Lịch sử hình thành và phát triển của YênTử

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch văn hoá nhân văn ở yên tử quảng ninh (Trang 30)

7. Bố cục của khoá luận

2.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển của YênTử

Yên Tử nằm trong cánh cung núi trùng điệp của vùng Đông Bắc nước ta, một dãy núi dài chạy tới bờ biển, đứng sừng sững như một bức thành thiên

nhiên kiên cố. Các nhà địa lý và quân sự thời phong kiến coi dãy đó là “phên

giậu” ở phía đông đất nước. Trong dãy núi ấy, một ngọn trồi lên cao hơn hẳn

(1.068m) so với mực nước biển cho nên được gọi là Tổ Sơn, đó là núi An Tử. Đỉnh núi chót vót quanh năm mây mù bao phủ, cho nên núi cũng có tên là Bạch Vân Sơn (Núi Mây Trắng), núi còn có tên là núi Voi, bởi nhìn từ xa trông núi như dáng một con voi đang nằm.

Nhưng tên quen thuộc vẫn là Yên Tử và cũng có nhiều truyền thuyết

giải thích vì sao núi lại có tên là Yên Tử như sau: “Nguyên xưa núi này có

nhiều cây thuốc mọc tự nhiên, người ta thường lên núi hái thuốc. Tương truyền có một người tên là An Kì Sinh - người bên Trung Quốc, sống vào thời Tần

Thủy Hoàng, chuyên hái cỏ cây để làm thuốc. Ông đến núi này hái thuốc, luyện thành thứ thuốc trường sinh và tu luyện theo phép An Tiên. Người đạo sĩ này dựng lên một ngôi chùa nhỏ để tụng niệm. Thời ấy, người ta gọi ông là An Tử (Thần An) để tỏ lòng tôn kính và gọi núi ông tu là An Tử Sơn. Tên An Tử xuất hiện từ đó. Đến thời Lê trung hưng, chúa Trịnh Cương được vua Lê phong cho tước An Đô Vương, bắt nhân dân kiêng tước đọc An Thành Yên, về sau thành thói quen”.

Cũng có truyền thuyết kể rằng: “Sau khi đại thắng quân Nguyên - Mông,

xã tắc yên bình, vua Trần Nhân Tông quyết chí tu hành. Người chọn quả núi có tượng An Kỳ Sinh để quy y đầu Phật. Một hôm, tiết trời trong sáng, Người ngự tọa trên đỉnh núi nhìn về phía phủ Kinh Môn (Hải Dương) thấy một ngọn núi có mây ngũ sắc bao phủ, bèn hỏi đệ tử đó là núi nào? Đệ tử thưa: Đó là núi Yên Phụ, thờ đức An Sinh Vương Trần Liễu. Trần Nhân Tông giật mình, liền quỳ vái năm vái về phía núi Yên Phụ và nói: Đức An Sinh Vương là bậc tông tổ, còn ta là hạng cháu con. Ngài đặt tên núi Ngài ngự là Yên Phụ, vậy núi này chỉ đặt tên là Yên Tử cho phải đạo. Từ đó núi có tên là Yên Tử”…

Lần tìm trong sử sách có thể thấy trong “An Nam Chí Lược” có ghi chép

rõ ràng về Yên Tử: “núi Yên Tử: gọi là Yên Sơn hoặc Tượng Sơn, bề cao lên

quá tầng mây. Đầu niên hiệu Hoàng Hựu, nhà Tống (1049 - 1053) gọi là xứ Châu, hồi giữa niên hiệu Đại Trung Tường - Phù (1008 - 1016) triều đình lại ban tên Tử - Y - Đông - Uyên. Đại sư là Lý Tự Thông có dâng lên Vua hải nhạc danh sơn đồ và vịnh thơ: Phúc địa thứ tư của Giao Châu là Yên Tử Sơn.

Như vậy, đời Tống đã có sự ghi chép về Yên Tử, chứng tỏ thời đó họ đã biết ngọn núi này và coi Yên Tử là một trong bốn ngọn núi phúc, được gọi là

phúc địa thứ tư.

Sách “Đại Nam Nhất Thống Chí” cho ta biết một thống kê thời nhà Đường, toàn Trung Quốc thời kỳ đó (bao gồm cả Giao Châu, Ái Châu, Hoan

Châu) có đến 72 phúc địa trong đó có Yên Tử. Bài ký “Động Thiên phúc địa” của Tôn Quang Đình nhà Đường nói: Yên Tử là một trong 72 phúc địa của

nước ta. Trong sách viết: “Yên Tử là nơi đắc đạo của Yên Kỳ Sinh”.

Từ thời Lý - Phật giáo đã bắt đầu thịnh hành ở nước ta và ở Yên Tử đã có chùa thờ Phật với tên gọi là Phù Vân. Đến đầu thời kỳ nhà Trần, nhà sư tu hành ở chùa Phù Vân có uy tín trong nước, được phong là “Quốc Sư”. Những việc quan trọng của triều đình nhà Vua thường đến Yên Tử bàn với quốc sư.

Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” chép: “Năm Ất Dậu (1225), Tháng 12

ngày 12 Mậu Dần Trần Cảnh nhận Thiền vị của Chiêu Hoàng lên ngôi Hoàng đế, đổi niên hiệu là Kiến Trung”. Trần Cảnh lên lấy hiệu là Trần Thái Tông

(1225 - 1258), vị Vua mở đầu triều đại nhà Trần vào năm 1237, nửa đêm đã bỏ kinh thành đến Yên Tử bái kiến Phù Vân quốc sư… Nhưng Yên Tử thực sự trở thành nhộn nhịp, hấp dẫn là từ sau đại thắng Bạch Đằng tháng 4 năm 1288 chống quân Nguyên - Mông xâm lược và nhà vua Trần Nhân Tông (1279 - 1293), đồng thời cũng là anh hùng dân tộc, sau 14 năm làm vua, giữa lúc đất nước đã sạch bóng quân thù, chế độ nhà Trần đang hưng thịnh, Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông về làm Thái Thượng Hoàng rồi đến tháng 9 năm 1299 thì đến Yên Tử đi tu và sáng lập Thiền phái Trúc Lâm thì Yên Tử mới thực sự trở thành trung tâm văn hóa Phật giáo của cả nước. Khi đến tu ở núi Yên Tử, Trần Nhân Tông đã cho xây dựng hệ thống chùa Yên Tử thành ba lớp chính: Giải Oan - Vân Yên - Vân Tiêu. Ba bậc chùa này nằm trên cùng một triền núi, mỗi bậc một cao dần. Giải Oan sát chân núi, Vân Yên lưng chừng núi và Vân Tiêu gần đỉnh núi. Ba lớp chùa này tượng trưng cho Tam giới của Phật giáo: Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới.

Trần Nhân Tông đã từ bỏ ngai vàng khoác áo cà sa tu hành, thành lập một dòng Phật giáo, đó là dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử và trở thành vị Tổ sư thứ nhất với pháp danh Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông. Ông cũng đã

cho xây dựng hàng trăm công trình lớn nhỏ trên núi Yên Tử để làm nơi tu hành, truyền kinh giảng đạo.

Sau khi Phật hoàng Trần Nhân Tông qua đời, người kế tục sự nghiệp là Pháp Loa Đồng Kiên Cương (1284 - 1330), vị Tổ thứ hai của dòng Thiền Trúc Lâm. Trong những năm tu hành, ông đã soạn sách ghi lại thuyết pháp của Nhân Tông và đã tập trung bổ sung hoàn thiện giáo lý, giới luật của Thiền Trúc Lâm, ông còn cho xây dựng 800 ngôi chùa, am, tháp và hàng nghìn pho tượng lớn nhỏ, trong đó có những chùa nổi tiếng như Viện Quỳnh Lâm, Chùa Hồ Thiên ở Đông Triều…

Tại trung tâm truyền giáo của Pháp Loa còn có Huyền Quang Lý Đạo Tái (1254 - 1334), vị Tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm.

Sang thời Lê, thời Nguyễn, mặc dù Nho giáo dần thay thế Phật giáo và trở thành Quốc giáo, nhưng Yên Tử vẫn được vua quan các triều đại quan tâm, thường xuyên lui tới du sơn vãng cảnh, thăm chùa. Không những thế, họ còn cho tu sửa, mở rộng quy mô và xây dựng nhiều công trình kiến trúc hoành tráng. Trong đó có những công trình còn sót lại tới ngày nay mang dấu ấn đặc trưng của hai triều đại Lê, Nguyễn. Đó là hệ thống tháp cổ với hàng trăm công trình tháp lớn, nhỏ ở khu vực Chùa Lân, phía trước Chùa Hoa Yên, phía trước Chùa Vân Tiêu… đã làm tôn thêm vẻ cổ kính cho quần thể di tích Yên Tử.

Tiếp nối theo dòng thời gian lịch sử, trải qua hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ tàn bạo, Yên Tử cũng từng là nơi che chở cho quân và dân Quảng Ninh để chiến đấu chống lại kẻ thù, trong thời gian đó do phải chịu sự tàn phá của bom đạn chiến tranh, nên nhiều công trình kiến trúc trong khu di tích đã bị hư hỏng nặng như Chùa Lân, Chùa Trình…

Từ khi đất nước giành được độc lập cho tới nay, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, UBND tỉnh Quảng Ninh cùng toàn thể các quý phật tử trong và ngoài nước quan tâm cúng dường công đức để xây dựng, tôn tạo, tu sửa

chùa, vẻ đẹp của Yên Tử đã ngày càng khang trang và hoàn thiện hơn, nhiều công trình sau khi khánh thành có ý nghĩa to lớn như: Thiền viện Trúc Lâm; hệ thống cáp treo; Chùa Trình được xây dựng lại; Chùa Đồng mới khánh thành vào năm 2007…

Với lịch sử hình thành và phát triển gần một nghìn năm, Yên Tử là một bộ phận khăng khít không thể thiếu trong sự phát triển chung của Phật giáo Việt Nam nói riêng và Phật giáo trên toàn thế giới nói chung. Yên Tử đã, đang và sẽ tồn tại mãi mãi như một minh chứng về một Kinh đô Phật giáo của nước Việt Nam đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

2.2. Tài nguyên du lịch văn hóa nhân văn ở Yên Tử

2.2.1. Lễ hội Yên Tử 2.2.1.1. Khái niệm Lễ hội 2.2.1.1. Khái niệm Lễ hội

Trong các dạng của tài nguyên nhân văn, lễ hội truyền thống là tài nguyên có giá trị phục vụ du lịch rất lớn. Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hoá đặc sắc phản ánh đời sống tâm linh của mỗi dân tộc. Lễ hội là một hình thức sinh hoạt tập thể của nhân dân sau những ngày lao động vất vả, hoặc là một dịp để mọi người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước, hoặc liên quan đến những sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân, hoặc chỉ đơn

thuần là những hoạt động có tính chất vui chơi giải trí.[6, tr.84]

Do vậy, lễ hội có tính hấp dẫn cao đối với du khách. Bất cứ lễ hội nào cũng có hai phần:

Phần lễ (phần nghi lễ) tùy vào tính chất của lễ hội mà nội dung của phần lễ sẽ mang ý nghĩa riêng. Có thể phần nghi lễ mở đầu ngày hội mang tính tưởng niệm lịch sử hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại, tưởng niệm một vị anh hùng dân tộc. Cũng có thể phần lễ là nghi thức thuộc về tín ngưỡng, tôn giáo bày tỏ lòng tôn kính tới các bậc thánh hiền và thần linh, cầu mong được những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Phần nghi lễ có ý nghĩa quan trọng và thiêng liêng, chứa đựng những giá trị văn hoá truyền thống, giá trị thẩm mỹ và triết học sâu sắc của cộng đồng. Nó mang trọn ý nghĩa hấp dẫn của cả lễ hội đối với du khách. Phần nghi lễ là phần hạt nhân của cả phần lễ hội.

Phần hội là phần có tổ chức những trò chơi, thi đấu, biểu diễn… mặc dù vẫn hàm chứa những yếu tố truyền thống, nhưng phạm vi nội dung của nó không khuôn cứng mà hết sức linh hoạt, luôn luôn được bổ sung bởi những yếu tố văn hoá mới.

Thời gian diễn ra lễ hội thường khác nhau, song lễ hội thường diễn ra vào thời điểm thiêng liêng của sự chuyển giao giữa các mùa, đánh dấu sự kết thúc của chu kì lao động cũ, chuẩn bị cho sự bắt đầu của chu kì lao động mới. Ở nước ta lễ hội thường diễn ra vào mùa xuân và muà thu - hai mùa đẹp nhất trong năm, đồng thời cũng là lúc nhà nông nhàn rỗi.

Lễ hội là đối tượng hấp dẫn khách du lịch, bởi vì thông qua đó, họ có dịp hiểu biết thêm về phong tục, tập quán, lối sống cũng như truyền thống lịch sử của địa phương. Nó lôi cuốn khách du lịch không thua kém gì các di tích lịch sử văn hoá.

2.2.1.2. Lễ hội Yên Tử

Bản sắc văn hóa Việt Nam thể hiện trên nhiều khía cạnh và góc nhìn khác nhau cả về văn hóa vật chất lẫn tinh thần. Trong cái bản sắc văn hóa tinh thần dường như đã trở thành cố hữu gắn chặt trong lòng cộng đồng dân tộc Việt thì lễ hội là không gian văn hóa, là hoạt động văn hóa đặc sắc. Nó đã trở thành nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong đời sống của cư dân đất Việt. Xét trên khía cạnh đó thì lễ hội Yên Tử là một bản thể trong cái chung của văn hóa lễ hội Việt Nam, mang đậm dấu ấn của văn hóa bản địa. Bởi chẳng biết tự bao giờ Yên Tử đã trở thành điểm đến tâm linh, điểm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng

thu hút đông đảo du khách thập phương đến đây để được hòa mình vào không khí lễ hội tâm linh đặc sắc của Yên Tử.

Trên nền tảng của giá trị lịch sử huyền thoại, Yên Tử cũng mang trong mình giá trị tâm linh tinh thần phục vụ tôn giáo tín ngưỡng. Giá trị tâm linh tinh thần chính là sự thỏa nguyện nhu cầu và niềm tin của phật tử hành hương về với chốn Tổ linh thiêng. Giá trị này góp phần tạo nên tính thiện trong mỗi con người. Nếu nhìn ở góc độ các mối quan hệ, đó là sự ứng xử văn hóa đối với môi trường xã hội, đối với thế giới siêu nhiên trong đời sống của mỗi cá nhân và cộng đồng.

Như đã thành thông lệ, hàng năm cứ mỗi độ tết đến, xuân về từng đoàn người lại nô nức cùng nhau đi hội xuân Yên Tử. Hội xuân Yên Tử bắt đầu từ mùng 10 tháng giêng và kéo dài cho hết tháng ba (âm lịch). Đến với lễ hội Yên Tử du khách sẽ được hòa mình vào không khí nhộn nhịp của đêm khai hội với nhiều nghi thức quan trọng như múa Bài Bông (một điệu múa cổ từ thời Trần xuất phát từ những làn điệu ca trù), múa Lục Cúng Hoa Đăng (một loại hình nghệ thuật truyền thống kết hợp giữa văn hóa Phật giáo với Nhã nhạc cung

đình Huế). Tại buổi lễ còn diễn tích chèo “Trần Nhân Tông giáng hạ” - nhắc

lại quá trình hình thành của Thiền phái Trúc Lâm. Trong thời gian diễn ra lễ hội các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng lành mạnh như: múa rồng, múa lân, biểu diễn võ thuật, biểu diễn quyền dưỡng sinh… tạo nên một không khí sôi nổi vui tươi. Sau phần nghi lễ quan trọng là cuộc hành hương tới các di tích trong quần thể di tích Yên Tử, quý phật tử sẽ như được tách mình khỏi thế giới trần tục thực hiện cuộc hành hương tôn giáo giữa thiên nhiên hùng vĩ, lên đỉnh núi như lạc vào cõi Tiên Phật, lòng lâng lâng thắp nén hương thơm cầu phúc và hướng thiện… Có thể thấy rằng, cùng với hàng trăm lễ hội trên khắp mọi miền của Tổ quốc thì lễ hội Yên Tử là một lễ hội lớn vào loại bậc nhất, có giá trị to lớn trong đời sống tâm linh của hàng vạn phật tử trong và ngoài nước. Lễ

hội Yên Tử là sinh hoạt văn hóa không thể thiếu trong truyền thống văn hóa tín ngưỡng tâm linh, góp phần bảo lưu và gìn giữ bản sắc văn hóa Việt vốn rất đa dạng và phong phú.

Nền văn hóa là những gì còn lại với thời gian, thì chính những giá trị vật thể và phi vật thể của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đã là một minh chứng sâu sắc cho khả năng tồn tại và phát triển cuả một di sản văn hóa, bất chấp năm

tháng và thăng trầm của lịch sử, di sản này đã tỏa sáng thành “tâm thức Trúc

Lâm” trong lòng mỗi người thuộc mọi thế hệ, ở khắp mọi miền đất nước. 2.2.2. Yên Tử có hệ thống các di tích lịch sử - văn hoá quy mô, bề thế 2.2.2.1. Khái niệm di tích lịch sử - văn hóa

Di tích lịch sử - văn hoá là những công trình xây dựng, địa điểm, đồ vật, tài liệu và các tác phẩm có giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật, cũng như có giá trị văn hóa khác, hoặc liên quan đến các sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hóa - xã hội.[21]

Theo Luật di sản văn hoá 12/7/2001, các di tích lịch sử - văn hoá là các công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có giá trị lịch sử - văn hoá khoa học; Các di sản văn hoá thế giới và di tích lịch sử - văn hoá được coi là một trong những nguồn tài nguyên du lịch rất quan trọng, có sức thu hút lớn khách du lịch.[6, tr.82]

2.2.2.2. Một số di tích tiêu biểu ở Yên Tử

Di tích Yên Tử theo một hành trình không gian trải dài gần 20km từ Chùa Bí Thượng ở Dốc Đỏ, lên đến Chùa Đồng tọa lạc ở đỉnh núi cao vời vợi 1.068m, nằm rải rác trong hành trình đó là những công trình chùa, tháp, am cổ kính, uy nghi và cũng không kém phần lộng lẫy hòa quyện với cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp tráng lệ…

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch văn hoá nhân văn ở yên tử quảng ninh (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)