Chùa Đồng

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch văn hoá nhân văn ở yên tử quảng ninh (Trang 41)

Trên đỉnh cao nhất của Yên Tử là một tảng đá vuông thật lớn, nằm trơ trọi trên mặt đá phẳng được tính độ cao là 1.068m so với mặt nước biển. Trên đỉnh này có một ngôi chùa làm bằng đồng - Chùa Đồng. Chùa có tên chữ là “Thiên Trúc Tự’’ (Chùa Thiên Trúc) mang tên đất nước của Phật Tổ Như Lai - Thích Ca Mâu Ni, nước Thiên Trúc (Nepal - Ấn Độ). Chùa do một bà phi của chúa Trịnh phát tâm cúng dường dựng vào thời hậu Lê (thế kỉ XVII). Chùa được đúc bằng đồng, ban đầu chỉ là cái khám nhỏ không ai được bước vào trong hành lễ, chùa ở dạng một khối đồng hình chữ nhật cao 1,35m, dài 1,4m,

rộng 1,1m, trong chùa thờ tượng Quan Thế Âm Bồ Tát, chuông và đồ thờ cũng được làm bằng đồng. Đến năm Canh Thân (1740), đời vua Lê Cảnh Hưng, bão làm bật mái chùachỉ để lại dấu tích các hố cọc chôn trên mỏm đá.

Hai trăm năm sau, vào mùa đông năm 1930, vị thủ tự Chùa Long Hoa tên là Bùi Thị Mỹ, đã lên đây tái tạo Chùa Đồng bằng bê tông cốt đồng trên một hòn đá vuông cao quá đầu người ở vị trí Chùa Đồng cũ. Gần 70 năm qua ngôi chùa bị dột mái, chỉ còn là một di tích tín ngưỡng còn lưu lại.

Năm Quý Dậu (1993), ông Nguyễn Sơn Nam, một Việt kiều Mỹ đã cùng với các phật tử hải ngoại tái thiết một ngôi chùa đúc bằng đồng dựng bên Chùa Đồng cũ. Chùa có cấu trúc hình chữ “Đinh” theo dáng một bông sen nở, ngự trên sập đồng chân quỳ dạ cá có chạm trổ hình sen cách điệu đặt ngay bên cạnh Chùa Đồng bằng bê tông cũ. Mặt trước cửa chùa: bốn cột đồng như thể cắt chia ngôi chùa thành ba gian. Hai cột phía trong hình tròn tạc rồng quấn,

hai cột phía ngoài đúc hình vuông chạm trổ chữ đồng ghi hai câu đối: “Lịch đại vĩnh truyền đăng Phật Tổ

Đa niên hiển tích tuệ Như Lai”

Chạy suốt ba gian là một mảng đồng đúc hoa hình cuốn, có đề chữ

“Thiên Trúc Tự” và niên hiệu “Quý Dậu niên trùng tu”. Gian giữa là cửa võng

đúc hoa sen, hai bên chạm khắc hình nho sóc. Trong chùa tôn trí tượng Phật Thích Ca Mâu Ni ngự tòa sen. Hàng dưới là ba pho tượng Tam Tổ ngự đài sen, chính giữa là tượng Trần Nhân Tông, hai bên là hai tôn giả Pháp Loa và Huyền Quang, ngoài cùng là bộ tam sự, hữu sự, bát hương đều bằng đồng, gò nổi hoa

văn hình cuốn thư đề ba chữ Hán “Thiên Nhân Sự ”. Tường hồi bên trái ở lối

lên có chạm khắc hình A Di Đà tiếp dẫn. Tường hồi bên phải hướng về phía chùa Đồng cũng chạm hình gò nổi Đức Phật Quan Thế Âm Bồ Tát tay cầm tịnh bình, cành dương liễu, phía sau là đồng tử bái Quan Âm, phía dưới là đoàn thuyền rồng đang bơi lấy từ tích trống đồng Ngọc Lũ. Các đao góc mái đúc

đồng hóa phượng mớm. Bên trên bốn tám góc có các chồng diêm tạo bốn hình Long - Ly - Quy - Phượng tượng trưng cho tín ngưỡng Việt Nam. Trên nóc chùa hai đầu chạy triện, giữa là hổ phù sen hóa nâng bánh xe pháp thay cho mặt nguyệt với kìm ngậm bờ nóc, mái đồng là gò nổi ngói mũi hài, hai cửa sổ

tròn đúc nổi hoa sen với hình chữ “Vạn” là cát tường với đàn chim Lạc bay

quanh. Phía trước chùa treo quả chuông lớn của phật tử công đức.

Theo tinh thần, hai chùa quy vào một khối, không để Phật tử và nhân

dân phải thờ hai Chùa Đồng cùng một lúc, thực hiện Quyết định số: 3325/QĐ

ngày 29/8/2005 của UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt dự án đầu tư tôn tạo Chùa Đồng tại khu di tích Yên Tử, thị xã Uông Bí. Chùa Đồng được đúc lại để

thay thế cho hai Chùa Đồng cũ. Đây là ngôi Chùa Đồng thứ tư được xây dựng trên đỉnh Yên Tử. Chùa Đồng được đúc mới hoàn toàn bằng đồng, có kiến trúc mĩ thuật độc đáo. Chùa được khởi công xây dựng vào ngày 23/10/ 2005 và được khánh thành vào ngày 30/01/2007.

Khi thi công Chùa Đồng mới, hai ngôi chùa cũ trên đã được chuyển về Ban Quản lý di tích Yên Tử, và sau này được chuyển về Nhà trưng bày.

Chùa Đồng mới có diện tích gần 20m2, có chiều cao từ cột nền tới mái là 3,35m, nặng hơn 70 tấn với hơn 6.000 chi tiết khác nhau, tọa lạc trên đỉnh Yên Sơn cao 1.068m (so với mực nước biển). Chùa lấy theo mẫu Chùa Dâu (Thuận Thành - Bắc Ninh). Các hoa văn, họa tiết trên đầu đao, bệ mái… được trang trí tinh xảo, mang đậm phong cách thời Trần. Toàn bộ xà ngang, xà dọc đều đúc hình đầu rồng. Bốn đầu chùa hình mái vẩy, trông tựa như hình bông sen đang nở vươn lên, được đúc thành nhiều chi tiết khác nhau (hoa văn, họa tiết, mộng mẹo…) như một ngôi chùa gỗ, sau đó vận chuyển và lắp đặt trực tiếp trên đỉnh Yên Tử.

Chùa Đồng là ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng mà ai đến Yên Tử cũng mong lên tới đây. Cho tới nay nhân gian vẫn truyền câu:

“Tu tây tu đông

Chưa tơi chùa Đồng chưa đắc quả tu”

Đứng trên đỉnh cao này ta như được chạm vào mây, phóng tầm mắt về phía xa xa, phong cảnh đẹp như bức tranh thủy mặc. Hồn ta thanh khiết và tĩnh lặng vô cùng, tâm hồn như trút bỏ mọi lo toan phiền muộn để thành tâm hướng Phật.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch văn hoá nhân văn ở yên tử quảng ninh (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)