Sự né tránh và đùn đẩy trách nhiệm của cơ quan có trách nhiệmbồi thường

Một phần của tài liệu vấn đề bồi thường thiệt hại do oan trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 71)

phục để mọi người biết đến nổi oan ức của mình cũng như gây dựng lại niềm tin trong xã hội. Từ hành động giúp một người bị tai nạn giao thông đưa vào bệnh viện nhưng gay ngày hôm sau anh lại bị bắt giam vì cơ quan có thẩm quyền cho rằng chính anh là người gây ra vụ tai nạn. Ròng rã qua 4 năm, 18 tháng ngồi tù và 17 lần ra ngồi toà với ba phiên toà của các cấp xét xử tuyên anh Bình không phạm tội, anh được minh oan, nhưng gì đây quyền lợi hợp pháp, chính đáng của anh Bình vẫn chưa được trọn vẹn.27

Vậy trường hợp của anh Hoà Bình, một người bị oan và cần được khôi phục danh dự, thế nhưng cơ quan có trách nhiệm bồi thường chỉ xin lỗi một cách tượng trưng, không thiện chí, cũng như không thực hiện việc xin lỗi theo đúng qui định của pháp luật. Làm cho quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại không được đảm bảo một cách trọn vẹn. Vấn đề đặc ra là phải có giải pháp để khắc phục tình trạng này.

Giải pháp đề xuất để khắc phục tồn tại

Việc cơ quan có trách nhiệm bồi thường không xin lỗi người bị oan hoặc có xin lỗi nhưng hoàn toàn không thể hiện thiện chí, vấn đề này không thể chấp nhận được. Vì cơ quan tiến hành tố tụng đã làm sai thì phải xin lỗi, cải chính công khai cho người bị oan, phục hồi danh dự cho người bị oan, chỉ trừ trường hợp người bị oan không yêu cầu được khôi phục danh dự. Nếu trường hợp cơ quan có trách nhiệm bồi thường cố ý không thực hiện việc xin lỗi, cải chính công khai khi người bị thiệt hại có yêu cầu và không tuân theo qui định của Luật về việc thực hiện việc xin lỗi, cải chính công khai thì nên qui định biện pháp xử lý kỉ luật người phụ trách việc xin lỗi, cải chính công khai cho người bị thiệt hại. Có như vậy cơ quan tiến hành tố tụng sẽ có trách nhiệm hơn trong công việc của mình, sẽ đảm bảo được khi công dân bị oan thì sẽ được cơ quan có trách nhiệm gây ra oan xin lỗi, và cải chính công khai để khôi phục danh dự cho người bị oan. Công dân sẽ cảm thấy hài lòng hơn về thiện chí chấp nhận việc làm sai của cơ quan tiến hành tố tụng đối với mình.

3.2.4. Sự né tránh và đùn đẩy trách nhiệm của cơ quan có trách nhiệm bồi thường thường

Tồn tại

Bị oan và để được giải oan là cả một đoạn đường, đôi khi người bị oan chưa kịp nhìn thấy công lý thì họ đã không còn sống nữa. Thế nhưng, khi được giải oan rồi, đoạn đường yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại cũng gian truân không kém. Có rất nhiều trường hợp khi người bị oan yêu cầu thì các cơ quan có trách nhiệm bồi thường thường né tránh trách nhiệm hoặc đổ lỗi cho nhau, dẫn đến việc bồi thường day dưa, kéo dài,

27 vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Nhung-vuong-mac-trong-boi-thuong-oan-sai/10879479/218/Thứ ba, 28 Tháng chính năm 2004 - Nguyễn H ải

không giải quyết nhanh chóng, kịp thời cho người dân và một số trường hợp người dân được bồi thường nhưng với số tiền rất ít, không phù hợp với thiệt hại mà cơ quan tiến hành tố tụng đã gây ra cho người bị oan.

Ví dụ: trường hợp ông Lê Quang Tiến - nguyên công an viên xã Đông Bình, huyện Bình Minh, Vĩnh Long - vừa được bồi thường 11 triệu đồng sau hơn một năm gõ cửa các cơ quan bảo vệ pháp luật. Cuối năm 2005, ông Tiến là Phó công an ấp Đông Bình A, nhận được tin hai thanh niên đang ẩu đả nên đến can thiệp. Do hai đối tượng trên không chịu dừng tay, ông Tiến xông vào đánh trúng tay trái của đối tượng làm trượt ngã gây thương tật 20%. Viện kiểm sát nhân dân huyện Bình Minh truy tố ông Tiến về tội cố ý gây thương tích. Tháng 10-2007, TAND huyện Bình Minh xét xử sơ thẩm tuyên ông Tiến trắng án bởi các chứng cứ, lời khai...chưa đủ kết tội. Tòa xử xong, Viện Kiểm sát nhân dân huyện Bình Minh kháng nghị. Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long xử phúc thẩm tuyên hủy án sơ thẩm giao cơ quan điều tra Công an huyện Bình Minh điều tra lại. Ngày 27-6-2008, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Bình Minh đã ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ điều tra bị can đối với ông Tiến vì hành vi của ông không cấu thành tội phạm... Trong thời gian bị oan sai, gia đình ông lâm vào cảnh khốn khổ: vợ phải bán vé số, con gái nghỉ học, thế mà chỉ nhận quyết định đình chỉ vụ án, không được bồi thường. Tháng 7-2008, ông gửi đơn đến Viện Kiểm sát huyện Bình Minh để yêu cầu bồi thường. Năm tháng sau, Viện Kiểm sát huyện Bình Minh mới có văn bản: “Lê Quang Tiến có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Vì vậy, Công an huyện Bình Minh đã có công văn đề nghị UBND xã Đông Bình xử lý hành chính đối với Lê Quang Tiến”. Để chối trách nhiệm bồi thường, Viện Kiểm sát huyện Bình Minh khẳng định “trường hợp ông Lê Quang Tiến không thuộc diện bồi thường theo Nghị quyết 338 về bồi thường cho người bị oan”. Ông Tiến gởi đơn đến Ủy ban Tư pháp của Quốc hội nhờ can thiệp. Ngày 13-2-2009, bà Lê Thị Nga - Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp - đã gửi công văn đến Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Long đề nghị xem xét, giải quyết theo thẩm quyền, đúng quy định pháp luật... Ngày 1-10-2009, Viện kiểm sát huyện Bình Minh mời ông Tiến đến thỏa thuận bồi thường số tiền 11 triệu đồng và thực hiện xin lỗi công khai.28

Ví dụ: Một trường hợp khác là ông Lê Văn Nhỏ (SN 1955, ngụ ấp 4, xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau) đặt ra trong hàng chục lần tìm đến các cơ quan tố tụng của huyện U Minh và tỉnh Cà Mau để yêu cầu giải quyết bồi thường oan sai theo Nghị quyết 388 ngày 17 tháng 3năm 2003. Thế nhưng, và đã hơn mười tám tháng vụ việc vẫn chưa được giải quyết...

Ông Lê Văn Nhỏ bị Cơ quan CSĐT Công an huyện U Minh khởi tố, cấm đi khỏi nơi cư trú về tội danh "Cố ý gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác" vào ngày 30 tháng 6 năm 2005. Sau đó, TAND huyện U Minh đưa ra xét xử và tuyên phạt 1 năm 6 tháng tù giam. Do trong quá trình tố tụng ở cấp sơ thẩm có nhiều sai sót nên sau đó tòa án cấp phúc thẩm đã quyết định hủy toàn bộ bản án về điều tra, truy tố xét xử lại. Đến ngày 17 tháng 12 năm 2007, Viện KSND huyện U Minh ra Quyết định số 01/QĐ-VKS rút toàn bộ quyết định truy tố đối với ông Nhỏ. Ngày 18.12 năm 2007, TAND huyện U Minh đã đình chỉ vụ án đối với ông Nhỏ.

Tháng 1 năm 2008, ông Nhỏ đã làm đơn gửi VKSND huyện U Minh đòi bồi thường oan sai theo Nghị quyết 388 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Sau một thời gian nghiêm cứu, hai cơ quan tố tụng là VKSND và TAND huyện U Minh cứ đùn đẩy trách nhiệm cho nhau để không tiến hành xin lỗi công khai, khôi phục danh dự và bồi thường tổn thất cho ông Nhỏ. VKS huyện thì cho rằng trách nhiệm bồi thường là của TAND huyện vì cho rằng TAND huyện là cơ quan gây ra oan sau cùng và hướng dẫn ông làm đơn gửi TAND huyện để được xem xét giải quyết. Khi ông gửi đến TAND huyện thì cơ quan này lại cho rằng trách nhiệm thuộc VKSND huyện (Công văn số 01/2009/CV-TA ký ngày 3.3 năm 2009).

Ông Nhỏ lại làm đơn gửi đến VKSND huyện U Minh. Mới đây, ngày 25 tháng 6 năm 2009, VKSND huyện U Minh có Công văn số 03/VKS cho rằng: Để xác định trách nhiệm bồi thường cho ông thuộc cơ quan nào, VKSND huyện U Minh đã xin đường lối giải quyết của VKSND tỉnh Cà Mau. Ngày 03 tháng 6 năm 2009, VKSND tỉnh Cà Mau có Công văn số 120/VKS-P1 khằng định cơ quan có trách nhiệm bồi thường là TAND huyện U Minh. Do đó, VKSND huyện U Minh yêu cầu ông Nhỏ liên hệ với TAND huyện U Minh. Ông Nhỏ lại tìm đến TAND huyện U Minh thì được trả lời là chờ công văn hướng dẫn của TAND tỉnh Cà Mau. Mới đây, ngày 18 tháng 7, ông Nhỏ đến TAND tỉnh Cà Mau hỏi thăm tình hình thì cơ quan này lại tiếp tục hẹn để chờ mời hai cơ quan TAND huyện và VKSND huyện lên họp để xác định trách nhiệm thuộc cơ quan nào.29 Như vậy, đã gần 2 năm kể từ ngày ông Nhỏ được minh oan nhưng các cơ quan tố tụng vẫn chưa xác định được trách nhiệm bồi thường oan sai cho ông Nhỏ thuộc cơ quan nào.

Giải pháp đề xuất để khắc phục tồn tại

Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước qui định rất rõ thẩm quyền của từng cơ quan có trách nhiệm bồi thường. Đối với trường hợp nào do cơ quan mình bồi thường thì buộc cơ quan có trách nhiệm phải biết được điều đó. Trường hợp nếu cơ quan có trách nhiệm bồi thường cố ý đùn đẩy trách nhiệm bồi thường cho cơ quan khác, hoặc

cố ý day dưa kéo dài tình trạng bồi thường làm chậm trễ trong việc bồi thường cho người bị thiệt hại. Kiến nghị là Luật nên qui định việc xử lý hành chính những cơ quan này bằng cách nếu cơ quan có trách nhiệm bồi thường cố ý đùn đẩy trách nhiệm hậu quả chậm trễ bồi thường cho người bị thiệt hại thì buộc cơ quan phải bồi thường gấp hai lần số tiền mà phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Và số tiền này không phải là tiền rút từ ngân sách Nhà nước mà là số tiền của cơ quan có trách nhiệm bồi thường. Và tuỳ theo mức độ vi phạm mà có thể bị xử lý kỉ luật. Có như vậy thì mới nâng cao hơn trách nhiệm bồi thường của các cơ quan tiến hành tố tụng. Dẫn đến việc bồi thường sẽ được nhanh chóng hơn. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp không phải cố ý mà vì lý do khách quan mà cơ quan có trách nhiệm bồi thường gây ra sự chậm trễ trong việc bồi thường cho người bị thiệt hại thì khoản tiền bồi thường gấp đôi đó sẽ được rút từ ngân sách Nhà nước, cơ quan có trách nhiệm bồi thường sẽ không có trách nhiệm hoàn trả khoản tiền đó.

3.3. Những giải pháp chung để khắc phục tình trạng gây ra oan trong tố tụng hình sự

Vấn đề đưa ra những giải pháp nhằm để khắc phục những tồn tại về mặt pháp lý cũng như việc áp dụng Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước là vấn đề rất quan trọng. Bên cạnh đó một vấn đề cũng không kém phần quan trọng hơn đó là đề xuất được những giải pháp để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng gây ra oan sai cho người dân. Vì nếu không có vấn đề oan sai thì sẽ không có việc bồi thường , và sẽ không có tranh chấp trong vấn đề bồi thừơng thiệt hại. Oan sai dù ờ mức độ nào cũng dẫn đến những hậu quả rất cho xã hội, cho bản thân người bị oan và gia đình của họ. Cho nên việc đưa ra những biện pháp để hạn chế đến mức thấp nhất vấn đề oan sai xảy ra là nhu cầu cấp thiết của xã hội.

Một phần của tài liệu vấn đề bồi thường thiệt hại do oan trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)