Mục đích ban hành Luật trách nhiệmbồi thường Nhà nước

Một phần của tài liệu vấn đề bồi thường thiệt hại do oan trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 30)

Việc ban hành Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước cũng nhằm thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến

năm 2020. Một trong các nội dung quan trọng về định hướng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật được quy định trong Nghị quyết này là xây dựng và hoàn thiện chế độ bảo hộ của Nhà nước đối với các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, trong đó có quyền được bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức nhà nước gây ra khi thi hành công vụ.

Theo đó việc xây dựng Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước là nhằm:  Nhất thể hoá pháp luật về bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra, khắc phục tình trạng tồn tại hai mặt bằng pháp lý về bồi thường thiệt hại trong hoạt động hành chính và tố tụng hình sự hiện nay.

Nhất thể hoá pháp luật được hiểu là tập hợp tất cả các văn bản từ trước đến nay đã điều chỉnh về vấn đề bồi thường thiệt hại như: nghị định số 47/ CP ngày 03 tháng 5 năm 1997 về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức Nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra, nghị quyết số 388/NQ- UBTVQH11 ngày 17/3/2003 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra,..thống nhất lại thành một văn bản để điều chỉnh chung về vấn đề bồi thường thiệt hại. Nếu không thống nhất về một mối sẽ tạo nên sự điều chỉnh chồng chéo, sự trùng lắp của các văn bản.Vì vậy mục đích thứ nhất của việc ban ra Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước là nhất thể hoá pháp luật, tránh sự chồng chéo, trùng lắp những qui định của các văn bản pháp luật, khắc phục tình trạng tồn tại nhiều mặt bằng pháp lý về bồi thường thiệt hại trong hoạt động hành chính và tố tụng hình sự hiện nay.

 Tạo cơ chế pháp lý mới, đồng bộ, hiệu quả để người bị thiệt hại thực hiện tốt hơn quyền được bồi thường của mình đối với những thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra; Nhà nước thực hiện tốt hơn trách nhiệm của mình trước công dân trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Tạo cơ chế pháp lý mới, đồng bộ, hiệu quả có nghĩa là tạo nên sự thống nhất của cùng một vấn đề bồi thường trong cac lĩnh vực như dân sự, hành chính,..và đồng thời tạo nên sự thống nhất hiệu lực về không gian của văn bản luật về bồi thừơng thiệt hại, văn bản sẽ có hiệu lực từ trung ương đến địa phương. Đây là mục đích thứ hai cần hướng tới của việc ban hành Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước. Việc thực hiện mục đích này là để người bị thiệt hại thực hiện tốt hơn quyền được bồi thường của mình đối với những thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra; Nhà nước thực hiện tốt hơn trách nhiệm của mình trước công dân trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

 Xác định rõ trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại để một mặt, tạo thuận lợi cho người bị thiệt hại trong việc thực hiện quyền yêu cầu bồi thường của mình, mặt khác, góp phần tăng cường trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, của công chức trong quá trình thực thi công vụ. Và đây là mục đích không thể thiếu của việc ban hành Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước.

Các văn bản qui định về trách nhiệm bồi thường trước khi ban hành Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước qui định chưa rõ về vấn đề trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại. Ví dụ như nghị quyết 388/NQ-UBTVQH11 ngày 17/3/2003 chưa xác định rõ vấn đề liên đới chịu trách nhiệm trong trường hợp nhiều người cùng gây ra thiệt hại của cùng một chủ thể, và Nghị định 47/ CP ngày 03 tháng 5 năm 1997 chưa qui định rõ trách nhiệm nghĩa vụ hoàn trả của người gây ra thiệt hại: chưa xác định vấn đề lỗi, chưa xác định phương thức bồi thường là như thế nào,..Cho nên việc xác định định rõ trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại là rất cần thiết một mặt, tạo thuận lợi cho người bị thiệt hại trong việc thực hiện quyền yêu cầu bồi thường của mình, mặt khác, góp phần tăng cường trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, của công chức trong quá trình thực thi công vụ.

Tóm lại: Từ sự phân tích những cơ sở, những tiền đề để hình thành nên Luật

trách nhiệm bồi thường Nhà nước, cho thấy việc cho ra đời Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước là một vấn đề cấp thiết và quan trọng nhất, để có thể giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại tốt hơn, đảm bảo được quyền lợi cho người dân.

CHƯƠNG 2

NHỮNG QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ VẤN ĐỀ BỒI THƯỜNG

THIỆT HẠI DO OAN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

Khi nghiên cứu vấn đề bồi thường thiệt hại do oan trong tố tụng hình sự, điều quan trọng là phải phân tích được cơ sở lý luận của vấn đề bồi thường thiệt hại do oan trong tố tụng hình sự, và một điều cũng không kém phần quan trọng là phải tìm hiểu những qui định của pháp Luật về vấn đề bồi thường thiệt hại do oan trong tố tụng hình sự được qui định trong tố tụng hình sự để từ đó biết được những qui định của Luật là như thế nào, trường hợp nào là sẽ được bồi thường thiệt hại, cơ quan có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và chủ thể có trách nhiệm hoàn trả...Để việc áp dụng Luật vào vấn đề bồi thường thiệt hại do oan trong lĩnh vực tố tụng hình sự được tốt hơn.

2.1. Các trường hợp được và không được bồi thường do oan trong tố tụng hình sự theo Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước

Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước qui định rất rõ phạm những trường hợp nào được bồi thường và trường hợp nào không được bồi thường thiệt hại. Để cơ quan có trách nhiệm bồi thường sẽ căn cứ vào những qui định đó mà bồi thường cho đúng đối tượng bị thiệt hại. Tránh tình trạng bồi thường thiệt hại không có căn cứ, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước.

2.1.1. Các trường hợp được bồi thường

Trong tố tụng hình sự, khi cá nhân được Nhà nước bồi thường thì cá nhân đó phải là người bị oan và cơ sở để xác định ai là người bị oan đã được qui định tại Điều 26 Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước. Người bị oan bao gồm những trường hợp sau:

 Người bị tạm giữ mà có quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự huỷ bỏ quyết định tạm giữ vì người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;

Người bị tạm giữ theo qui định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 là “ Những người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã”. Vậy trường hợp người bị tạm giữ không thực hiện bất kì một hành vi vi phạm pháp luật nào và có quyết định

của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng huỷ bỏ quyết định tạm giữ đó, thì người bị tạm giữ được xem là người bị oan và họ sẽ được bồi thường.

Ví dụ: Công an huyện A tạm giữ Nguyễn Văn B cùng 10 người khác trong vụ đánh bạc tại nhà ông C. Qua điều tra đã xác định tại thời điểm đó Nguyễn Văn B sang nhà C để trả nợ rồi bị tạm giữ, nên Cơ quan Điều tra đã ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ đối với B. Trong trường hợp này Nguyễn Văn B được bồi thường thiệt hại. Vì anh B không thực hiện bất kì hành vi phạm tội nào theo qui định của pháp luật và đã có quyết định của cơ quan điều tra huỷ bỏ quyết định tạm giữ đó.

 Người bị tạm giam, người đã chấp hành xong hoặc đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân, người đã bị kết án tử hình, người đã thi hành án tử hình mà có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không thực hiện hành vi phạm tội;

Theo qui định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 thì người bị tạm giam là người: “a) Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng; b) Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự qui định hình hạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội. Người đã chấp hành xong hình phạt tù là người đã hoàn thành thời gian ở tù của mình. Người đang chấp hành hình phạt tù là người mà họ chưa hoàn thành xong thời gian ở tù mà họ phải chịu.”.

Những người được qui định trong trường hợp này vì bản thân không thực hiện bất kì hành vi vi phạm pháp luật nào và có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định họ không thực hiện hành vi phạm tội. Vì vậy bản thân đã là người bị oan và họ sẽ được bồi thường.

Ví dụ: anh Nguyễn Văn B bị Toà án nhân dân Quận Ninh Kiều ra bản án tù 12 năm về tội giết người, anh đã chấp hành tù được 2 năm, qua nhiều lần kháng cáo và kêu oan nên cuối cùng anh B được Toà án Thành Phố Quận Ninh Kiều ra bản án quyết định anh B vô tội vì không đủ chứng cứ chứng minh là B thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Như vậy trong trường hợp này anh B đã bị ở tù oan trong 2 năm. Vì vậy anh B thuộc trường hợp được bồi thường thiệt hại.

 Người bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án không bị tạm giữ, tạm giam, thi hành hình phạt tù có thời hạn mà có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không thực hiện hành vi phạm tội;

Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can khi có đủ căn cứ xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội. Sau khi nhận hồ sơ và kết luận điều tra mà Viện Kiểm sát phát hiện có người khác đã thực hiện hành vi phạm tội trong vụ án chưa bị khởi tố thì Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố bị can. Viện Kiểm sát có thẩm quyền ra

quyết định truy tố bị can khi có đầy đủ chứng cứ xác định có tội phạm. Xét xử là thuộc thẩm quyền của Toà án, thi hành án là thuộc thẩm quyền của cơ quan thi hành án.

Trong trường hợp này bản thân không thực hiện bất kì hành vi vi phạm pháp luật nào và bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án. Họ là những người bị oan và phải được bồi thường. Ví dụ như trường hợp: anh Huỳnh H bị Viện Kiểm sát nhân dân Tỉnh Bến Tre khởi tố về tội cướp tài sản và giết người, nhưng chưa bắt được anh H và chưa tạm giữ hoặc tạm giam ngày nào sau đó lại có quyết định của Viện Kiểm sát nhân dân Tỉnh Bến Tre huỷ bỏ quyết định khởi tố đó vì không đủ chứng cứ chứng minh anh H đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Anh H đã bị khởi tố oan vì vậy anh H sẽ được bồi thường thiệt hại.

 Người bị khởi tố, truy tố, xét xử về nhiều tội trong cùng một vụ án, đã chấp hành hình phạt tù mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không phạm một hoặc một số tội và hình phạt của những tội còn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù thì được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù vượt quá so với mức hình phạt của những tội mà người đó phải chấp hành;

Trường hợp này những người bị khởi tố, truy tố, xét xử phạm nhiều tội nhưng trong đó có một số tội mà họ bị khởi tố, truy tố, xét xử là họ không thực hiện hành vi phạm tội, họ đã bị oan và đã chấp hành hình phạt tù. Nếu tổng hợp hình phạt của những tội còn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù thì được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù vượt so với mức hình phạt của những tội mà người đó phải chấp hành;

Ví dụ: Anh Nguyễn Văn A bị Toà án nhân dân Quân Ninh Kiều ra bản án là anh phải chịu 20 năm tù về tội cướp tài sản và giết người. Sau đó anh Nguyễn Văn A được Toà án nhân dân Thành phố Quận Ninh Kiều ra bản án quyết định anh không phạm vào tội giết người và anh chịu án 6 năm tù về tội cướp tài sản, tính đến thời điểm ra bản án của Toà thì anh Nguyễn Văn A đã chấp hành được 8 năm tù. Vậy tính ra là anh Nguyễn Văn A đã ở tù dư ra 2 năm so với tội anh A phải chịu. Anh Nguyễn Văn A sẽ được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian anh đã bị chấp hành hình phạt tù vượt quá so với mức hình phạt của những tội mà anh đã phải chấp hành.

 Người bị khởi tố, truy tố, xét xử về nhiều tội trong cùng một vụ án và bị kết án tử hình nhưng chưa thi hành mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không phạm tội bị kết án tử hình và tổng hợp hình phạt của những tội còn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam thì được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm giam vượt quá so với mức hình phạt chung của những tội mà người đó phải chấp hành;

Người bị oan trong trường hợp này là người đã phạm nhiều tội trong một vụ án, và tổng hợp nhiều tội đó họ bị kết án tử hình nhưng chưa thi hành án, sau đó lại có quyết định của cơ quan có thẩm quyền là họ không phạm tội bị kết án tử hình. Nếu như thời gian người đó bị tạm giam để chờ án tử hình vượt quá so với mức hình phạt của những tội còn lại mà người đó phải chấp hành thì người đó được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian họ bị tạm giam vượt đó. Vì trong trường hợp này họ đã bị tạm giam oan.

 Người bị xét xử bằng nhiều bản án, Toà án đã tổng hợp hình phạt của nhiều bản án đó, mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không phạm một hoặc một số tội và hình phạt của những tội còn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù thì được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù vượt quá so với mức hình phạt của những tội mà người đó phải chấp hành;

Người bị xét xử bằng nhiều bản án, Toà án đã tổng hợp hình phạt của nhiều bản án trong trường hợp này được hiểu là một người đang chấp hành một bản án mà lại bị

Một phần của tài liệu vấn đề bồi thường thiệt hại do oan trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 30)