Về chứng cứ chứng minh thiệt hại

Một phần của tài liệu vấn đề bồi thường thiệt hại do oan trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 63)

Tồn tại

Việc người bị oan yêu cầu số tiền bồi thường cao là do người bị oan thật sự đã bị thiệt hại, đã có những khoản chi hợp lý phù hợp với những qui định của Luật là sẽ được bồi thường nhưng có nhiều trường hợp người bị oan khó có thể thu thập hết

những giấy tờ, những bản án, hoặc những chứng cứ để chứng minh nguồn gốc của các khoản yêu cầu bồi thường thiệt hại đó. Ví dụ như vì có một số vụ án kéo dài quá lâu, dẫn đến những giấy tờ mà người bị thiệt hại có thể bị thất lạc hoặc bị hư hỏng, hoặc có những trường hợp vì người bị thiệt hại không đủ kiến thức về pháp luật, bản thân không biết là nếu bị oan thì mình sẽ được bồi thường, nên họ không thu thập lại những giấy tờ chứng minh nguồn gốc bị thiệt hại. Vì thế yêu cầu của những người bị thiệt hại thuộc trường hợp này không được cơ quan có trách nhiệm bồi thường chấp nhận, và kết quả là người bị oan sẽ không được bồi thường những khoản thu nhập mà không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc đó.

Ví dụ: Xuất phát từ một vụ tranh chấp đất, ông Nguyễn Công Ơi, sinh năm 1921 (84 tuổi), trú ấp An Phú, xã An Thạnh Thủy, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang đã bị TAND tỉnh Tiền Giang xử phạt 24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng đất đai.

Sau khi chấp hành xong bản án trên, ông Nguyễn Công Ơi lại tiếp tục vác đơn khiếu nại gõ cửa các cơ quan chính quyền tỉnh Tiền Giang đề nghị xem xét lại việc giải quyết tranh chấp đất của ông. Trong những lần đi khiếu nại, ông Ơi có những biểu hiện quá khích nên ngày 12/9/1994 Công an thành phố Mỹ Tho đã khởi tố, bắt giam ông Ơi. Ông Ơi bị khởi tố về tội gây rối trật tự công cộng. Đây là loại tội phạm ít nghiêm trọng và người phạm tội phải bị xử lý hành chính trước đó nhưng còn vi phạm thì mới cấu thành tội này.

Lẽ ra với hành vi này, ông Ơi chỉ bị xử lý hành chính nhưng do “tính toán nhầm” về thời điểm xem xét tiền án nên các cơ quan tố tụng Tiền Giang cho rằng ông Ơi thuộc trường hợp tái phạm. Chính vì cái “nhầm” này mà ông Ơi bị xử phạt 9 tháng tù về tội “gây rối trật tự công cộng”, tổng hợp thêm 24 tháng tù cho hưởng án treo thành án giam buộc ông phải chấp hành tổng cộng 33 tháng tù giam. Dù làm đơn kháng cáo kêu oan, nhưng đầu năm 1997, TAND tỉnh Tiền Giang vẫn y án sơ thẩm tuyên phạt ông Ơi 33 tháng tù giam về cả hai tội.

Chấp hành án tù được 9 tháng, ông Ơi lại được xét tha trước thời hạn vì có nhiều thứ bệnh trong người. Ra tù, ông Ơi lại đi kêu oan đến VKSND Tối cao, TAND Tối cao. Sau khi nghiên cứu hồ sơ, VKSND Tối cao phát hiện các cơ quan tố tụng TP.Mỹ Tho và tỉnh Tiền Giang có sự nhầm lẫn trong việc xác định thời điểm chấp hành án treo của ông Ơi. Theo đó, đến thời điểm ông Ơi đến Sở Địa chính tỉnh Tiền Giang khiếu nại, làm mất trật tự thì bản án 24 tháng tù cho hưởng án treo về tội “vi phạm quản lý và bảo vệ đất đai” của ông Ơi đã chấp hành xong nên không thể coi là trường hợp tái phạm. Do vậy không thể xét xử Ơi thêm tội mới là “Gây rối trật tự công cộng”, khi hành vi gây rối chưa gây hậu quả nghiêm trọng.

Từ phát hiện này, VKSND Tối cao đã kháng nghị giám đốc thẩm theo hướng xử hủy cả hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm. Ngày 31 tháng 5 năm 2001, Tòa hình sự TAND Tối cao tại TP.HCM đã xử giám đốc thẩm và tuyên hủy cả hai bản án sơ, phúc thẩm của TAND TP.Mỹ Tho và TAND tỉnh Tiền Giang.

Sau khi được tuyên vô tội, ông Ơi liên tục gởi đơn đến các cơ quan tiến hành tố tụng Tiền Giang yêu cầu bồi thường oan sai và phục hồi danh dự, nhân phẩm cho ông nhưng mãi không được xem xét. Mới đây, TAND tỉnh Tiền Giang mới đến thương lượng và đồng ý bồi thường cho ông Ơi 10 triệu đồng nhưng ông không đồng ý. Theo ông Ơi, lẽ ra ông phải được bồi thường thiệt hại hơn 65 triệu đồng chứ không chỉ 10 triệu đồng nên ông đã khởi kiện vụ án ra Tòa Chợ Gạo nhờ giải quyết.

Sáng ngày 6- 12 năm 2004, Toà án nhân dân huyện Chợ Gạo, Tiền Giang mở phiên xét xử vụ đòi bồi thường thiệt hại giữa ông Nguyễn Công Ơi và Toà án nhân dân tỉnh Tiền Giang. Ông rất lúng túng không biết trả lời sao khi đại diện nhân dân tỉnh Tiền Giang đòi ông phải đưa ra các văn bản, chứng minh nguồn gốc thu nhập của mình trước khi bị bắt, đòi y bạ, hoá đơn thuốc chứng minh ông bị bệnh trong lúc bị giam giữ. Ông Ơi không có những giấy tờ ấy.23

Vậy trường hợp của ông Ơi cho thấy vì vụ án của ông từ năm 1994 lúc đó nghị quyết 388/NQ-UBTVQH ngày 17 tháng 3 năm 2003 chưa ra đời cho nên ông Ơi không thể biết được quyền yêu cầu được bồi thường thiệt hại khi mình bị oan, thì sẽ không thu thập hết những giấy tờ chứng minh nguồn gốc thiệt hại. Như vậy dẫn đến kết quả là những yêu cầu bồi thường khi không có căn cứ của ông sẽ không cơ quan có trách nhiệm bồi thường chấp nhận được.

Ví dụ khác Cũng giống như trường hợp của ông Ơi, vụ việc của ông Bùi Văn Mãnh ở Tiền Giang:

Vụ việc có thể tóm tắt như sau: Ngày 24/7/1986, mẹ kế của ông Bùi Văn Mãnh là bà Phạm Thị Ngà bị sát hại. Do trước đó, ông Mãnh thường có mâu thuẫn với mẹ kế về kinh tế nên ngay lập tức ông trở thành nghi can số một với động cơ giết người để cướp tài sản. Ngày 21/9/1987, ông Mãnh bị bắt giam, cơ quan công an cũng phát lệnh truy nã vợ ông là bà Phạm Thị Tốt vì nghi là đồng phạm.

Tháng 12/1989, TAND tỉnh Tiền Giang đã tuyên phạt ông Mãnh mức án 16 năm tù về 2 tội giết người và cướp tài sản. Do bị oan nên ông Mãnh có đơn kháng cáo. Tháng 12/1991, TAND Tối cao mở phiên tòa xét xử phúc thẩm và quyết định trả tự do cho ông Mãnh ngay tại tòa vì không đủ chứng cứ buộc tội. Thế nhưng, ngay sau đó, Phó chánh án TAND Tối cao Trịnh Hồng Dương đã có kháng nghị số 68/HS ngày

23 Vietbao.com, oan sai con đường nhọc nhằn - chủ nhật, ngày 9 tháng 01 năm 2005. http://vietbao.vn/An-ninh- Phap-luat/TAND-tinh-Tien-Giang-phai-boi-thuong-146-trieu-dong/10886244/218/

9/12/1992 đề nghị TAND Tối cao xét xử lại vụ án theo trình tự giám đốc thẩm, tuyên hủy hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm, giao hồ sơ cho Công an Tiền Giang điều tra lại theo thủ tục chung. Ngày 15/12/2003, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Tiền Giang ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án do không chứng minh được hành vi phạm tội của Bùi Văn Mãnh. Bị giam oan 4 năm 2 tháng 20 ngày, ông Mãnh đã liên tục khiếu kiện đòi minh oan và bồi thường thiệt hại. Cơ quan có trách nhiệm bồi thường thiệt hại là Toà án nhân dân tỉnh Tiền Giang, qua nhiều lần thương lượng, với yêu cầu của ông Mãnh là ông phải được bồi thường với số tiền là 1,29 tỉ đồng cho 8 khoản thiệt hại thế nhưng không được Toà án tỉnh Tiền Giang chấp nhận. Nên ông đã kiện Toà án nhân dân tỉnh Tiền Giang. Ngày 9-11- 2004, ở Toà án nhân dân huyện Gò Công Tây, vợ chồng ông Mãnh cũng không tìm đâu ra những giấy tờ để chứng minh những khoản thu nhập, tài sản bị mất trong thời gian phải chịu oan sai. Cho nên phần tiền yêu cầu bồi thường của ông cũng không được đại diện phía Toà án nhân dân tỉnh Tiền Giang chấp nhận vì không có căn cứ. Cho nên phần yêu cầu bồi thường của ông Mãnh chỉ được Toà án nhân dân huyện Gò Công Tây chấp nhận chỉ đạt 1/10 số tiền mà ông đã yêu cầu.24

Trong trường hợp này vợ chồng ông Mãnh cũng vì không có đủ kiến thức pháp luật là sẽ được bồi thường thiệt hại sau khi bị oan, cho nên những giấy tờ chứng minh nguồn gốc thiệt hại vợ chồng của ông Mãnh điều khôg thu thập lại được. Cho nên những yêu cầu bồi thường khi không có căn cứ của ông đều không được cơ quan có trách nhiệm bồi thường chấp nhận.

Từ hai ví dụ điển hình là trường hợp của ông Ơi và ông Mãnh ở Tiền Giang cho thấy đối với trường hợp người bị thiệt hại không đủ những giấy tờ chứng minh nguồn gốc thì những phần yêu cầu bồi thường đó sẽ không được cơ quan có trách nhiệm bồi thường chấp nhận, và như vậy tuy là có thiệt hại nhưng người bị thiệt hại không được bồi thường. Vấn đề đặc ra là cần có giải pháp khắc phục tình trạng này.

Giải pháp đề xuất để khắc phục tồn tại

Như đã phân tích vì người bị thiệt hại không chứng minh được nguồn gốc, không có giấy tờ chứng minh là mình bị thiệt hại nên cơ quan có trách nhiệm bồi thường sẽ không đồng ý, và người bị thiệt hại sẽ không được bồi thường. Việc cơ quan có trách nhiệm bồi thường xử lý như vậy thì cũng đúng, vì cơ quan có trách nhiệm bồi thường chỉ làm theo Luật, mà Luật thì phải có những giấy tờ chứng minh nguồn gốc thiệt hại thì mới được bồi thường trừ trường hợp qui định tại khoản 2 và 3 Điều 46 thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm súc, để tránh tình trạng có một số

24 Vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/TAND-tinh-Tien-Giang-phai-boi-thuong-146-trieu-dong/10886244/218/. Thứ tư ngày 10 háng mười một 2004.

người bị thiệt hại lại đưa ra những khoảng bồi thường không phù hợp với Luật, những khoản không có căn cứ. Cho nên nếu ngừơi bị thiệt hại không chứng minh được phần thiệt hại của mình thì đành phải chấp nhận việc không được bồi thường. Thế nhưng vẫn có một số trường hợp người bị thiệt hại là có thật, nếu xét theo Luật thì gây nên thiệt thòi cho những người bị thiệt hại này. Cho nên kiến nghị là tuy Nhà nước không chấp nhận bồi thường những thiệt hại không có nguồn gốc chứng minh thay vào đó Nhà nước sẽ có chính sách hổ trợ thêm một khoản tiền cho người bị thiệt hại. Tuỳ theo mức độ thiệt hại lớn hay nhỏ mà hổ trợ tương ứng với phần bị thiệt hại đó cho người bị thiệt hại. Và đối với những người bị oan thì cần có chính sách cho họ và gia đình để giải quyết phần nào những khó khăn trong cuộc sống. Với những chính sách hổ trợ sẽ làm cho người bị thiệt hại sẽ cảm thấy hài lòng hơn về chính sách của Nhà nước, cảm thấy hài lòng hơn khi cho rằng Nhà nước rất thiện ý trong việc bồi thường.

Một phần của tài liệu vấn đề bồi thường thiệt hại do oan trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)