiêu nhằm chia sẻ lợi ích mà nhân dân địa phương chưa được hưởng tương xứng.

Trong phát triển kinh tế, ngoài việc tiếp tục phát huy các ngành kinh tế vốn có của địa phương như: nông nghiệp, công nghiệp khai thác than, lâm nghiệp trồng rừng… thì cần ưu tiên phát triển kinh tế du lịch. Bởi đây là ngành kinh tế nếu được phát huy hiệu quả sẽ đem lại nhiều nguồn lợi to lớn…

Phát triển du lịch nhưng cũng phải gắn với phát triển xã hội. Bởi ảnh hưởng của du lịch rất phức tạp, du lịch có thể tác động tích cực đến kinh tế, văn hoá xã hội, môi trường hoặc ngược lại.

Du lịch đem lại lợi ích thiết thực đối với người dân thể hiện ở chỗ: Trước hết, người dân có được nguồn thu trực tiếp từ các dịch vụ cung cấp cho khách và những nguồn thu này đôi khi lớn hơn rất nhiều so với sản xuất nông nghiệp. Tiếp đến là những lợi ích từ việc phát triển cơ sở hạ tầng, một khu du

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch văn hoá nhân văn ở yên tử quảng ninh (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)