Gần đây, do tính bất hợp lý của nguyên tắc “miễn trừ quốc gia” - nguyên tắc có nội dung xác định nhà nước không phải là bị đơn trong vụ kiện yêu cầu bồi thường do hành vi của nhân viên mình gây ra khi thi hành công vụ – ngày càng ít được vận dụng. Thay vào đó, “Thuyết trách nhiệm đại diện” được nhiều nước lưu tâm. Theo đó nhân viên nhà nước khi thực hiện chức phận của mình mà gây tổn hại thì phải chịu trách nhiệm bồi hoàn. Tuy nhiên, nhà nước được coi là chủ thể “đại diện” đứng ra chi trả bồi thường sau đó yêu cầu người trực tiếp gây tổn hại hoàn trả. Mục đích của qui định này nhằm ngăn chặn tình trạng lạm quyền, nâng cao trách nhiệm, phát huy tính tích cực chủ động của cá nhân đồng thời bảo đảm cho việc giải quyết bồi thường kịp thời, nhanh chóng.14
Ở nước ta, bồi thường thiệt hại cho người bị oan cũng xuất phát từ nguyên tắc và ý nghĩa đó. Theo điều 7 Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước qui định: việc giải quyết bồi thường phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:
Kịp thời, công khai, đúng pháp luật;
Việc giải quyết kịp thời, công khai, đúng pháp luật được hiểu như sau:
Kịp thời được hiểu là giải quyết đúng lúc, nhanh chóng đơn yêu cầu của người bị oan không để hết hạn giải quyết, không để hồ sơ yêu cầu giải quyết bồi thường bị tồn động dẫn đến giải quyết không hiệu quả, day dưa kéo dài. ví dụ như khi có đơn yêu cầu giải quyêt bồi thường thiệt hại mà cơ quan tiến hành tố tụng cứ lơ là không giải quyết như vậy hồ sơ sẽ tồn động ngày càng nhiều, gây thiệt hại cho người dân, họ đang chờ đợi một ngày sớm nhất để được bồi thường để phần nào có thể giải quyết những khó khăn trong cuộc sống.
Công khai là phải giải quyết vụ việc trước mọi người, phải cho người dân biết được điếu đó. Như thế sẽ đảm bảo được cho nhân dân giám sát Nhà nước, nhân dân sẽ
đánh giá xem pháp luật của Nhà nước có giải quyết đúng đắn sự việc hay không. Vì việc bồi thường thiệt hại không liên quan đến bí mật của Nhà nước cho nên vấn đề xét xử công khai là cần thiết.
Và tất nhiên nguyên tắc của việc bồi thường không thể nào thiếu một điều kiện nữa là phải đảm đúng pháp luật. Nếu vi phạm nguyên tắc này thì quyền lợi của người dân sẽ không được bảo vệ, việc giải quyết bồi thường của các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ không khách quan. Như vậy giải quyết việc bồi thường thiệt hại kịp thời, công khai và đúng pháp luật là nguyên tắc không thể thiếu.
Ðược tiến hành trên cơ sở thương lượng giữa cơ quan có trách nhiệm
bồi thường với người bị thiệt hại hoặc đại diện hợp pháp của họ;
Thương lượng ở đây được hiểu là cơ quan có trách nhiệm bồi thường và người được bồi thường ngồi lại với nhau thoả thuận với nhau số tiền hợp lý để bồi thường. Như vậy sẽ giảm tải được những công việc đưa đến Toà án, giảm tải việc tranh tụng. Tuy nhiên nếu việc thương lượng không thành thì vẫn phải đưa đến Toà án để giải quyết cho người bị thiệt hại, đảm bảo được quyền được bồi thường cho người thiệt hại.
Ðược trả một lần bằng tiền, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Việc bồi thường thiệt hại là việc bù đắp lại cho người bị oan những tổn thất mà người đó phải gánh chịu trong thời gian bị oan, một phần nào bù đắp lại những mất mát để người bị oan có thể làm lại từ đầu. Chắc hẳn họ sẽ cần một khoản tiền để xoay sở để bắt đầu gầy dựng lại sự nghiệp, gầy dựng lại gia đình. Nếu như việc bồi thường được trả nhiều lần thì sẽ làm cho số tiền của người bị oan trở nên nhỏ lẽ, họ khó có thể làm được gì, và việc qui định trả nhiều lần có một hạn chế là có thể gây nên việc chần chừ, sự trì trệ trong việc bồi thường gây thiệt hại cho người bị oan. Tuy nhiên việc bồi thường trên nguyên tắc là thương lượng, cho nên nếu người bị oan và cơ quan tiến hành tố tụng thương lượng được với nhau với hình thức bồi thường nhiều lần, và bồi thường không phải bằng tiền hoặc bằng hình thức nào thì vẫn không phạm luật. Điều đó là hoàn toàn hợp lý.