Sự cần thiết phải ban hành Luật trách nhiệmbồi thường Nhà nước

Một phần của tài liệu vấn đề bồi thường thiệt hại do oan trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 29)

Trước khi ban hành Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Nhà nước ta đã ban hành một hệ thống pháp luật, bước đầu đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của quản lý nhà nước đối với mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có pháp luật về trách nhiệm bồi thường của cơ quan nhà nước đối với các thiệt hại do cán bộ, công chức nhà nước gây ra trong khi thi hành công vụ. Hiến pháp năm 1992 quy định: “Người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, bị xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự” (Điều 72); “Mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân phải được kịp thời xử lý nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi về danh dự” (Điều 74). Bộ luật Dân sự năm 1995 đã dành hai điều 623 và 624 để quy định trách nhiệm bồi thường của các cơ quan nhà nước và các quy định này tiếp tục được ghi nhận trong Bộ luật dân sự năm 2005 (Điều 619 và Điều 620). Để cụ thể hóa các quy định nêu trên, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thi hành như: Nghị định số 47/CP ngày 03 tháng 5 năm 1997 của Chính phủ về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra (sau đây gọi tắt là Nghị định số 47); Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 17 tháng 3 năm 2003 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 388). Các bộ, ngành có liên quan cũng đã ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức nhà nước và người tiến hành tố tụng (sau đây gọi chung là người thi hành công vụ) gây ra.

Tuy nhiên, các quy định pháp luật hiện hành về bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra còn có nhiều hạn chế, bất cập như: hình thức văn bản quy phạm pháp luật quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra có hiệu lực pháp lý không cao; pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra chưa được xây dựng trên quan điểm coi đây là trách nhiệm bồi thường của Nhà nước nói chung mà chỉ coi là trách nhiệm bồi thường của từng cơ quan nhà nước cụ thể (cơ quan quản lý người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại); cơ quan có trách nhiệm giải quyết bồi thường trong nhiều trường hợp chưa được xác định rõ và đặc biệt là chưa quy định cụ thể trách nhiệm phối hợp của các cơ quan nhà nước khác có liên quan, nên việc giải quyết bồi thường không đạt được kết quả như mong muốn; các loại thiệt hại được bồi thường, mức bồi thường và nhiều vấn đề liên quan khác được pháp luật quy định không thống nhất, chưa hợp lý, gây bất lợi cho cả cơ quan giải quyết bồi thường nhà nước lẫn người bị thiệt hại; trách

nhiệm hoàn trả của công chức chưa được quy định rõ ràng. Đối với bồi thường thiệt hại cho các trường hợp bị oan trong tố tụng hình sự theo qui định của Nghị quyết số 388/NQ-UBTVQH11 ngày 17/3/2003 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra đã được dư luận và nhân dân đồng tình cao đã giải quyết được vấn đề bồi thường thiệt hại cho người bị oan, làm giảm án oan. Tuy nhiên, do phạm vi điều chỉnh hẹp (chỉ bồi thường cho các trường hợp bị oan trong tố tụng hình sự), cho nên tác động của Nghị quyết này còn hạn chế. Việc qui định của các văn bản qui phạm pháp luật về bồi thường cho người bị thiệt hại còn nhiều hạn chế, chưa tạo nên sự thống nhất về một mối của việc bồi thường, những qui định còn chồng chéo, trùng lấp nhau. Vì vậy việc ban hành Luật trách hiệm bồi thường Nhà nước là một vấn đề rất cần thiết.

1.2.2. Quá trình ra đời Luật trách hiệm bồi thường Nhà nước

Hiện nay, nước ta đang trong quá trình trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và hội nhập quốc tế. Vì vậy, hơn bao giờ hết những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo đảm quyền công dân, quyền con người trong đó có quyền được yêu cầu bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức nhà nước gây ra khi thi hành công vụ phải được thể chế, nhất thể hoá cụ thể trong các văn bản pháp luật của Nhà nước tạo hành lang pháp lý thống nhất qua đó đảm bảo quyền lợi, lợi ích chính đáng cho người dân.

Thể chế hoá các chủ trương, chính sách trên của Đảng, Nhà nước Hiến pháp năm 1992, Bộ luật Dân sự năm 2005 và một số văn bản pháp luật khác Nghị định số 47/CP ngày 03/5/1997 của Chính phủ và Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 17/3/2003 của Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng đã quy định trách nhiệm bồi thường của các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, các quy định pháp luật hiện này chưa được xây dựng trên quan điểm coi đây là trách nhiệm bồi thường của Nhà nước nói chung mà chỉ coi là trách nhiệm bồi thường của từng cơ quan nhà nước cụ thể hay là của cơ quan quản lý người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại.

Vì vậy, Ngày 18/6/2009, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội Khóa XII, đã thông qua Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2010 thay thế NQ 388/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 17/3/2003 của Ủy ban thường vụ Quốc hội và NĐ 47 /CP ngày 03/5/1997 của Chính phủ. Nghị quyết 388 và Nghị định số 47 là tiền đề cho việc ra đời của Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước.

1.2.3. Mục đích ban hành Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước

Việc ban hành Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước cũng nhằm thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến

năm 2020. Một trong các nội dung quan trọng về định hướng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật được quy định trong Nghị quyết này là xây dựng và hoàn thiện chế độ bảo hộ của Nhà nước đối với các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, trong đó có quyền được bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức nhà nước gây ra khi thi hành công vụ.

Theo đó việc xây dựng Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước là nhằm:  Nhất thể hoá pháp luật về bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra, khắc phục tình trạng tồn tại hai mặt bằng pháp lý về bồi thường thiệt hại trong hoạt động hành chính và tố tụng hình sự hiện nay.

Nhất thể hoá pháp luật được hiểu là tập hợp tất cả các văn bản từ trước đến nay đã điều chỉnh về vấn đề bồi thường thiệt hại như: nghị định số 47/ CP ngày 03 tháng 5 năm 1997 về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức Nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra, nghị quyết số 388/NQ- UBTVQH11 ngày 17/3/2003 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra,..thống nhất lại thành một văn bản để điều chỉnh chung về vấn đề bồi thường thiệt hại. Nếu không thống nhất về một mối sẽ tạo nên sự điều chỉnh chồng chéo, sự trùng lắp của các văn bản.Vì vậy mục đích thứ nhất của việc ban ra Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước là nhất thể hoá pháp luật, tránh sự chồng chéo, trùng lắp những qui định của các văn bản pháp luật, khắc phục tình trạng tồn tại nhiều mặt bằng pháp lý về bồi thường thiệt hại trong hoạt động hành chính và tố tụng hình sự hiện nay.

 Tạo cơ chế pháp lý mới, đồng bộ, hiệu quả để người bị thiệt hại thực hiện tốt hơn quyền được bồi thường của mình đối với những thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra; Nhà nước thực hiện tốt hơn trách nhiệm của mình trước công dân trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Tạo cơ chế pháp lý mới, đồng bộ, hiệu quả có nghĩa là tạo nên sự thống nhất của cùng một vấn đề bồi thường trong cac lĩnh vực như dân sự, hành chính,..và đồng thời tạo nên sự thống nhất hiệu lực về không gian của văn bản luật về bồi thừơng thiệt hại, văn bản sẽ có hiệu lực từ trung ương đến địa phương. Đây là mục đích thứ hai cần hướng tới của việc ban hành Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước. Việc thực hiện mục đích này là để người bị thiệt hại thực hiện tốt hơn quyền được bồi thường của mình đối với những thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra; Nhà nước thực hiện tốt hơn trách nhiệm của mình trước công dân trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

 Xác định rõ trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại để một mặt, tạo thuận lợi cho người bị thiệt hại trong việc thực hiện quyền yêu cầu bồi thường của mình, mặt khác, góp phần tăng cường trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, của công chức trong quá trình thực thi công vụ. Và đây là mục đích không thể thiếu của việc ban hành Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước.

Các văn bản qui định về trách nhiệm bồi thường trước khi ban hành Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước qui định chưa rõ về vấn đề trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại. Ví dụ như nghị quyết 388/NQ-UBTVQH11 ngày 17/3/2003 chưa xác định rõ vấn đề liên đới chịu trách nhiệm trong trường hợp nhiều người cùng gây ra thiệt hại của cùng một chủ thể, và Nghị định 47/ CP ngày 03 tháng 5 năm 1997 chưa qui định rõ trách nhiệm nghĩa vụ hoàn trả của người gây ra thiệt hại: chưa xác định vấn đề lỗi, chưa xác định phương thức bồi thường là như thế nào,..Cho nên việc xác định định rõ trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại là rất cần thiết một mặt, tạo thuận lợi cho người bị thiệt hại trong việc thực hiện quyền yêu cầu bồi thường của mình, mặt khác, góp phần tăng cường trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, của công chức trong quá trình thực thi công vụ.

Tóm lại: Từ sự phân tích những cơ sở, những tiền đề để hình thành nên Luật

trách nhiệm bồi thường Nhà nước, cho thấy việc cho ra đời Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước là một vấn đề cấp thiết và quan trọng nhất, để có thể giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại tốt hơn, đảm bảo được quyền lợi cho người dân.

CHƯƠNG 2

NHỮNG QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ VẤN ĐỀ BỒI THƯỜNG

THIỆT HẠI DO OAN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

Khi nghiên cứu vấn đề bồi thường thiệt hại do oan trong tố tụng hình sự, điều quan trọng là phải phân tích được cơ sở lý luận của vấn đề bồi thường thiệt hại do oan trong tố tụng hình sự, và một điều cũng không kém phần quan trọng là phải tìm hiểu những qui định của pháp Luật về vấn đề bồi thường thiệt hại do oan trong tố tụng hình sự được qui định trong tố tụng hình sự để từ đó biết được những qui định của Luật là như thế nào, trường hợp nào là sẽ được bồi thường thiệt hại, cơ quan có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và chủ thể có trách nhiệm hoàn trả...Để việc áp dụng Luật vào vấn đề bồi thường thiệt hại do oan trong lĩnh vực tố tụng hình sự được tốt hơn.

2.1. Các trường hợp được và không được bồi thường do oan trong tố tụng hình sự theo Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước

Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước qui định rất rõ phạm những trường hợp nào được bồi thường và trường hợp nào không được bồi thường thiệt hại. Để cơ quan có trách nhiệm bồi thường sẽ căn cứ vào những qui định đó mà bồi thường cho đúng đối tượng bị thiệt hại. Tránh tình trạng bồi thường thiệt hại không có căn cứ, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước.

2.1.1. Các trường hợp được bồi thường

Trong tố tụng hình sự, khi cá nhân được Nhà nước bồi thường thì cá nhân đó phải là người bị oan và cơ sở để xác định ai là người bị oan đã được qui định tại Điều 26 Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước. Người bị oan bao gồm những trường hợp sau:

 Người bị tạm giữ mà có quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự huỷ bỏ quyết định tạm giữ vì người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;

Người bị tạm giữ theo qui định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 là “ Những người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã”. Vậy trường hợp người bị tạm giữ không thực hiện bất kì một hành vi vi phạm pháp luật nào và có quyết định

của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng huỷ bỏ quyết định tạm giữ đó, thì người bị tạm giữ được xem là người bị oan và họ sẽ được bồi thường.

Ví dụ: Công an huyện A tạm giữ Nguyễn Văn B cùng 10 người khác trong vụ đánh bạc tại nhà ông C. Qua điều tra đã xác định tại thời điểm đó Nguyễn Văn B sang nhà C để trả nợ rồi bị tạm giữ, nên Cơ quan Điều tra đã ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ đối với B. Trong trường hợp này Nguyễn Văn B được bồi thường thiệt hại. Vì anh B không thực hiện bất kì hành vi phạm tội nào theo qui định của pháp luật và đã có quyết định của cơ quan điều tra huỷ bỏ quyết định tạm giữ đó.

 Người bị tạm giam, người đã chấp hành xong hoặc đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân, người đã bị kết án tử hình, người đã thi hành án tử hình mà có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không thực hiện hành vi phạm tội;

Theo qui định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 thì người bị tạm giam là người: “a) Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng; b) Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự qui định hình hạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội. Người đã chấp hành xong hình phạt tù là người đã hoàn thành thời gian ở tù của mình. Người đang chấp hành hình phạt tù là người mà họ chưa hoàn thành xong thời gian ở tù mà họ phải chịu.”.

Những người được qui định trong trường hợp này vì bản thân không thực hiện bất kì hành vi vi phạm pháp luật nào và có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định họ không thực hiện hành vi phạm tội. Vì vậy bản thân đã là người bị oan và họ sẽ được bồi thường.

Ví dụ: anh Nguyễn Văn B bị Toà án nhân dân Quận Ninh Kiều ra bản án tù 12

Một phần của tài liệu vấn đề bồi thường thiệt hại do oan trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)