Chủ thề bồi thường và nghĩa vụ hoàn trả

Một phần của tài liệu vấn đề bồi thường thiệt hại do oan trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 49)

Trong hoạt động tố tụng hình sự luôn có sự phối hợp và hoạt động giám sát trong quá trình tố tụng, kết quả của giai đoạn tố tụng trước là tiền đề, là cơ sở cho hoạt động tố tụng ở giai đoạn sau vì vậy sai lầm của giai đoạn trước thường dẫn đến sai lầm, thiếu sót của các giai đoạn tiếp theo. Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước trong lĩnh vục tố tụng hình sự đã qui định rất rỏ cơ quan nào, trong giai đoạn nào có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị oan. Điều này sẽ làm giảm tình trạng đùn đẩy

trách nhiệm giữa các cơ quan trong lĩnh vực bồi thường thiệt hại qua đó đảm bảo được quyền lợi cho người dân.

2.2.1.1. Trách nhiệm bồi thường của cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số họat động điều tra giao nhiệm vụ tiến hành một số họat động điều tra

Căn cứ vào những qui định về thẩm quyền của Viện Kiểm sát được qui định trong Bộ luật tố tụng hình sự 2003 là Viện Kiểm sát có quyền ra quyết định huỷ bỏ quyết định của cơ quan điều tra như: các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của cơ quan điều tra. Nếu cơ quan điều tra đã làm không tốt nhiệm vụ của mình và đã gây ra oan thì phải có trách nhiệm bồi thường. Điều 30 Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước đã qui định: Cơ quan điều tra được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm bồi thường trong các trường hợp sau đây:

 Đã ra quyết định tạm giữ người nhưng Viện kiểm sát có thẩm quyền đã có quyết định huỷ bỏ quyết định tạm giữ đó vì người bị tạm giữ không có hành vi vi phạm pháp luật;

 Đã ra quyết định khởi tố bị can nhưng Viện kiểm sát có thẩm quyền không phê chuẩn quyết định khởi tố vì người bị khởi tố không thực hiện hành vi phạm tội.

Ví dụ: Ông Đặng Văn B ở Huyện Lấp Vò, Tỉnh Đồng Tháp bị cơ quan điều tra huyện Lấp Vò bắt giam vì bị nghi ngờ về tội chứa chấp mại dâm, sau khi tạm giam cơ quan điều tra xin lênh phê chuẩn về quyết định tạm giam của cơ quan điều tra, nhưng bị Viện Kiểm sát ra bản án huỷ bỏ quyết định tạm giam anh B vì không đủ chứng cứ để chứng minh anh B thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Vậy trong trường hợp này cơ quan điều tra huyện Lấp Vò có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho anh B trong những ngày bị tạm giam oan.

2.2.1.2. Trách nhiệm bồi thường của Viện kiểm Sát Nhân Dân trong hoạt động tố tụng hình sự

Khi cơ quan điều tra gửi quyết định đến cho Viện Kiểm sát để Viện Kiểm sát phê chuẩn quýêt định đó của Cơ quan điều tra. Viện Kiểm sát phải xem xét thật kĩ quyết định đề nghị rồi mới phê chuẩn, nếu không xem xét kĩ, Viện Kiểm sát vội vàng ra quyết định phê chuẩn đề nghị của Cơ quan điều tra dẫn đến gây oan cho người vô tội thì Viện Kiểm sát phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Mặc dù là cơ quan điều tra có sai trong giai đoạn này, nhưng theo nguyên tắc của Luật là chủ thể gây ra oan sau cùng thì có nghĩa vụ bồi thường toàn bộ. Nên Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước qui định Viện kiểm sát có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây:

 Đã phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ của cơ quan điều tra có thẩm quyền nhưng người bị tạm giữ không có hành vi vi phạm pháp luật;

 Đã phê chuẩn lệnh tạm giam của cơ quan điều tra có thẩm quyền hoặc ra lệnh tạm giam, gia hạn tạm giam mà sau đó có quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không thực hiện hành vi phạm tội;

 Toà án cấp sơ thẩm trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhưng sau đó có quyết định của cơ quan có thẩm quyền đình chỉ điều tra vì người đó không thực hiện hành vi phạm tội;

Khi Viện Kiểm sát gửi quyết định truy tố bị can đến Toà án cấp sơ thẩm để xét xử vụ án, Viện Kiểm sát phải chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp Toà án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, Toà án cấp phúc thẩm vẫn giữ nguyên bản án sơ thẩm tuyên bị cáo không có tội, hoặc Toà án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm vẫn giữ nguyên bản án của toà án cấp phúc thẩm tuyên bị cáo không có tội vì không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Ở đây Viện kiểm sát đã truy tố oan cho người vô tội nên Viện Kiểm sát phải có trách nhiệm bồi thường cho hành vi của mình, và Viện Kiểm sát chính là người gây ra oan sau cùng nên Viện Kiểm sát phải có trách nhiệm bồi thường toàn bộ. Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước qui định Viện Kiểm sát có trách nhiệm bồi thường khi:

 Đã có quyết định truy tố bị can nhưng Toà án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo không có tội vì không thực hiện hành vi phạm tội và bản án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật;

 Toà án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm tuyên là không có tội vì không thực hiện hành vi phạm tội;

 Toà án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo không có tội vì không thực hiện hành vi phạm tội và sau đó Toà án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm vẫn giữ nguyên bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm tuyên bị cáo không có tội vì không thực hiện hành vi phạm tội.

Ví dụ: ngày 04/9/2007, công dân Trần Minh Hoàng bị cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP. Hội An bắt và Viện Kiểm sát nhân dânTP. Hội An phê chuẩn lệnh bắt tạm giam 143 ngày vì can tội “chống người thi hành công vụ”. Qua quá trình xét xử, Toà án nhân dân tỉnh Quảng Nam tuyên Hoà vô tội. Ngay sau đó Viện Kiểm sát đã kháng nghị lên Toà phúc thẩm. Ngày 18/6/2008, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tỉnh Quảng Nam tuyên Hoà không phạm tội, trả tự do và phục hồi danh dự16. Trong tường hợp này Viện Kiểm sát là cơ quan gây ra oan cuối cùng nên Viện Kiểm sát có trách nhiệm bồi thường cho anh Trần Minh Hoàng.

2.2.1.3. Trách nhiệm bồi thường của Toà án nhân dân

 Theo Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước thì Toà án cấp sơ thẩm sẽ có trách nhiệm bồi thường trong trường hợp đã ra bản án tuyên bị cáo có tội nhưng Toà

án cấp phúc thẩm huỷ bản án sơ thẩm vì bị cáo không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, Toà án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm huỷ bản án sơ thẩm vì bị cáo không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Luật qui định cụ thể như sau:

 Toà án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo có tội nhưng Toà án cấp phúc thẩm huỷ bản án sơ thẩm, tuyên bị cáo không có tội và đình chỉ vụ án vì người đó không phạm tội hoặc huỷ bản án sơ thẩm để điều tra lại mà sau đó bị can được đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án vì không thực hiện hành vi phạm tội hoặc huỷ bản án sơ thẩm để xét xử lại mà sau đó bị cáo được tuyên là không có tội vì không thực hiện hành vi phạm tội;

 Toà án cấp sơ thẩm Toà án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm huỷ bản án và đình chỉ vụ án vì người đó không thực hiện hành vi phạm tội;

 Toà án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo có tội, bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng Toà án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm huỷ bản án để điều tra lại mà sau đó bị can được đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án vì không thực hiện hành vi phạm tội;

 Toà án cấp sơ thẩm tuyên bị tuyên bị cáo có tội, bản án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật nhưng cáo có tội, bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng Toà án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm huỷ bản án để xét xử lại mà sau đó bị cáo được tuyên là không có tội vì không thực hiện hành vi phạm tội.

Ví dụ: trường hợp của anh Đào Xuân Thế. Khoảng tháng 10/2004, Đào Xuân Thế, quê ở Ninh Giang, Hải Dương vào Vũng Tàu xin học nghề. Sau đó, Thế lên TP HCM trọ tại đường Phạm Hữu Chí, quận 6 và xin vào làm công nhân bán xăng tại cây xăng số 8 trên đường Lý Thường Kiệt, quận Tân Bình.

Buổi tối của ngày đi làm đầu tiên, một đồng nghiệp tên là Nguyễn Văn Thắng đã lấy toàn bộ tiền bán xăng được trong ngày bỏ túi trốn đi. Tuy nhiên, chủ cây xăng đã phát hiện và tri hô nên Nguyễn Văn Thắng đã bị bắt giữ giao cho Công an quận Tân Bình xử lý.

Tại cơ quan điều tra, Nguyễn Văn Thắng khai Thế là người chủ mưu. Theo lời khai của Thắng, thấy việc bán xăng thu được nhiều tiền, chủ lại không quản lý nên Thế bàn với Thắng ôm tiền bỏ trốn. Theo đó, Thắng sẽ là người ra tay thực hiện, còn Thế sẽ giả vờ đi ngủ để chủ không nghi ngờ rồi trốn sau.

Ngay sau đó, Đào Xuân Thế được triệu tập lên làm việc. Sau nhiều ngày bị tra hỏi, quá mệt mỏi nên Thế đã nhận bừa là có xúi giục Nguyễn Văn Thắng lấy tiền của chủ chia nhau tiêu xài. Ngay sau đó, Đào Xuân Thế đã bị khởi tố, bắt tạm giam.

Ngày 27/5, TAND quận Tân Bình đã đưa vụ án ra xét xử và tuyên 2 bị cáo Nguyễn Văn Thắng, Đào Xuân Thế mỗi người 1 năm tù giam về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Đào Xuân Thế đã làm đơn kháng cáo kêu oan.

TAND TP HCM đã đưa vụ án ra xét xử theo trình tự phúc thẩm. Hội đồng xét xử TAND TP HCM đã cho rằng các chứng cứ buộc tội Đào Xuân Thế phạm tội là không có cơ sở. Thắng khai nhận cả hai cùng thỏa thuận gây án, Thắng sẽ đi trước, Thế đi sau. Tuy nhiên, sau khi vụ việc bị phát hiện, Thắng đã trốn được hơn 2 giờ nhưng Thế vẫn ở cửa hàng.

Hơn nữa, Thế mới vào làm việc ngày đầu tiên, khó có thể nắm bắt được quy luật giao nhận tiền của cửa hàng nên không thể chủ mưu, xúi giục Thắng...từ những nhận định đó, Hội đồng xét xử đã tuyên Đào Xuân Thế không phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.17

Vậy trường hợp này thì TAND quận Tân Bình là cơ quan có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho anh Đào xuân Thế.

 Theo Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước thì Toà án cấp phúc thẩm có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp khi Toà án cấp phúc thẩm tuyên bị cáo có tội nhưng Toà án cấp trên là giám đốc thẩm, tái thẩm huỷ bản án tuyên bị cáo không có tội vì không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Luật qui định vấn đề bồi thường thiệt hại của toà án cấp phúc thẩm cụ thể như sau:

 Toà án cấp phúc thẩm tuyên bị cáo có tội nhưng Toà án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm huỷ bản án phúc thẩm và đình chỉ vụ án vì người đó không thực hiện hành vi phạm tội;

 Toà án cấp phúc thẩm tuyên bị cáo có tội nhưng Toà án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm huỷ bản án phúc thẩm để điều tra lại mà sau đó bị can được đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án vì không thực hiện hành vi phạm tội;

 Toà án cấp phúc thẩm tuyên bị cáo có tội nhưng Toà án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm huỷ bản án phúc thẩm để xét xử lại mà sau đó bị cáo được tuyên là không có tội vì không thực hiện hành vi phạm tội.

Ví dụ: tại phiên toà sơ thẩm tuyên A phạm tội nhận hối lộ, và tuyên phạt với mức hai năm tù giam, sau đó A kháng cáo lên cấp phúc thẩm, và Toà phúc thẩm cũng tuyên giống như phiên Toà sơ thẩm là A phạm tội nhận hối lộ. Nhưng sau đó vì phát hiện ra hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong vụ án nên Viện trưởng Viện kiểm sát kháng nghị lên giám đốc thẩm xem xét lại bản án. Và hộ đồng giám đốc thẩm quyết định đình chỉ vụ án vì hành vi của A không cấu thành tội phạm. Vậy trong trường hợp này thì Toà án cấp phúc thẩm là cơ quan gây ra oan sau cùng cho nên Toà án cấp phúc thẩm có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do oan cho A.

 Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước qui định việc bồi thường thiệt hại đối với Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Toà án quân sự quân khu và tương đương như sau:

Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Toà án quân sự quân khu và tương đương có trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Toà án quân sự quân khu và tương đương xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm giữ nguyên bản án của Toà án cấp dưới tuyên bị cáo có tội trong các trường hợp sau đây:

 Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm huỷ quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Toà án quân sự quân khu và tương đương và đình chỉ vụ án vì người đó không thực hiện hành vi phạm tội;

 Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm huỷ quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Toà án quân sự quân khu và tương đương để điều tra lại mà sau đó bị can được đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án vì người đó không thực hiện hành vi phạm tội;

 Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm huỷ quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Toà án quân sự quân khu và tương đương để xét xử lại mà sau đó bị cáo được tuyên là không có tội vì không thực hiện hành vi phạm tội.

Ví dụ: Gia đình anh Kiên - Ngoan (trú tại thị trấn Hưng Hà, huyện Hưng Hà) vào sáng ngày 1/4/1995. Anh Kiên mua xăng trong khi chiếc Babetta của anh vẫn nổ máy. Nhân viên Nguyễn Thị Lý (vợ của phó giám đốc đơn vị quản lý cây xăng) cầm vòi bơm nhiên liệu vào bình xăng. Bất ngờ ngọn lửa bùng lên, chị Lý hốt hoảng giật vòi bơm làm xăng tưới thẳng vào cơ thể. Vụ hỏa hoạn đó, chị Lý là người bị bỏng duy nhất.

Công an huyện Hưng Hà cho rằng, cây xăng không đảm bảo các quy định về phòng cháy chữa cháy, nhân viên Lý không được đào tạo về kỹ thuật bán xăng... Do vậy, anh Kiên được thả về nhà. Anh hỗ trợ trước mắt 4 triệu đồng cho nạn nhân, gia đình chị Lý chê ít nên không nhận.

Năm 1996, anh Kiên bị khởi tố về tội vô ý gây thương tích nặng cho sức khỏe người khác. Viện trưởng VKSND huyện Hưng Hà ký lệnh tạm giam bị can 2 tháng. Trong khi chờ các cơ quan pháp luật hoàn chỉnh hồ sơ vụ việc, VKS phải ra hạn tạm

giam 2 lần. Lần đó, chị Ngoan cùng 2 con đã nhiều đêm nằm ngủ trước trụ sở chính quyền huyện để phản đối việc gia hạn tạm giam.

Đầu tháng 7/1996, TAND tuyên phạt bị cáo Kiên 3 tháng tù (trả tự do ngay tại

Một phần của tài liệu vấn đề bồi thường thiệt hại do oan trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)