xâm hại
Tồn tại của Luật
Theo khoản 4 Điều 47 Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước qui định: “ Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp sức khoẻ bị xâm phạm được xác định căn cứ vào mức độ sức khoẻ bị tổn hại nhưng không quá 30 tháng lương tối thiểu.”
Một qui định còn hạn chế của Luật, với mức bồi thường tối đa 30 tháng lương cho thiệt hại về tinh thần trong trường hợp sức khoe bị xâm hại là còn thấp. Tuy thiệt hại về tinh thần không thể xác định một cách chính xác thiệt hại là bao nhiêu, nhưng với sự cảm nhận khách quan của một người thì có thể định lượng được người bị oan sẽ bị thiệt hại về tinh thần nhiều hay ít. Ví dụ: vào tháng 4/2007 anh Trần Minh Hoàng, ở phường Cẩm An, TP Hội An vì bị tù oan, anh bị bệnh trong tù nhưng không được chữa trị kịp thời nên dẫn đến anh bị mù hai mắt và liệt hai chân20. Một thiệt hại về vật chất và tinh thần rất lớn đối với anh: như sự mặt cảm với xã hội, phần nào trở thành gánh nặng cho gia đình, không đươc đi lại để làm việc bình thường như mọi người… cho nên, đối với trường hợp này nếu có được bồi thường đến mức tối đa là 30 tháng lương thì thiết nghĩ đó là mức bồ thường thấp so với thiệt hại mà anh phải chịu về mặt tinh
thần.
Giải pháp đề ra để khắc phục tồn tại
Một giải pháp để khắc phục tồn tại trên là Luật nên quy định tăng mức bồi thường thiệt hại về tinh thần trong trường hợp sức khoẻ bị xâm phạm với mức bồi thường tối đa bằng 1/3 mức bồi thường tối thiểu về mặt tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại chết. Vì đối với trường hợp người bị thiệt hại với sức khoẻ bị xâm phạm rất lớn thì cũng không kém gì một người đã chết. Cho nên với mức bồi thường tối đa là 120 tháng lương là hoàn toàn hợp lý. Điều đó sẽ làm cho người bị thiệt cảm thấy hài lòng hơn về mức bồi thường của Nhà nước, phần nào giải quyết được những khó khăn trong cuộc sống cho người bị oan.
3.1.1.2. Vấn đề khôi phục danh dự cho người bị thiệt hại
Tồn tại của Luật
Theo khoản 1 Điều 51 Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước qui định : “ Người bị thiệt hại qui định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 26 của Luật này hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu khôi phục danh dự trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật”.
Một qui định còn hạn chế của Lụât trách nhiệm bồi thường Nhà nước. Vì trong khoản 1 Điều 51 này chỉ qui định quyền yêu cầu khôi phục danh dự cho người bị oan được qui định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 2621 mà không qui định quyền cho người bị oan trong khoản 4, 5, 6 Điều 2622.
Người được quy định tại khoản 4,5,6 Điều 26 bản thân tuy có thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nhưng đó là với tội họ đã chịu trách nhiệm hình sự còn với một hoặc một số tội họ đã bị truy tố xét xử là hoàn toàn họ không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. bản thân cũng là người bị oan. Cho nên họ cần phải được quyền yêu cầu khôi phục danh dự như những người bị oan quy định tại khoản 1,2 ,3 Điều 26. Nếu Luật không quy định cho ho có quyền yêu cầu khôi phục danh dự thì Luật sẽ thiếu sự công bằng, tạo nên sự phân biệt đối xử với những người bị oan.
Giải pháp đề xuất để khắc phục tồn tại
Luật nên quy đinh thêm quyền được yêu cầu khôi phục danh dự cho những người bị oan quy định tại khoản 4,5,6 Điều 26 Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước. Như vậy thể hiện sự công bằng của Nhà nước đối với những người bị oan. Người bị oan sẽ cảm thấy hài lòng hơn vì chính sách bồi thường của Nhà nước.
3.1.1.3. Qui định về mức bồi thường thiệt hại về tinh thần
Tồn tại của Luật
Tại Điều 47 Luật qui định về mức thiệt hại về tinh thần còn thấp. Ví dụ như trường hợp một người người bị tạm gĩư, tạm giam, chấp hành hình phạt tù được bồi thường bằng ba ngày lương tối thiểu, thiệt hại về tinh thần trong trường hợp sức khoẻ bị xâm phạm thì mức bồi thường tối đa là 30 tháng lương tối thiểu. Một qui định còn hạn chế của Luật, vì việc bồi thường thiệt hại về vật chất thì sẽ căn cứ vào mức độ thiệt hại thực tế mà bồi thường, còn bồi thường về mặt tinh thần thì không có cơ sở xác định. Nên việc bồi thường với số tiền quá thấp thì người bị thiệt hại cảm thấy không hài lòng về việc mình được bồi thường, họ cho rằng họ bị thiệt hại rất lớn nhưng chỉ được bồi thường với số tiền rất thấp, và dẫn đến kết quả là trên thực tế có rất nhiều trường hợp người bị thiệt hại và cơ quan có trách nhiệm bồi thường có những buổi thương lượng về mức bồi thường thường là không thành. Cho nên cần phải có giải pháp để khắc phục vấn đề tồn tại này.
Giải pháp đề xuất để khắc phục tồn tại
21 Khoản 1, 2 và 3 Điều 26 qui định là những người hoàn toàn không thực hiện bất cứ một hành vi vi phạm pháp luật nào nhưng bị khời tố, truy tố, xét xử hoặc bị tạm giữ, tạm giam.
22 Khoản 4, 5 và 6 Điều 26 những người bị oan là người phạm nhiều tội nhưng có một hoặc một số tội người bị oan không thực hiện nhưng bị khởi tố, truy tố, xét xử oan.
Giải pháp đưa ra là Luật nên nâng cao mức bồi thường về mặt tinh thần cho người bị thiệt hại, chẳng hạn như một ngày bị tạm giữ, tạm giam chấp hành hình phạt tù sẽ được bồi thường bằng mười ngày lương tối thiểu, một ngày bị khởi tố,truy tố, xét xử, thi hành án…mà không bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù bằng 3 ngày lương tối thiểu…Với mức bồi thường cao như vậy sẽ làm cho người bị thiệt hại hài lòng hơn về khoản tiền được bồi thường của mình vì người bị thiệt hại sẽ cảm thấy mức bồi thường không chênh lệch nhiều so với với mức độ thiệt hại của mình thì họ sẽ dễ dàng thương lượng vấn đề bồi thường với cơ quan có trách nhiệm bồi thường, làm cho việc giải quyết bồi thường được nhanh chóng hơn. Và với việc qui định tăng mức bồi thường như vậy sẽ hạn chế được tình trạng cơ quan tiến hành tố tụng bắt người một cách tuỳ tiện, bắt khi không có lệnh phê chuẩn của cơ quan có thẩm quyền, hạn chế được việc khởi tố, truy tố…oan người vô tội. Vì nếu gây oan cho người khác thì người tiến hành tố tụng sẽ bồi hoàn cho Nhà nước với số tiền rất cao.Với qui định của Luật như vậy sẽ vừa giải quyết được nhanh chóng việc bồi thường thiệt hại, vừa hạn chế được những hành vi bắt người tạm giữ, tạm giam, khởi tố, truy tố, xét xử...oan người vô tội.
3.1.2.Trường hợp không được bồi thường thiệt hại
Tồn tại của Luật
Theo khoản 2 Điều 2 Nghị định số 16/2010/NĐ- CP qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sồ điều của Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước qui định về việc:
“Nhà nước không bồi thường đối với thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả kháng, tình thế cấp thiết trong các trường hợp sau đây: a) Thiệt hại xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù người thi hành công vụ đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép; b) Thiệt hại xảy ra trong điều kiện vì người thi hành công vụ muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa trực tiếp lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải có hành động gây ra một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn; c) Thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả kháng, tình thế cấp thiết khác theo quy định của pháp luật.”
Đối với trường hợp sự kiện bất ngờ, hay tình thế cấp thiết khi xét về mức độ lỗi thì ở đây người bị thiệt hại bản thân không phạm bất cứ một lỗi nào nhưng phải chịu thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra, mặc dù cũng không do lỗi của người thi hành công vụ. Thế nhưng bản thân người bị thiệt hại cũng là người bị oan. Bị mất mát rất nhiều cả vật chất lẫn tinh thần, nếu không được bồi thường thì người bị oan, cũng như là gia đình của họ sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Thiết nghĩ trường hợp này người bị thiệt hại cũng phải được Nhà nước bồi thường thiệt hại.
Giải pháp đề xuất để khắc phục tồn tại
Giải pháp đề xuất là Luật nên qui định cho người bị thiệt hại trong trường hợp do sự kiện bất khả kháng, tình thế cấp thiết thì vẫn được bồi thường. Còn đối với người thi hành công vụ trong trường hợp này bản thân không có lỗi cho nên họ sẽ không có nghĩa vụ hoàn trả khoản tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại. Điều này sẽ thể hiện sự công bằng của Pháp luật.
3.1.3. Phạm vi trách nhiệm bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự
Tồn tại của Luật
Theo khoản 7 Điều 26 Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước qui định: “Tổ chức, cá nhân có tài sản bị thiệt hại do việc thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu, xử lý có liên quan đến các trường hợp qui định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này thì được bồi thường”
Khoản 1, 2, 3 mà điều Luật qui định đó chính là khoàn 1, 2 và 3 Điều 26. Điều luật chỉ qui định việc bồi thường tài sản bị thiệt hại tại khoản 1, 2 và 3 Điều 26 mà không qui định việc bồi thường tài sản bị thiệt hại cho người bị oan qui định tại khoản 4, 5 và 6 Điều 26. Một qui định còn hạn chế của Luật. Đối với tài sản mà cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định thu giữ,tạm giữ, kê biên, tịch thu, xử lý có liên quan đến hành vi phạm tội của người bị thiệt hại qui định tại khoản 4, 5 và 6 Điều 26 thì Luật qui định không bồi thường là hợp lý. Nhưng trong trường hợp tài sản mà cơ quan tiến hành tố tụng đã ra quyết định thu giữ, tạm giữ, kê biên…liên quan đến tội mà người bị thiệt hại hoàn toàn bị oan, thì thiết nghĩ trong trường hợp này người bị thiệt hại cũng được quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại như những người được qui định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 26 Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước.
Giải pháp đề xuất để khắc tồn tại
Luật nên qui định việc tổ chức, cá nhân qui định tại khoản 4, 5 và 6 Điều 26 nếu có tài sản bị thiệt hại do việc thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu, xữ lý có liên quan đến một hoặc một số tội mà họ bị oan thì quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại cho phần tài sản đó. Thể hiện sự công bằng trong việc bồi thường thiệt hại của Nhà nước. Đảm bảo quyền được bồi thường cho những người bị oan.
3.2. Những tồn tại và giải pháp đề xuất để khắc phục những tồn tại về mặt thực tiễn
3.2.1. Về chứng cứ chứng minh thiệt hại
Tồn tại
Việc người bị oan yêu cầu số tiền bồi thường cao là do người bị oan thật sự đã bị thiệt hại, đã có những khoản chi hợp lý phù hợp với những qui định của Luật là sẽ được bồi thường nhưng có nhiều trường hợp người bị oan khó có thể thu thập hết
những giấy tờ, những bản án, hoặc những chứng cứ để chứng minh nguồn gốc của các khoản yêu cầu bồi thường thiệt hại đó. Ví dụ như vì có một số vụ án kéo dài quá lâu, dẫn đến những giấy tờ mà người bị thiệt hại có thể bị thất lạc hoặc bị hư hỏng, hoặc có những trường hợp vì người bị thiệt hại không đủ kiến thức về pháp luật, bản thân không biết là nếu bị oan thì mình sẽ được bồi thường, nên họ không thu thập lại những giấy tờ chứng minh nguồn gốc bị thiệt hại. Vì thế yêu cầu của những người bị thiệt hại thuộc trường hợp này không được cơ quan có trách nhiệm bồi thường chấp nhận, và kết quả là người bị oan sẽ không được bồi thường những khoản thu nhập mà không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc đó.
Ví dụ: Xuất phát từ một vụ tranh chấp đất, ông Nguyễn Công Ơi, sinh năm 1921 (84 tuổi), trú ấp An Phú, xã An Thạnh Thủy, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang đã bị TAND tỉnh Tiền Giang xử phạt 24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng đất đai.
Sau khi chấp hành xong bản án trên, ông Nguyễn Công Ơi lại tiếp tục vác đơn khiếu nại gõ cửa các cơ quan chính quyền tỉnh Tiền Giang đề nghị xem xét lại việc giải quyết tranh chấp đất của ông. Trong những lần đi khiếu nại, ông Ơi có những biểu hiện quá khích nên ngày 12/9/1994 Công an thành phố Mỹ Tho đã khởi tố, bắt giam ông Ơi. Ông Ơi bị khởi tố về tội gây rối trật tự công cộng. Đây là loại tội phạm ít nghiêm trọng và người phạm tội phải bị xử lý hành chính trước đó nhưng còn vi phạm thì mới cấu thành tội này.
Lẽ ra với hành vi này, ông Ơi chỉ bị xử lý hành chính nhưng do “tính toán nhầm” về thời điểm xem xét tiền án nên các cơ quan tố tụng Tiền Giang cho rằng ông Ơi thuộc trường hợp tái phạm. Chính vì cái “nhầm” này mà ông Ơi bị xử phạt 9 tháng tù về tội “gây rối trật tự công cộng”, tổng hợp thêm 24 tháng tù cho hưởng án treo thành án giam buộc ông phải chấp hành tổng cộng 33 tháng tù giam. Dù làm đơn kháng cáo kêu oan, nhưng đầu năm 1997, TAND tỉnh Tiền Giang vẫn y án sơ thẩm tuyên phạt ông Ơi 33 tháng tù giam về cả hai tội.
Chấp hành án tù được 9 tháng, ông Ơi lại được xét tha trước thời hạn vì có nhiều thứ bệnh trong người. Ra tù, ông Ơi lại đi kêu oan đến VKSND Tối cao, TAND Tối cao. Sau khi nghiên cứu hồ sơ, VKSND Tối cao phát hiện các cơ quan tố tụng TP.Mỹ Tho và tỉnh Tiền Giang có sự nhầm lẫn trong việc xác định thời điểm chấp hành án treo của ông Ơi. Theo đó, đến thời điểm ông Ơi đến Sở Địa chính tỉnh Tiền Giang khiếu nại, làm mất trật tự thì bản án 24 tháng tù cho hưởng án treo về tội “vi phạm quản lý và bảo vệ đất đai” của ông Ơi đã chấp hành xong nên không thể coi là trường hợp tái phạm. Do vậy không thể xét xử Ơi thêm tội mới là “Gây rối trật tự công cộng”, khi hành vi gây rối chưa gây hậu quả nghiêm trọng.
Từ phát hiện này, VKSND Tối cao đã kháng nghị giám đốc thẩm theo hướng xử hủy cả hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm. Ngày 31 tháng 5 năm 2001, Tòa hình sự TAND Tối cao tại TP.HCM đã xử giám đốc thẩm và tuyên hủy cả hai bản án sơ, phúc thẩm của TAND TP.Mỹ Tho và TAND tỉnh Tiền Giang.
Sau khi được tuyên vô tội, ông Ơi liên tục gởi đơn đến các cơ quan tiến hành tố tụng Tiền Giang yêu cầu bồi thường oan sai và phục hồi danh dự, nhân phẩm cho ông nhưng mãi không được xem xét. Mới đây, TAND tỉnh Tiền Giang mới đến thương lượng và đồng ý bồi thường cho ông Ơi 10 triệu đồng nhưng ông không đồng ý. Theo ông Ơi, lẽ ra ông phải được bồi thường thiệt hại hơn 65 triệu đồng chứ không chỉ 10 triệu đồng nên ông đã khởi kiện vụ án ra Tòa Chợ Gạo nhờ giải quyết.
Sáng ngày 6- 12 năm 2004, Toà án nhân dân huyện Chợ Gạo, Tiền Giang mở