Lễ hội YênTử

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch văn hoá nhân văn ở yên tử quảng ninh (Trang 34)

7. Bố cục của khoá luận

2.2.1. Lễ hội YênTử

2.2.1.1. Khái niệm Lễ hội

Trong các dạng của tài nguyên nhân văn, lễ hội truyền thống là tài nguyên có giá trị phục vụ du lịch rất lớn. Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hoá đặc sắc phản ánh đời sống tâm linh của mỗi dân tộc. Lễ hội là một hình thức sinh hoạt tập thể của nhân dân sau những ngày lao động vất vả, hoặc là một dịp để mọi người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước, hoặc liên quan đến những sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân, hoặc chỉ đơn

thuần là những hoạt động có tính chất vui chơi giải trí.[6, tr.84]

Do vậy, lễ hội có tính hấp dẫn cao đối với du khách. Bất cứ lễ hội nào cũng có hai phần:

Phần lễ (phần nghi lễ) tùy vào tính chất của lễ hội mà nội dung của phần lễ sẽ mang ý nghĩa riêng. Có thể phần nghi lễ mở đầu ngày hội mang tính tưởng niệm lịch sử hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại, tưởng niệm một vị anh hùng dân tộc. Cũng có thể phần lễ là nghi thức thuộc về tín ngưỡng, tôn giáo bày tỏ lòng tôn kính tới các bậc thánh hiền và thần linh, cầu mong được những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Phần nghi lễ có ý nghĩa quan trọng và thiêng liêng, chứa đựng những giá trị văn hoá truyền thống, giá trị thẩm mỹ và triết học sâu sắc của cộng đồng. Nó mang trọn ý nghĩa hấp dẫn của cả lễ hội đối với du khách. Phần nghi lễ là phần hạt nhân của cả phần lễ hội.

Phần hội là phần có tổ chức những trò chơi, thi đấu, biểu diễn… mặc dù vẫn hàm chứa những yếu tố truyền thống, nhưng phạm vi nội dung của nó không khuôn cứng mà hết sức linh hoạt, luôn luôn được bổ sung bởi những yếu tố văn hoá mới.

Thời gian diễn ra lễ hội thường khác nhau, song lễ hội thường diễn ra vào thời điểm thiêng liêng của sự chuyển giao giữa các mùa, đánh dấu sự kết thúc của chu kì lao động cũ, chuẩn bị cho sự bắt đầu của chu kì lao động mới. Ở nước ta lễ hội thường diễn ra vào mùa xuân và muà thu - hai mùa đẹp nhất trong năm, đồng thời cũng là lúc nhà nông nhàn rỗi.

Lễ hội là đối tượng hấp dẫn khách du lịch, bởi vì thông qua đó, họ có dịp hiểu biết thêm về phong tục, tập quán, lối sống cũng như truyền thống lịch sử của địa phương. Nó lôi cuốn khách du lịch không thua kém gì các di tích lịch sử văn hoá.

2.2.1.2. Lễ hội Yên Tử

Bản sắc văn hóa Việt Nam thể hiện trên nhiều khía cạnh và góc nhìn khác nhau cả về văn hóa vật chất lẫn tinh thần. Trong cái bản sắc văn hóa tinh thần dường như đã trở thành cố hữu gắn chặt trong lòng cộng đồng dân tộc Việt thì lễ hội là không gian văn hóa, là hoạt động văn hóa đặc sắc. Nó đã trở thành nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong đời sống của cư dân đất Việt. Xét trên khía cạnh đó thì lễ hội Yên Tử là một bản thể trong cái chung của văn hóa lễ hội Việt Nam, mang đậm dấu ấn của văn hóa bản địa. Bởi chẳng biết tự bao giờ Yên Tử đã trở thành điểm đến tâm linh, điểm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng

thu hút đông đảo du khách thập phương đến đây để được hòa mình vào không khí lễ hội tâm linh đặc sắc của Yên Tử.

Trên nền tảng của giá trị lịch sử huyền thoại, Yên Tử cũng mang trong mình giá trị tâm linh tinh thần phục vụ tôn giáo tín ngưỡng. Giá trị tâm linh tinh thần chính là sự thỏa nguyện nhu cầu và niềm tin của phật tử hành hương về với chốn Tổ linh thiêng. Giá trị này góp phần tạo nên tính thiện trong mỗi con người. Nếu nhìn ở góc độ các mối quan hệ, đó là sự ứng xử văn hóa đối với môi trường xã hội, đối với thế giới siêu nhiên trong đời sống của mỗi cá nhân và cộng đồng.

Như đã thành thông lệ, hàng năm cứ mỗi độ tết đến, xuân về từng đoàn người lại nô nức cùng nhau đi hội xuân Yên Tử. Hội xuân Yên Tử bắt đầu từ mùng 10 tháng giêng và kéo dài cho hết tháng ba (âm lịch). Đến với lễ hội Yên Tử du khách sẽ được hòa mình vào không khí nhộn nhịp của đêm khai hội với nhiều nghi thức quan trọng như múa Bài Bông (một điệu múa cổ từ thời Trần xuất phát từ những làn điệu ca trù), múa Lục Cúng Hoa Đăng (một loại hình nghệ thuật truyền thống kết hợp giữa văn hóa Phật giáo với Nhã nhạc cung

đình Huế). Tại buổi lễ còn diễn tích chèo “Trần Nhân Tông giáng hạ” - nhắc

lại quá trình hình thành của Thiền phái Trúc Lâm. Trong thời gian diễn ra lễ hội các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng lành mạnh như: múa rồng, múa lân, biểu diễn võ thuật, biểu diễn quyền dưỡng sinh… tạo nên một không khí sôi nổi vui tươi. Sau phần nghi lễ quan trọng là cuộc hành hương tới các di tích trong quần thể di tích Yên Tử, quý phật tử sẽ như được tách mình khỏi thế giới trần tục thực hiện cuộc hành hương tôn giáo giữa thiên nhiên hùng vĩ, lên đỉnh núi như lạc vào cõi Tiên Phật, lòng lâng lâng thắp nén hương thơm cầu phúc và hướng thiện… Có thể thấy rằng, cùng với hàng trăm lễ hội trên khắp mọi miền của Tổ quốc thì lễ hội Yên Tử là một lễ hội lớn vào loại bậc nhất, có giá trị to lớn trong đời sống tâm linh của hàng vạn phật tử trong và ngoài nước. Lễ

hội Yên Tử là sinh hoạt văn hóa không thể thiếu trong truyền thống văn hóa tín ngưỡng tâm linh, góp phần bảo lưu và gìn giữ bản sắc văn hóa Việt vốn rất đa dạng và phong phú.

Nền văn hóa là những gì còn lại với thời gian, thì chính những giá trị vật thể và phi vật thể của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đã là một minh chứng sâu sắc cho khả năng tồn tại và phát triển cuả một di sản văn hóa, bất chấp năm

tháng và thăng trầm của lịch sử, di sản này đã tỏa sáng thành “tâm thức Trúc

Lâm” trong lòng mỗi người thuộc mọi thế hệ, ở khắp mọi miền đất nước. 2.2.2. Yên Tử có hệ thống các di tích lịch sử - văn hoá quy mô, bề thế 2.2.2.1. Khái niệm di tích lịch sử - văn hóa

Di tích lịch sử - văn hoá là những công trình xây dựng, địa điểm, đồ vật, tài liệu và các tác phẩm có giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật, cũng như có giá trị văn hóa khác, hoặc liên quan đến các sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hóa - xã hội.[21]

Theo Luật di sản văn hoá 12/7/2001, các di tích lịch sử - văn hoá là các công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có giá trị lịch sử - văn hoá khoa học; Các di sản văn hoá thế giới và di tích lịch sử - văn hoá được coi là một trong những nguồn tài nguyên du lịch rất quan trọng, có sức thu hút lớn khách du lịch.[6, tr.82]

2.2.2.2. Một số di tích tiêu biểu ở Yên Tử

Di tích Yên Tử theo một hành trình không gian trải dài gần 20km từ Chùa Bí Thượng ở Dốc Đỏ, lên đến Chùa Đồng tọa lạc ở đỉnh núi cao vời vợi 1.068m, nằm rải rác trong hành trình đó là những công trình chùa, tháp, am cổ kính, uy nghi và cũng không kém phần lộng lẫy hòa quyện với cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp tráng lệ…

Hiện nay, Yên Tử là một quần thể gồm nhiều di tích, với một số di tích tiêu biểu như:

a) Chùa Bí Thượng (Chùa Trình)

Chùa Bí Thượng mang tên làng Bí Thượng, thuộc tổng Bí Giàng xưa

(nay thuộc thị xã Uông Bí).

Chùa vốn không phải là di tích được xây dựng từ thời Trần, không nằm trên con đường lên Yên Tử của Trần Nhân Tông, nhưng nằm trên con đường

hành hương quen thuộc của đời sau.

Sau khi vua Trần Nhân Tông về Yên Tử tu hành, sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm thì các phật tử, tín đồ đổ về đây an cư, cầu đạo. Vì vậy, cần thiết phải xây dựng một ngôi chùa ở cửa ngõ Yên Sơn để làm trạm dừng chân cho khách giữa độ đường và Chùa Bí Thượng đã được xây dựng lên để đáp ứng

nhu cầu đó với tư cách là Chùa Trình.

Qua nhiều lần bị cháy rồi cuối cùng bị giặc Pháp san bằng trong cuộc kháng chiến chống Pháp, di tích chùa này chỉ còn là bãi bằng và ngọn tháp

gạch hai tầng.

Năm Đinh Sửu (1997) chùa được xây dựng lại là một ngôi nhà cấp bốn.

Năm Kỷ Mão 1999 chùa tiếp tục được tu sửa, nâng cấp.

Hiện nay, chùa mới được trùng tu xây dựng lại vào năm 2006 với quy mô rộng rãi, to đẹp, khang trang, kiến trúc hình chữ “quốc” gồm: phía trước là lầu chuông, tiếp đến tòa chính điện nơi đặt nhiều tượng Phật, phía sau là nhà thờ Tam Tổ, hai bên là hai dãy nhà đặt các tượng Phật La Hán, mỗi bên 9 vị La Hán. Không gian chùa được mở rộng, khuôn viên bố trí hài hòa, trồng nhiều cây trái… tạo nên một không gian khoáng đạt, yên tĩnh, trong lành. Ngoài cổng chùa có khu vực sân khấu được thiết kế xây dựng rộng rãi, có sức chứa hai đến ba nghìn người. Là nơi để tổ chức và diễn ra các hoạt động lễ hội, các hoạt động giao lưu sinh hoạt văn hóa giữa các đoàn thể, tổ chức đến thăm quan với nhà chùa…

b) Chùa Lân (Thiền Viện Trúc Lâm)

Chùa Lân, tên chữ là Long Động tự. Tên nôm của chùa được đặt với lý do là cạnh đó có hòn núi như hình con Lân. Đây là nơi Trúc Lâm đệ nhất Tổ Trần Nhân Tông làm nơi giảng đạo và là nơi tu hành hoằng pháp của Tam Tổ Trúc Lâm trước khi vào Chùa Hoa Yên.

Chùa Lân xưa vốn “sơn son thiếp vàng, nguy nga tráng lệ không tả xiết” (theo văn bia tháp mộ trong chùa). Dân gian đã có câu “ngõ Chùa Lân, sân

Chùa Muống, ruộng Chùa Quỳnh” để nói lên sự bề thế phần nào của ngôi chùa

này.

Chùa được xây dựng từ thời Trần, sang thời Lê - Nguyễn, chùa được xây dựng lại trên nền chùa cũ, nhưng được tôn tạo cao hơn, xung quanh chùa có 25 ngọn tháp gạch và đá. Trong đó còn lưu giữ ba ngôi tháp cổ, hai ngôi trước chùa là tháp Viên Minh và tháp Viên Quang, tháp còn lại ở phía sau (sau nhà thờ Tổ hiện nay) xưa nhất và đẹp nhất là Tịch Quang Kim tháp, quàn xá lợi Tuệ Đăng Thượng Tổ Chân Nguyên đệ nhất Tổ chùa này, ông là một bậc Đại Tuệ, được nhà Lê sắc phong là Tăng Thống Chính Giác Hòa Thượng, tháp xây bằng đá có bia ghi rõ năm Bảo Thái thứ 8 (tức năm 1727).

Cách đây không lâu, chùa đã được Hòa thượng Thích Thanh Từ cho khởi công xây dựng lại ngày 15/8/2002 và tổ chức lễ khánh thành ngày

14/12/2002.

Sải bước trên những bậc đá được kè ngay ngắn, chắc chắn, dọc hai bên là những ngôi tháp cổ, cùng với hai hàng thông cổ thụ tới cổng Tam Quan, phía trước có đặt hai con sư tử đá dáng đứng khỏe khoắn, dũng mãnh, uy nghiêm. Trên cổng Tam Quan có đề chữ “Thiền Viện Trúc Lâm”. Phía sau

cổng là toàn bộ khu chùa bề thế:

Trước sân Thiền viện có đặt một quả cầu Như Ý Báo Ân Phật bằng đá hoa cương đỏ (Rubi), đường kính 1.590mm, trọng lượng 6,5 tấn được lấy từ

mỏ đá An Nhơn (Quy Nhơn). Quả cầu đặt trên một bệ đá granít có tiết diện vuông, nặng 4 tấn, bọc bên ngoài là bể nước hình bát giác với tám bồn hình cánh hoa bao quanh tượng trưng cho Bát chính đạo. Đây được coi là quả cầu

Như Ý lớn nhất Việt Nam.

Bên phải quả cầu Như Ý là Lầu trống: phía trong đặt một cái trống, trống dài gần 2m, đường kính tang trống chừng 1m, được tạo nên bởi một thân

gỗ liền khoét rỗng. Bên trái quả cầu Như Ý là Lầu chuông: phía trong có treo một quả chuông đồng nặng gần 1,4 tấn.

Phía sau quả cầu Như Ý Báo Ân Phật là tòa Chính điện uy nghi, trên đề bốn chữ “Đại Hùng Bảo Điện”, trên bậc thềm hoa trưng bày dấu tích nền móng chùa thời Trần. Chính điện thờ Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni tay nâng đóa sen vàng mới nở, tượng Văn Thù, Phổ Hiền Bồ Tát ở hai bên. Ba pho tượng đồng được đúc từ làng nghề ở Huế, pho tượng Thích Ca Mâu Ni nặng gần 4 tấn. Trên tường bên trong tòa Chính điện có chín bức phù điêu mô tả quá trình: trụ thế, xuất gia, tu tập, giác ngộ, thuyết pháp, độ sinh, nhập diệt Niết Bàn của Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni. Tính từ trái sang phải:

Bức thứ nhất: Biểu tượng lúc Thích Ca sinh ra.

Bức thứ hai: Có nghĩa sau khi sinh ra Ngài đi dạo qua bốn cổng, thấy và

chứng kiến cảnh nhân gian nơi thì có người sinh, nơi thì có người già yếu, nơi

thì có người ốm đau bệnh tật, nơi thì có người chết - “nhất thích thế gian, sinh,

lão, bệnh, tử”.

Bức thứ ba: Có nghĩa sau khi thấy cảnh nhân gian sinh, lão, bệnh, tử,

Ngài xin vua cha cho đi tu để tìm chân lý.

Bức thứ tư và năm: Tả lại tích chuyện về Ngài đi tu.

Bức thứ sáu: Là cảnh Ngài giảng đạo cho đệ tử A Nan và Ca Diếp. Bức thứ bảy và tám: Là cảnh Ngài giảng đạo cho chúng sinh. Bức thứ chín: Là cảnh Ngài nhập Niết Bàn.

Sau ngôi Chính điện có tôn trí pho tượng Tổ Bồ Đề Đạt Ma bằng gỗ quý dáng hương ở Nam Mỹ. Tượng có chiều cao 3,2m, nặng khoảng 3,2 tấn, với nét chạm khắc tinh tế và thiền vị. Kế sau là nhà thờ Tam Tổ, nơi phụng thờ Tam Tổ Trúc Lâm. Ba pho tượng bằng đồng ngự chính vị tôn nghiêm. Tường hồi bên phải trong nhà Tổ trưng bày bộ tranh khảm trai “thập mục ngưu đồ” diễn tả bằng tranh quá trình hành giả tu tập tìm chân lý.

Phía sau nhà thờ Tam Tổ là Thiền Đường, nơi để cho các sư, tăng ni hàng ngày đến tọa thiền.

Chùa còn có: Tòa nhà trưng bày - nơi đang lưu giữ và trưng bày hàng ngàn di vật cổ như tượng, mảnh sành, mảnh sứ, tranh ảnh, tư liệu… trong đó có nhiêu di vật cổ của Chùa Lân được tìm thấy trong quá trình trùng tu xây dựng lại chùa; có phòng kinh sách - trưng bày hàng trăm tác phẩm kinh Phật; có La Hán Đường - trưng bày tượng La Hán; có Trai Đường, phòng khách…

Thiền viện Trúc Lâm là công trình Thiền viện lớn nhất nước, có nhiều công trình với kiến trúc đẹp và hoành tráng, uy nghi, điểm tô chốn non thiêng Yên Tử thêm phần khang trang, bề thế, góp phần bảo tồn, nghiên cứu các thư tịch cổ, ấn phẩm văn hóa Phật giáo Việt Nam, tạo điều kiện cho tăng ni, phật tử Trúc Lâm trong cả nước đến giảng đạo và tu thiền.

c) Chùa Đồng

Trên đỉnh cao nhất của Yên Tử là một tảng đá vuông thật lớn, nằm trơ trọi trên mặt đá phẳng được tính độ cao là 1.068m so với mặt nước biển. Trên đỉnh này có một ngôi chùa làm bằng đồng - Chùa Đồng. Chùa có tên chữ là “Thiên Trúc Tự’’ (Chùa Thiên Trúc) mang tên đất nước của Phật Tổ Như Lai - Thích Ca Mâu Ni, nước Thiên Trúc (Nepal - Ấn Độ). Chùa do một bà phi của chúa Trịnh phát tâm cúng dường dựng vào thời hậu Lê (thế kỉ XVII). Chùa được đúc bằng đồng, ban đầu chỉ là cái khám nhỏ không ai được bước vào trong hành lễ, chùa ở dạng một khối đồng hình chữ nhật cao 1,35m, dài 1,4m,

rộng 1,1m, trong chùa thờ tượng Quan Thế Âm Bồ Tát, chuông và đồ thờ cũng được làm bằng đồng. Đến năm Canh Thân (1740), đời vua Lê Cảnh Hưng, bão làm bật mái chùachỉ để lại dấu tích các hố cọc chôn trên mỏm đá.

Hai trăm năm sau, vào mùa đông năm 1930, vị thủ tự Chùa Long Hoa tên là Bùi Thị Mỹ, đã lên đây tái tạo Chùa Đồng bằng bê tông cốt đồng trên

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch văn hoá nhân văn ở yên tử quảng ninh (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)