giao nhiệm vụ tiến hành một số họat động điều tra
Căn cứ vào những qui định về thẩm quyền của Viện Kiểm sát được qui định trong Bộ luật tố tụng hình sự 2003 là Viện Kiểm sát có quyền ra quyết định huỷ bỏ quyết định của cơ quan điều tra như: các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của cơ quan điều tra. Nếu cơ quan điều tra đã làm không tốt nhiệm vụ của mình và đã gây ra oan thì phải có trách nhiệm bồi thường. Điều 30 Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước đã qui định: Cơ quan điều tra được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm bồi thường trong các trường hợp sau đây:
Đã ra quyết định tạm giữ người nhưng Viện kiểm sát có thẩm quyền đã có quyết định huỷ bỏ quyết định tạm giữ đó vì người bị tạm giữ không có hành vi vi phạm pháp luật;
Đã ra quyết định khởi tố bị can nhưng Viện kiểm sát có thẩm quyền không phê chuẩn quyết định khởi tố vì người bị khởi tố không thực hiện hành vi phạm tội.
Ví dụ: Ông Đặng Văn B ở Huyện Lấp Vò, Tỉnh Đồng Tháp bị cơ quan điều tra huyện Lấp Vò bắt giam vì bị nghi ngờ về tội chứa chấp mại dâm, sau khi tạm giam cơ quan điều tra xin lênh phê chuẩn về quyết định tạm giam của cơ quan điều tra, nhưng bị Viện Kiểm sát ra bản án huỷ bỏ quyết định tạm giam anh B vì không đủ chứng cứ để chứng minh anh B thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Vậy trong trường hợp này cơ quan điều tra huyện Lấp Vò có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho anh B trong những ngày bị tạm giam oan.
2.2.1.2. Trách nhiệm bồi thường của Viện kiểm Sát Nhân Dân trong hoạt động tố tụng hình sự
Khi cơ quan điều tra gửi quyết định đến cho Viện Kiểm sát để Viện Kiểm sát phê chuẩn quýêt định đó của Cơ quan điều tra. Viện Kiểm sát phải xem xét thật kĩ quyết định đề nghị rồi mới phê chuẩn, nếu không xem xét kĩ, Viện Kiểm sát vội vàng ra quyết định phê chuẩn đề nghị của Cơ quan điều tra dẫn đến gây oan cho người vô tội thì Viện Kiểm sát phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Mặc dù là cơ quan điều tra có sai trong giai đoạn này, nhưng theo nguyên tắc của Luật là chủ thể gây ra oan sau cùng thì có nghĩa vụ bồi thường toàn bộ. Nên Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước qui định Viện kiểm sát có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây:
Đã phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ của cơ quan điều tra có thẩm quyền nhưng người bị tạm giữ không có hành vi vi phạm pháp luật;
Đã phê chuẩn lệnh tạm giam của cơ quan điều tra có thẩm quyền hoặc ra lệnh tạm giam, gia hạn tạm giam mà sau đó có quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không thực hiện hành vi phạm tội;
Toà án cấp sơ thẩm trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhưng sau đó có quyết định của cơ quan có thẩm quyền đình chỉ điều tra vì người đó không thực hiện hành vi phạm tội;
Khi Viện Kiểm sát gửi quyết định truy tố bị can đến Toà án cấp sơ thẩm để xét xử vụ án, Viện Kiểm sát phải chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp Toà án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, Toà án cấp phúc thẩm vẫn giữ nguyên bản án sơ thẩm tuyên bị cáo không có tội, hoặc Toà án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm vẫn giữ nguyên bản án của toà án cấp phúc thẩm tuyên bị cáo không có tội vì không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Ở đây Viện kiểm sát đã truy tố oan cho người vô tội nên Viện Kiểm sát phải có trách nhiệm bồi thường cho hành vi của mình, và Viện Kiểm sát chính là người gây ra oan sau cùng nên Viện Kiểm sát phải có trách nhiệm bồi thường toàn bộ. Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước qui định Viện Kiểm sát có trách nhiệm bồi thường khi:
Đã có quyết định truy tố bị can nhưng Toà án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo không có tội vì không thực hiện hành vi phạm tội và bản án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật;
Toà án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm tuyên là không có tội vì không thực hiện hành vi phạm tội;
Toà án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo không có tội vì không thực hiện hành vi phạm tội và sau đó Toà án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm vẫn giữ nguyên bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm tuyên bị cáo không có tội vì không thực hiện hành vi phạm tội.
Ví dụ: ngày 04/9/2007, công dân Trần Minh Hoàng bị cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP. Hội An bắt và Viện Kiểm sát nhân dânTP. Hội An phê chuẩn lệnh bắt tạm giam 143 ngày vì can tội “chống người thi hành công vụ”. Qua quá trình xét xử, Toà án nhân dân tỉnh Quảng Nam tuyên Hoà vô tội. Ngay sau đó Viện Kiểm sát đã kháng nghị lên Toà phúc thẩm. Ngày 18/6/2008, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tỉnh Quảng Nam tuyên Hoà không phạm tội, trả tự do và phục hồi danh dự16. Trong tường hợp này Viện Kiểm sát là cơ quan gây ra oan cuối cùng nên Viện Kiểm sát có trách nhiệm bồi thường cho anh Trần Minh Hoàng.