Căn cứ xác định mức hoàn trả

Một phần của tài liệu vấn đề bồi thường thiệt hại do oan trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 57)

Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước qui định việc công chức, người thi hành công vụ khi gây ra lỗi thì phải hoàn trả khoản tiền mà nhà nước đã bồi thường cho người bị oan, nhưng không phải trường hợp nào người có nghĩa vụ cũng phải bồi hoàn toàn bộ số tiền đó. Trường hợp người có nghĩa vụ hoàn trả có thu nhập thấp, mà họ phải bồi hoàn lại với số tiền rất cao thì hoàn toàn người đó không có khả năng mà bồi hoàn được. Điều 57 luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước qui định về căn cứ xác định mức hoàn trả cho người thi hành công vụ là phù hợp, điều đó thể hiện việc xử lý công bằng cho người thi hành công vụ. có ba căn cứ để xác định mức hoàn trả của người thi hành công vụ. Và ba căn cứ này là điều kiện không thể thiếu khi xem xét đến mức độ bồi hoàn của người thiệt hại, nếu thiếu một trong ba căn cứ thì luật sẽ trở nên không thực thi.

a. Căn cứ để xác định mức hoàn trả của người thi hành công vụ

Theo Điều 57 Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước qui định căn cứ xác định nghĩa vụ hoàn trả bao gồm:

 Mức độ lỗi của người thi hành công vụ;

Mức độ lỗi ở đây được hiểu là người thi hành công vụ đã gây ra lỗi nặng hay nhẹ: có trường hợp vì hoàn cảnh bắt buộc nào đó người thi hành công vụ tuy là biết hành động như vậy là gây ra oan sai nhưng họ không còn cách nào khác phải làm như vậy, ở đây cơ quan có trách nhiệm giải quyết sẽ xem xét lại thì có thể giảm nhẹ tội cho người thi hành công vụ. Cũng có trường hợp người thi hành công vụ gây ra oan cho

người khác chỉ vì lý do thù hằn cá nhân, hoặc người thi hành công vụ được một người khác đưa hối lộ để gây ra oan cho người kia…ở đây xét về mức độ lỗi thì rất nặng. Như vậy tuỳ theo người thi hành công vụ đã gây ra lỗi nặng hay nhẹ thì sẽ có mức bồi thường tương ứng.

 Mức độ thiệt hại đã gây ra;

Một điều kiện không thể thiếu để làm căn cứ trong việc xác định mức hoàn trả của người thi hành công vụ đó là: mức độ thiệt hại đã gây ra. Và tức nhiên là nếu người thi hành công vụ gây ra với mức độ thiệt hại lớn thì họ sẽ có trách nhiệm hoàn trả lớn và mức độ thiệt hại nhỏ thì sẽ có trách nhiệm hoàn trả với số tiền nhỏ.

 Ðiều kiện kinh tế của người thi hành công vụ;

Một người thi hành công vụ gây ra thiệt hại nếu bắt họ bồi thường một số tiền quá lớn so với thu nhập của họ thì họ sẽ không hoàn trả được hết số tiền mà Nhà nước đã bồi thường. Như vậy việc qui định một trong những căn cứ để xác định mức độ hoàn trả của người thi hành công vụ là phải dựa vào điều kiện kinh tế của người đó là hoàn toàn hợp lý, luật qui định như vậy sẽ mang tính thực thi cao.

b. Chủ thể qui định việc xác định mức hoàn trả của người thi hành công vụ

Tại điểm c khoản 1 Điều 57 Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước qui định chủ thể qui định việc xác định mức hoàn trả của người thi hành công vụ:

Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định việc xác định mức hoàn trả của người thi hành công vụ.

c. Nghĩa vụ liên đới trách nhiệm trong việc hoàn trả

Tại khoản 2 Điều 57 Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước qui định nghĩa vụ liên đới hoàn trả:

Trường hợp nhiều người thi hành công vụ gây ra thiệt hại thì những người đó có nghĩa vụ liên đới hoàn trả; cơ quan có trách nhiệm bồi thường chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý những người thi hành công vụ gây ra thiệt hại thống nhất xác định mức hoàn trả cho từng cá nhân có nghĩa vụ hoàn trả.

Nghĩa vụ liên đới hoàn trả là nghĩa vụ của nhiều người thi hành công vụ trong việc cùng nhau hoàn trả một khoản tiền. Nghĩa vụ hoàn trả trong việc bồi thường thiệt hại được hiểu là nhiều người thi hành công vụ sẽ phải cùng nhau hoàn trả số tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại.

Điều đó đảm bảo tính công bằng của pháp luật, thêm một điểm tiến bộ hơn của Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước so với Nghị quyết 388/NQ-UBTVQH11 ngày 17/3/2003 là Luật qui định nghĩa vụ liên đới hoàn trả trong tường hợp nhiều người thi hành công vụ gây ra thiệt hại.

Tóm lại: Với những qui định của Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước cho thấy Luật đã có những tiến bộ hơn so với các văn bản qui phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề bồi thường thiệt hại trước đó. Luật đã khắc phục được những hạn chế của các văn bản trước. Từ nay, với việc áp dụng Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước thì quyền lợi của người dân về vấn đề bồi thường sẽ được đảm bảo hơn.

CHƯƠNG 3

NHỮNG TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT ĐỂ KHẮC PHỤC CHO VẤN ĐỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO OAN TRONG

TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

Việc nghiên cứu Luật về vấn đề bồi thường thiệt hại do oan trong tố tụng hình sự là vấn đề rất phức tạp và việc áp dụng Luật vào thực tiễn còn rất nhiều vướng mắc. Cho nên việc nghiên cứu là để tìm thấy những tồn tại và đề ra những giải pháp khắc phục những tồn tại là nhu cầu cấp thiết để Luật được hoàn thiện hơn và việc áp dụng Luật cũng được hoàn thiện hơn trong thực tiễn.

3. 1. Những tồn tại và giải pháp đề xuất để khắc phục về mặt pháp lý

Đối với các văn bản Luật, không có một văn bản nào khi mới ra đời đều có những qui định hoàn chỉnh, văn bản nào cũng khó tránh khỏi những tồn tại. Vấn đề là tồn tại ít hay nhiều. Và Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước cũng không là trường hợp ngoại lệ, Luật cũng có một số những tồn tại. Và những tồn tại này phải cần được khắc phục kịp thời.

Trước tiên là chỉ ra được những tồn tại và sau đó là đề ra những biện pháp khắc phục những tồn tại này để Luật sớm được hoàn thiện.

3.1.1.1. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp sức khoẻ bị xâm hại xâm hại

Tồn tại của Luật

Theo khoản 4 Điều 47 Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước qui định: “ Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp sức khoẻ bị xâm phạm được xác định căn cứ vào mức độ sức khoẻ bị tổn hại nhưng không quá 30 tháng lương tối thiểu.”

Một qui định còn hạn chế của Luật, với mức bồi thường tối đa 30 tháng lương cho thiệt hại về tinh thần trong trường hợp sức khoe bị xâm hại là còn thấp. Tuy thiệt hại về tinh thần không thể xác định một cách chính xác thiệt hại là bao nhiêu, nhưng với sự cảm nhận khách quan của một người thì có thể định lượng được người bị oan sẽ bị thiệt hại về tinh thần nhiều hay ít. Ví dụ: vào tháng 4/2007 anh Trần Minh Hoàng, ở phường Cẩm An, TP Hội An vì bị tù oan, anh bị bệnh trong tù nhưng không được chữa trị kịp thời nên dẫn đến anh bị mù hai mắt và liệt hai chân20. Một thiệt hại về vật chất và tinh thần rất lớn đối với anh: như sự mặt cảm với xã hội, phần nào trở thành gánh nặng cho gia đình, không đươc đi lại để làm việc bình thường như mọi người… cho nên, đối với trường hợp này nếu có được bồi thường đến mức tối đa là 30 tháng lương thì thiết nghĩ đó là mức bồ thường thấp so với thiệt hại mà anh phải chịu về mặt tinh

thần. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giải pháp đề ra để khắc phục tồn tại

Một giải pháp để khắc phục tồn tại trên là Luật nên quy định tăng mức bồi thường thiệt hại về tinh thần trong trường hợp sức khoẻ bị xâm phạm với mức bồi thường tối đa bằng 1/3 mức bồi thường tối thiểu về mặt tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại chết. Vì đối với trường hợp người bị thiệt hại với sức khoẻ bị xâm phạm rất lớn thì cũng không kém gì một người đã chết. Cho nên với mức bồi thường tối đa là 120 tháng lương là hoàn toàn hợp lý. Điều đó sẽ làm cho người bị thiệt cảm thấy hài lòng hơn về mức bồi thường của Nhà nước, phần nào giải quyết được những khó khăn trong cuộc sống cho người bị oan.

3.1.1.2. Vấn đề khôi phục danh dự cho người bị thiệt hại

Tồn tại của Luật

Theo khoản 1 Điều 51 Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước qui định : “ Người bị thiệt hại qui định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 26 của Luật này hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu khôi phục danh dự trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật”.

Một qui định còn hạn chế của Lụât trách nhiệm bồi thường Nhà nước. Vì trong khoản 1 Điều 51 này chỉ qui định quyền yêu cầu khôi phục danh dự cho người bị oan được qui định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 2621 mà không qui định quyền cho người bị oan trong khoản 4, 5, 6 Điều 2622.

Người được quy định tại khoản 4,5,6 Điều 26 bản thân tuy có thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nhưng đó là với tội họ đã chịu trách nhiệm hình sự còn với một hoặc một số tội họ đã bị truy tố xét xử là hoàn toàn họ không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. bản thân cũng là người bị oan. Cho nên họ cần phải được quyền yêu cầu khôi phục danh dự như những người bị oan quy định tại khoản 1,2 ,3 Điều 26. Nếu Luật không quy định cho ho có quyền yêu cầu khôi phục danh dự thì Luật sẽ thiếu sự công bằng, tạo nên sự phân biệt đối xử với những người bị oan.

Giải pháp đề xuất để khắc phục tồn tại

Luật nên quy đinh thêm quyền được yêu cầu khôi phục danh dự cho những người bị oan quy định tại khoản 4,5,6 Điều 26 Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước. Như vậy thể hiện sự công bằng của Nhà nước đối với những người bị oan. Người bị oan sẽ cảm thấy hài lòng hơn vì chính sách bồi thường của Nhà nước.

3.1.1.3. Qui định về mức bồi thường thiệt hại về tinh thần

Tồn tại của Luật

Tại Điều 47 Luật qui định về mức thiệt hại về tinh thần còn thấp. Ví dụ như trường hợp một người người bị tạm gĩư, tạm giam, chấp hành hình phạt tù được bồi thường bằng ba ngày lương tối thiểu, thiệt hại về tinh thần trong trường hợp sức khoẻ bị xâm phạm thì mức bồi thường tối đa là 30 tháng lương tối thiểu. Một qui định còn hạn chế của Luật, vì việc bồi thường thiệt hại về vật chất thì sẽ căn cứ vào mức độ thiệt hại thực tế mà bồi thường, còn bồi thường về mặt tinh thần thì không có cơ sở xác định. Nên việc bồi thường với số tiền quá thấp thì người bị thiệt hại cảm thấy không hài lòng về việc mình được bồi thường, họ cho rằng họ bị thiệt hại rất lớn nhưng chỉ được bồi thường với số tiền rất thấp, và dẫn đến kết quả là trên thực tế có rất nhiều trường hợp người bị thiệt hại và cơ quan có trách nhiệm bồi thường có những buổi thương lượng về mức bồi thường thường là không thành. Cho nên cần phải có giải pháp để khắc phục vấn đề tồn tại này.

Giải pháp đề xuất để khắc phục tồn tại

21 Khoản 1, 2 và 3 Điều 26 qui định là những người hoàn toàn không thực hiện bất cứ một hành vi vi phạm pháp luật nào nhưng bị khời tố, truy tố, xét xử hoặc bị tạm giữ, tạm giam.

22 Khoản 4, 5 và 6 Điều 26 những người bị oan là người phạm nhiều tội nhưng có một hoặc một số tội người bị oan không thực hiện nhưng bị khởi tố, truy tố, xét xử oan.

Giải pháp đưa ra là Luật nên nâng cao mức bồi thường về mặt tinh thần cho người bị thiệt hại, chẳng hạn như một ngày bị tạm giữ, tạm giam chấp hành hình phạt tù sẽ được bồi thường bằng mười ngày lương tối thiểu, một ngày bị khởi tố,truy tố, xét xử, thi hành án…mà không bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù bằng 3 ngày lương tối thiểu…Với mức bồi thường cao như vậy sẽ làm cho người bị thiệt hại hài lòng hơn về khoản tiền được bồi thường của mình vì người bị thiệt hại sẽ cảm thấy mức bồi thường không chênh lệch nhiều so với với mức độ thiệt hại của mình thì họ sẽ dễ dàng thương lượng vấn đề bồi thường với cơ quan có trách nhiệm bồi thường, làm cho việc giải quyết bồi thường được nhanh chóng hơn. Và với việc qui định tăng mức bồi thường như vậy sẽ hạn chế được tình trạng cơ quan tiến hành tố tụng bắt người một cách tuỳ tiện, bắt khi không có lệnh phê chuẩn của cơ quan có thẩm quyền, hạn chế được việc khởi tố, truy tố…oan người vô tội. Vì nếu gây oan cho người khác thì người tiến hành tố tụng sẽ bồi hoàn cho Nhà nước với số tiền rất cao.Với qui định của Luật như vậy sẽ vừa giải quyết được nhanh chóng việc bồi thường thiệt hại, vừa hạn chế được những hành vi bắt người tạm giữ, tạm giam, khởi tố, truy tố, xét xử...oan người vô tội.

3.1.2.Trường hợp không được bồi thường thiệt hại

Tồn tại của Luật

Theo khoản 2 Điều 2 Nghị định số 16/2010/NĐ- CP qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sồ điều của Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước qui định về việc:

“Nhà nước không bồi thường đối với thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả kháng, tình thế cấp thiết trong các trường hợp sau đây: a) Thiệt hại xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù người thi hành công vụ đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép; b) Thiệt hại xảy ra trong điều kiện vì người thi hành công vụ muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa trực tiếp lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải có hành động gây ra một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn; c) Thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả kháng, tình thế cấp thiết khác theo quy định của pháp luật.”

Đối với trường hợp sự kiện bất ngờ, hay tình thế cấp thiết khi xét về mức độ lỗi thì ở đây người bị thiệt hại bản thân không phạm bất cứ một lỗi nào nhưng phải chịu thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra, mặc dù cũng không do lỗi của người thi hành công vụ. Thế nhưng bản thân người bị thiệt hại cũng là người bị oan. Bị mất mát rất nhiều cả vật chất lẫn tinh thần, nếu không được bồi thường thì người bị oan, cũng như là gia đình của họ sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Thiết nghĩ trường hợp này người bị thiệt hại cũng phải được Nhà nước bồi thường thiệt hại.

Giải pháp đề xuất để khắc phục tồn tại

Giải pháp đề xuất là Luật nên qui định cho người bị thiệt hại trong trường hợp do sự kiện bất khả kháng, tình thế cấp thiết thì vẫn được bồi thường. Còn đối với người thi hành công vụ trong trường hợp này bản thân không có lỗi cho nên họ sẽ không có nghĩa vụ hoàn trả khoản tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại. Điều này sẽ thể hiện sự công bằng của Pháp luật.

3.1.3. Phạm vi trách nhiệm bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự

Tồn tại của Luật

Theo khoản 7 Điều 26 Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước qui định: “Tổ chức, cá nhân có tài sản bị thiệt hại do việc thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu, xử lý có

Một phần của tài liệu vấn đề bồi thường thiệt hại do oan trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 57)