Giữ gìn, bảo tồn, tôn tạo và phát triển các tài nguyên du lịch

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch văn hoá nhân văn ở yên tử quảng ninh (Trang 70)

a) Giá trị kiến trúc điêu khắc

3.1. Giữ gìn, bảo tồn, tôn tạo và phát triển các tài nguyên du lịch

Di sản văn hoá (vật thể và phi vật thể) được xác định là bộ phận quan trọng cấu thành môi trường sống của con người. Di sản văn hoá là loại tài sản quý giá không thể tái sinh và không thể thay thế nhưng rất dễ bị biến dạng do tác động của yếu tố ngoại cảnh (khí hậu, thời tiết, thiên tai, chiến tranh, sự phát triển kinh tế một cách ồ ạt, sự đầu tư không đúng mức, sự khai thác không có sự kiểm soát chặt chẽ. Và cuối cùng là việc bảo tồn, trùng tu thiếu chuyên nghiệp không theo đúng những chuẩn mực khoa học v.v…). Công tác tổ chức, bảo quản, tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích là một công việc quan trọng đối với tất cả các di tích, công tác này nhằm phòng ngừa, hạn chế và bảo vệ các di tích trước sự tác động của môi trường tự nhiên và trước những hoạt động của con người, giúp cho các di tích đảm bảo tính nguyên gốc về nhiều mặt như: vị trí, cấu trúc, chất liệu, vật liệu kĩ thuật truyền thống… để bảo vệ và phát huy giá trị của di tích một cách tốt hơn.

Di tích lịch sử - văn hoá Yên Tử là một trong những di tích hiện còn bảo lưu những giá trị văn hoá khổng lồ và vô giá của quốc gia dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy, với vai trò, tầm quan trọng và những giá trị ưu việt còn sót lại của khu di tích Yên Tử, nhằm giữ gìn những tài sản của cha ông đã tạo dựng hàng trăm năm mới có được như ngày hôm nay và để những di sản đó còn mãi với thời gian, đòi hỏi phải có những giải pháp giữ gìn, bảo tồn và tôn tạo hợp lý, đúng đắn…

Thứ nhất, cần nhận thức rõ và đúng vai trò của công tác bảo tồn, tôn tạo.

Tiếp tục bảo tồn, tôn tạo các di tích còn lại theo đúng chính sách pháp luật nhà nước và theo quy định của Luật di sản. Tiếp tục làm tốt công tác bảo vệ và phát huy di sản văn hoá vật thể và đầu tư vào hoạt động nghiên cứu, sưu tầm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể vốn đang còn hạn chế ở Yên

Tử. Ưu tiên hàng đầu là bảo vệ và phát huy các mặt giá trị tiêu biểu của di tích (giá trị về mặt lịch sử, văn hoá, khoa học và những chức năng tôn giáo tín ngưỡng truyền thống và công năng mới về phát triển du lịch của di tích).

Thứ hai, áp dụng mọi biện pháp có thể để bảo tồn và trùng tu, tạo điều

kiện lưu giữ lâu dài và chuyển giao yếu tố nguyên gốc và tính chân xác lịch sử của di tích cho thế hệ tiếp theo những người sẽ có điều kiện vật chất kĩ thuật chắc chắn là hơn hẳn chúng ta.

Thứ ba, việc bảo tồn trùng tu tại khu di tích phải đảm bảo duy trì được

những chức năng truyền thống của di tích là khu di tích tôn giáo linh thiêng, nơi diễn ra lễ hội xuân truyền thống đậm đà bản sắc văn hoá Việt.

Thứ tư, trong việc thực hiện những giải pháp bảo tồn và phát huy di sản

văn hoá cần thực hiện những nguyên tắc sau:

+ Chỉ can thiệp tối thiểu tới di tích, nhưng cần thiết lập một cơ chế duy tu, bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ nhất là những di sản vật thể đang bị xuống cấp và hư hỏng trong khu di tích để đảm bảo cho di tích được ổn định lâu dài.

+ Khi tôn tạo các di tích phải đảm bảo tính nguyên vẹn, sự hài hoà của di tích với cảnh quan xung quanh, nhằm tạo điều kiện làm nổi bật các giá trị của di tích và cảnh quan di tích với mục đích đáp ứng cho việc khai thác di tích được thuận lợi.

+ Khi tiến hành phục hồi một di tích phải dựa trên những cứ liệu: thám sát khảo cổ học, bản vẽ thiết kế ban đầu của di tích, bản vẽ phối cảnh của di tích, tư liệu các di tích cùng thời, ảnh chụp di tích…

Thứ năm, cần tăng cường công tác nghiên cứu, sưu tầm các giá trị của di

tích nhằm phát hiện cũng như việc bảo vệ và phát triển di tích một cách tốt hơn.

Thứ sáu, cần đẩy mạnh công tác phối hợp với chính quyền địa phương

và các ngành có liên quan như: Cục di sản, Viện Bảo tồn di tích, Viện Khảo cổ học, Trung ương Giáo Hội Phật giáo Việt Nam, Ban Tôn giáo tỉnh… để tổ chức nghiên cứu dịch và chú giải bia ký, hoành phi, câu đối; phối hợp với Viện khảo cổ để nghiên cứu các giá trị chứa trong hiện vật khảo cổ có trong khu vực xung quanh di tích.

Thư bảy, hiện thực hoá các dự án công tác bảo tồn các di tích trong thời

gian sớm nhất: Bảo tồn, tôn tạo các công trình kiến trúc chùa (Chùa Một Mái, Chùa Bảo Sái); Bảo tồn, tôn tạo các tháp nhất là các tháp trong hai khu vực Vườn tháp Hòn Ngọc và Vườn tháp Vọng Tiên Cung hiện đang bị xuống cấp nghiêm trọng; Bảo tồn, tôn tạo các am (Am Dược, Am Hoa, Am Thiền Định, Am Diêm); triển khai hoàn thành kế hoạch đúc tượng Trần Nhân Tông trên đỉnh núi Yên Tử (khu vực phía trên tượng đá An Kỳ Sinh) trong năm 2010.

Thứ tám, bảo tồn tôn tạo các giá trị văn hóa phi vật thể: lập hồ sơ khoa

học các di tích, nhà trưng bày về Thiền phái Trúc Lâm và Phật giáo Việt Nam; Bảo tồn, tôn vinh các giá trị văn hoá lễ hội Yên Tử, các sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo Phật phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử và Phật giáo Việt Nam; Phục dựng các sinh hoạt văn hóa dân tộc của cư dân trong khu vực Yên Tử như tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao, chữa bệnh cổ truyền, các trò chơi dân gian mang đậm sắc thái riêng của đồng bào dân tộc núi rừng Yên Tử…

Thứ chín, cần ngăn chặn kịp thời những xâm nhập của yếu tố văn hoá

tiêu cực và sự tác động thiếu ý thức của du khách khi hành hương về Yên Tử. Tạo cơ sở bảo tồn, tôn tạo và phát huy bản sắc văn hoá riêng của khu di tích… 3.2. Mở rộng và phát triển di tích Yên Tử

Để góp phần bảo tồn và tôn tạo di tích Yên Tử và phát triển thành một điểm du lịch văn hoá nhân văn hấp dẫn du khách trong và ngoài nước cũng như góp phần mở rộng khu di tích tạo nên một quần thể di tích - danh thắng

quy mô trong tương lai. Cần lập dự án mở rộng và phát triển khu di tích - danh thắng Yên Tử, tiếp tục mở rộng không gian diện tích cả về hai phía: vùng đệm khu vực phía đông và phía nam thị xã Uông Bí, lập dự án mở rộng về không gian ở các di tích gồm cả một số di tích vùng Đông Triều như Am Ngoạ Vân, Chùa Hồ Thiên, Chùa Quỳnh Lâm), quy hoạch quanh vùng cắm mốc xác định bảo vệ di tích, quy hoạch đất, hệ thống hạ tầng kĩ thuật, phát triển kinh tế xã hội ở khu vực vùng đệm xã Thượng Yên Công.

Xây dựng đề án mở rộng và phát triển di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử được xếp hạng thành điểm du lịch quốc gia trong tương lai gần nhất.

3.3. Nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch

Nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch là một yêu cầu bức thiết trong chương trình phát triển du lịch của di tích Yên Tử, cần được quan tâm triển khai có hiệu quả, nhằm tăng cường năng lực thu hút du khách đến với Yên Tử. Trước mắt cần tập trung nâng cao chất lượng phục vụ tại các khu, điểm, nhà hàng, hoạt động hướng dẫn, vận chuyển khách du lịch, hoạt động đón tiếp và các dịch vụ ăn nghỉ, mua sắm trong khu vực di tích; đa dạng hóa các dịch vụ lưu trú, hàng lưu niệm cung cấp cho khách du lịch gắn với việc giáo dục đạo đức, kĩ năng nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, nhân viên phục vụ. Tăng cường chất lượng dịch vụ trên cả ba góc độ: thái độ phục vụ, tính đa dạng, tiện nghi của hàng hoá - dịch vụ và khả năng sẵn sàng phục vụ.

Có quy định nghiêm ngặt về chất lượng dịch vụ và kinh doanh dịch vụ du lịch, niêm yết giá bán các sản phẩm du lịch và xác định hết sức hợp lý, tránh sự tác động vì lợi nhuận kinh doanh mà tự nâng giá sản phẩm, kinh doanh những sản phẩm kém chất lượng để chuộc lợi, gây ảnh hưởng tới du khách.

Hiện đại hoá hệ thống cáp treo trên cả hai tuyến tạo khẳ năng trung chuyển du khách một cách nhanh nhất và đảm bảo an toàn.

Nâng cao hiệu quả hệ thống cung cấp điện, thông tin liên lạc, phòng cháy chữa cháy, trung tâm trực tiếp điều hành, bảo vệ và cấp cứu, các trạm bảo vệ, trực y tế, trạm nghỉ chân trên dọc các tuyến hành hương.

Quy hoạch các điểm dịch vụ:

+ Quy hoạch khu dịch vụ du lịch Dốc Đỏ. + Quy hoạch khu dịch vụ Bến Xe Giải Oan. + Quy hoạch khu dịch vụ cáp treo.

+ Xây dựng trung tâm văn hóa sinh thái, khu nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe theo phương pháp y học cổ truyền, vườn thuốc nam, các hoạt động thể thao, văn hóa kết hợp tái tạo các sinh hoạt truyền thống dân tộc hoặc theo các truyền thuyết về Yên Tử trong địa bàn khu di tích.

+ Xây dựng làng văn hóa dân tộc Yên Tử.

Lấy phương châm: Chất lượng dịch vụ phải được ưu tiên hàng đầu, bởi chính yêu tố chất lượng các dịch vụ du lịch là nhân tố đánh giá chân thực nhất trong đầu tư phát triển du lịch và khẳng định được tính hấp dẫn của điểm du lịch trong tâm thức của du khách. Chất lượng tốt sẽ là động lực thúc đẩy du khách quay trở lại và ngược lại chất lượng các dịch vụ không đảm bảo sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu trở lại thăm quan khu di tích của du khách.

3.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động dịch vụ

Để đáp ứng nhu cầu của khách nhiều dịch vụ đã ra đời, nhưng không phải nơi nào cũng chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Ban quản lý di tích như về giá cả, vấn đề vệ sinh, chất lượng hàng hoá… Vì thế mà công tác thanh tra, kiểm tra cần tiến hành định kì và kiểm tra đột xuất, để nhanh chóng phát hiện những sai sót và có những cách xử lý.

Trước hết, cần làm các bản cam đoan để cho các hộ kinh doanh kí xác nhận và là cơ sở để xử lý nếu có hộ nào vi phạm. Nhưng trong công tác thanh tra, kiểm tra cũng cần có những người có khả năng, đạo đức để tránh móc

ngoặc giữa cán bộ thanh tra với các đơn vị kinh doanh. Hoạt động thanh tra, kiểm tra này không chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp mà còn áp dụng đối với cả hoạt động của cán bộ, nhân viên của khu di tích.

Nêu cao trách nhiệm của người dân đối với khu vực di tích và quê hương mình, khi phát hiện những sai trái cần báo ngay cho cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý, đối với những ai phát hiện những sai trái và thông báo thì cần tuyên dương, việc làm này sẽ giúp nâng cao ý thức, trách nhiệm của mọi người…

3.5. Đẩy mạnh cải cách hành chính, làm rõ chức năng quản lý giữa các ngành, các cấp tại Yên Tử các ngành, các cấp tại Yên Tử

Hiện nay, khu di tích Yên Tử có Trung tâm quản lý di tích - danh thắng Yên Tử, Trung tâm này đặt dưới sự chỉ đạo, quản lý của UBND thị xã Uông Bí, chịu sự chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ kĩ thuật của Sở Văn hóa thể thao và du lịch, Bộ văn hoá thể thao và du lịch, chịu sự kiểm tra giám sát của các ngành chức năng có liên quan.

Ngoài ra còn có sự phối hợp giữa Sở Văn hoá thông tin với lực lượng an ninh và nhiều ban ngành khác để góp phần đảm bảo trật tự cho khu di tích.

Nhà chùa quản lý việc chi tiêu, hương khói và các hoạt động trong chùa, nhưng nhà chùa cũng chịu sự quản lý giám sát, chi tiêu của sở tài chính và chịu sự quản lý về mặt chuyên môn của sở trực thuộc Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Từ đó cho thấy sự bất cập trong công tác quản lý ở đây là khu di tích chịu sự quản lý, điều chỉnh của nhiều cơ quan. Mặc dù có ưu điểm là nắm rõ được hoạt động và phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận một cách nhanh chóng và chặt chẽ, tuy nhiên với cách quản lý trên không tránh khởi những hạn chế là sự cồng kềnh của bộ máy quản lý, hiện nay việc quản lý chi tiêu của các nhà chùa chưa thực sự mạnh mẽ.

Nhiều cơ quan cùng tham gia quản lý dẫn đến chưa có bộ máy điều hành thống nhất, chưa quản lý tốt các mức giá kinh doanh của các doanh nghiệp để tình trạng họ tự phát giá ảnh hưởng đến du khách, ngoài ra họ còn vì lợi ích của bản thân nên xảy ra nhiều hành động gây ảnh hưởng đến du khách tham quan.

Việc quản lý chỉ tập trung vào mùa lễ hội. Đội ngũ cán bộ, nhân viên của bộ máy quản lý trình độ chuyên môn chưa cao, nên vẫn xảy ra hiện tượng chốn thuế, chưa tạo ra được sản phẩm du lịch hấp dẫn.

Trung tâm cần kết hợp chặt chẽ với các đơn vị, các ban ngành có liên quan để giữ gìn trật tự, tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho hoạt động của khu di tích. Mặt khác để tránh tình trạng quản lý chồng chéo và để tạo ra hiệu quả quản lý cao về mọi mặt, cần thúc đẩy hơn nữa vai trò của đơn vị quản lý trực tiếp đối với khu di tích Yên Tử.

3.6. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ phát triển du lịch phát triển du lịch

Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển du lịch đồng thời là nguồn thu lớn và chủ yếu nhất của ngành du lịch, bao gồm cơ sở lưu trú, ăn uống, thể thao, đường xá, các phương tiện vận chuyển và các cơ sở phục vụ du lịch khác…

Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng là chiến lược phát triển du lịch lâu dài ở Yên Tử, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của những công trình đã được đầu tư và nâng cao chất lượng các dịch vụ theo hướng hiện đại, ứng dụng những tiến bộ trong lĩnh vực phát triển cơ sở vật chất kĩ thuật - hạ tầng du lịch, để đáp ứng nhu cầu của đông đảo du khách thập phương trong và ngoài nước và nâng cao vị thế của Yên Tử để trở thành một điểm du lịch văn hoá mang tầm cỡ quốc gia và chiến lược vươn xa tầm châu lục và thế giới.

Có thể khẳng định rằng việc đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật và hạ tầng phục vụ du lịch ở Yên Tử là một giải pháp cần thiết và cấp bách để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch tại đây trong tương lai.

Trên thực tế, chúng ta đã phải chấp nhận sự biến đổi một phần trong môi trường cảnh quan của khu danh thắng Yên Tử để xây dựng thêm hệ thống cáp treo và dịch vụ du lịch. Như thế cũng có nghĩa là khu danh thắng này đã được bổ sung thêm các công trình xây dựng mới và công năng mới. Lúc mới khởi dựng chùa Yên Tử chỉ đóng vai trò là chốn Tổ - nơi phát khởi của Thiền phái Trúc Lâm, nơi hành hương của phật tử vào dịp lễ hội. Ngày nay, từ quan điểm tiếp cận mới chúng ta đã tạo lập ở đây một sản phẩm du lịch - văn hoá có giá trị với việc bổ sung thêm một số công năng mới: nơi tưởng niệm Trần Nhân Tông, một vị vua anh hùng đã thành Phật. Công năng truyền thống cộng với công năng mới góp phần làm nên một danh sơn Yên Tử đầy sức hấp dẫn đối

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch văn hoá nhân văn ở yên tử quảng ninh (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)