Vấn đề xin lỗi, cải chính công khai

Một phần của tài liệu vấn đề bồi thường thiệt hại do oan trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 70)

Tồn tại

Tại khoản 2 Điều 51 Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước qui định: “Việc xin lỗi, cải chính công khai được thực hiện bằng các hình thức sau đây: a) Trực tiếp xin lỗi, cải chính công khai tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người bị thiệt hại có sự tham dự của đại diện chính quyền địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú, đại diện của cơ quan nơi người bị thiệt hại làm việc, đại diện của một tổ chức chính trị - xã hội mà người bị thiệt hại là thành viên; b) Ðăng trên một tờ báo trung ương và một tờ báo địa phương trong ba số liên tiếp theo yêu cầu của người bị thiệt hại hoặc đại diện hợp pháp của họ” . Khi cơ quan tiến hành tố tụng đã gây ra oan cho người khác mặc dù cố ý hay vô ý đều phải có trách nhiệm phục hồi danh dự, xin lỗi, cải chính công khai cho người bị oan, có như vậy mới thể hiện được sự thiện chí của cơ quan có trách nhiệm bồi thường là họ đã thật lòng hối lỗi về những việc gây ra oan của mình. Có như vậy người bị oan có thể phần nào vơi đi những phẩn nộ trong lòng của mình vì bị vu oan và sẽ bỏ qua những lỗi lầm của cơ quan mà đã gây thiệt hại cho họ.

Tuy nhiên có một số trường hợp người bị oan không được xin lỗi, cải chính công khai theo qui định của Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước, hoặc có trường hợp người bị oan được xin lỗi nhưng cơ quan có trách nhiệm bồi thường hoàn toàn không có thiện chí trong việc xin lỗi.

Ví dụ trường hợp anh Phạm Việt Nam Hoà Bình được Viện Kiểm sát Thành Phố Hồ Chí Minh hổ trợ 30 triệu đồng một cách lặng lẽ mà không được xin lỗi công khai

Một phần của tài liệu vấn đề bồi thường thiệt hại do oan trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)