Vấn đề thương lượng

Một phần của tài liệu vấn đề bồi thường thiệt hại do oan trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 67)

Tồn tại

Khó khăn nhất trong vấn đề bồi thường oan là việc xác định khoản tiền bồi thường. Đối với những vấn đề bồi thường quá cao, cơ quan trực tiếp bồi thường và người bị oan phải gặp nhau nhiều lần để tính toán, xác định, thoả thuận mức bồi thường. Và kết quả thương lượng thường không thành. Lý do của những cuộc thương lượng không thành chính là số tiền bồi thường bên bị thiệt hại đưa ra thường là cao nên cơ quan có trách nhiệm bồi thường không đồng ý. Nguyên nhân của việc cơ quan có trách nhiệm bồi thường không đồng ý mức bồi thường của người bị thiệt hại đưa ra là do: lý do thứ nhất là người bị thiệt hại không đủ giấy tờ chứng minh được nguồn gốc của thiệt hại của mình; lý do thứ hai là người tiến hành tố tụng cố ý không bồi thường hết những khoản mà người bị thiệt hại yêu cấu. Đó là do cơ quan có trách nhiệm bồi thường sợ mức hoàn trả cho Nhà nước sẽ cao. Một lý do thứ nữa dẫn đến việc thương lượng không thành là từ trước đến nay các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ quen “ cầm cân nẩy mực”, ít khi phải thương lượng, hoà giải, vì vậy họ khó thông cảm đến sự khốn khổ, tan nát nhà cửa của người bị oan.Vì vậy họ không chấp nhận những khoản yêu cầu bồi thường mà người bị thiệt hại đưa ra.

Ví dụ trường hợp điển hình là vụ đòi bồi thường thiệt hại giữa ông Hoàng Minh Tiến và Viện Kiểm sát nhân dân Hà Nội, ông bị bắt giam từ ngày 22-11-1992, với lời buộc tội về Lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản XHCN, ông đã phải bốn lần ra hầu toà hình sự cùng với 13 tháng 8 ngày bị giam giữ trong oan ức. Trên thực tế, vụ án hình sự xảy ra đối với ông Hoàng Minh Tiến chỉ là tranh chấp kinh tế liên quan đến khoản nợ 211 triệu đồng giữa cửa hàng XNK Đồng Tiến và TCty Xây dựng Hà Nội trong một hợp đồng liên doanh xuất khẩu da trâu, bò theo kiểu lời cùng ăn, lỗ cùng

chịu. Hai bên đã thoả thuận hạn trả nợ cuối cùng là 31-12-1992 nhưng khi chưa đến hạn thanh lý hợp đồng thì ông Tiến bị bắt. Tại phiên toà sơ thẩm Toà án nhân dân Hà Nội đã tuyên ông Hoàng Minh Tiến không phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản XHCN. Viện Kiểm sát tiếp tục kháng nghị lên TAND tối cao.

Tháng 6/1996, TAND Tối cao tuyên ông không phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản XHCN như kết luận của TAND Hà Nội. Ông Tiến yêu cầu đòi bồi thường hơn 4 tỉ đồng cho 13 khoản mà ông và gia đình phải gánh chịu trong thời gian vướng vào vòng lao lý. Trong số này có tổn thất về tinh thần, tiền lương, tổn thất do không triển khai được hợp đồng với đối tác khi ông bị bắt giam…giữa Viện Kiểm sát Hà Nội và ông Hoàng Minh Tiến đã có nhiều buổi thương lượng, nhưng mới thống nhất được một khoản tiền cơ bản. theo đó Việm Kiểm sát chỉ chấp nhận bồi thường 28 triệu đồng, Vì thế ông Hoàng Minh Tiến đã kiện Viện Kiểm sát nhân dân Hà Nội và nhờ Toà án quận Hai Bà Trưng – Hà Nội phán quyết. Ngày 6/6/2005, TAND Hai Bà Trưng đã tuyên án sơ thẩm, theo đó, ông chỉ được bồi thường tổng số tiền gần 28 triệu đồng cho hơn 400 ngày bị tạm giữ và 900 ngày tại ngoại (bị quản thúc) của ông Tiến.25

Trong trường hợp này số tiền bồi thường mà ông Tiến yêu cầu là rất lớn cho nên cơ quan có trách nhiệm bồi thường sẽ tìm cách không chấp nhận một số khoản mà ông Tiến đã yêu cầu, vì nếu bồi thường với số tiền cao như vậy thì trách nhiệm hoàn trả của người gây ra thiệt hại sẽ rất lớn. Điều này là không tránh khỏi. Trong trường hợp này ông Tiến yêu cầu bồi thường hơn 4 tỉ mà Viện Kiểm sát Hà Nội chỉ chấp nhận bồi thường với mức tiền là 28 triệu đồng, một số tiền quá nhỏ so với yêu cầu của ông Tiến. Với số tiền giữa hai bên như vậy thì cuộc thương lượng sẽ dẫn đến không thành và sẽ nhờ Toà án giải quyết.

Ví dụ: Cũng là trường hợp của ông Bùi Văn Mãnh. Tại Tòa án huyện Gò Công Tây ông Bùi Văn Mãnh (ngụ ở xã Tân Thới, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang) yêu cầu TAND tỉnh Tiền Giang phải bồi thường số tiền tổng cộng là 1,29 tỷ đồng, bao gồm 8 khoản: thiệt hại về tinh thần; thiệt hại về tài sản do khi ông bị bắt, vợ ông cũng bị nghi là đồng phạm nên phải bỏ trốn, con cái ông phải đi nơi khác ở nhờ nên nhà cửa không ai trông nom, tài sản trong nhà bị mất hết...khoản thiệt hại về sức khỏe; khoản trợ cấp nuôi 6 đứa con còn đang trong độ tuổi vị thành niên; khoản chi phí đi khiếu kiện; khoản chi phí thăm nuôi khi ông ngồi tù và khoản tiền mất thu nhập do nhiều lần kiện tòa.

Sau nhiều lần gặp gỡ, thương lượng nhưng giữa ông Mãnh và TAND tỉnh Tiền Giang Tại phiên tòa, đại diện cho phía bị đơn TAND tỉnh Tiền Giang, thư ký Trần

25 vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Nhung-vuong-mac-trong-boi-thuong-oan-sai/10879479/218/Thứ ba, 28 Tháng chín, năm 2004 - Nguyễn Hải.

Ngọc Hạnh thừa nhận yêu cầu của ông Mãnh kiện TAND tỉnh Tiền Giang bồi thường thiệt hại là đúng, nhưng số tiền ông đòi là không có cơ sở, không thể chấp nhận được. TAND tỉnh Tiền Giang căn cứ theo Nghị quyết 388 về bồi thường cho người bị oan sai, chỉ chấp nhận bồi thường thiệt hại tinh thần và khoản tiền mất thu nhập của ông Mãnh trong khoảng thời gian ông ngồi tù. Theo đó, tòa sẽ bù đắp tinh thần cho ông Mãnh là 60,9 triệu đồng, 51 triệu đồng trong thời gian 13 năm ông Mãnh chờ quyết định đình chỉ vụ án, đồng thời bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất. Đối với các khoản khác đều không có cơ sở xem xét.

Ngày 30/3, TAND tỉnh Tiền Giang đã mở phiên phúc thẩm xét xử vụ ông Bùi Văn Mãnh kiện đòi TAND tỉnh Tiền Giang bồi thường số tiền 1,29 tỷ đồng, do đã bị xét xử và bắt giam oan hơn 4 năm 3 tháng.

Trong bản án sơ thẩm ngày 9/11/2004, TAND huyện Gò Công Tây (tỉnh Tiền Giang) đã tuyên chấp nhận một phần yêu cầu của ông Mãnh, buộc TAND tỉnh Tiền Giang phải bồi thường tổng số tiền 146.467.583 đồng bao gồm tổn thất tinh thần và thu nhập thực tế bị mất.

Ngay sau đó, cả ông Mãnh và TAND tỉnh Tiền Giang điều kháng cáo. Ông Mãnh cho rằng việc TAND huyện Gò Công Tây chỉ chấp nhận 146 triệu đồng là quá thiệt thòi đến quyền lợi của ông. Về phía TAND tỉnh Tiền Giang thì cho rằng bản án trên là chưa rõ ràng, quá chung chung.

Tại phiên tòa phúc thẩm ngày 30/3, HĐXX chỉ chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo của cả hai phía. Theo HĐXX, thời điểm bồi thường cho ông Mãnh phải được tính từ ngày cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can cho đến khi có quyết định cuối cùng của cơ quan có thẩm quyền xác định người đó không phạm tội. Theo đó, ông Mãnh được nhận thêm khoảng 6 triệu đồng mà cấp sơ thẩm chưa tính đến.

Đối với những khoản tiền khác ông Mãnh yêu cầu, HĐXX cho rằng không có chứng cứ để chứng minh, nên bác kháng cáo.26

Trong trường hợp này của ông Mãnh việc thương lượng giữa ông và Toà án tỉnh Tiềng Giang không thành là do số tiền đòi bồi thường của ông quá cao 1,29 tỷ đồng, trong khi ông không đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc những thiệt hại đó. Cho nên Toà án tỉnh Tiền Giang không chấp nhận khoản tiền bồi thường đó. Dẫn đến việc thương lượng của hai bên đã không thành. Nhưng còn một nguyên nhân dẫn đến thương lượng không thành là vì Toà án nhân dân tỉnh Tiền Giang cố ý không chấp nhận một số khoản bồi thường lý ra là ông Mãnh phải được bồi thường (việc giải

26vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Toa-xu-chinh-minh-trong-vu-kien-an-oan/10904381/218/. Thứ tư, 30 Tháng ba 2005.

quyết tại phiên Toà phúc thẩm ông được Toà xét xử là Toà án nhân dâ tỉnh Tiền Giang phải bồi thường cho ông thêm 6 triệu đồng).

Với sự tồn tại về mặt thực tiễn về vấn đề thương lượng giữa người bị thiệt hại và cơ quan tiến hành tố tụng, cần phải có một giải pháp đưa ra để khắc phục tình trạng này, để đảm bảo quyền lợi cho người bị thiệt hại hơn.

Giải pháp đề xuất để khắc phục vấn đề tồn tại

Vậy từ sự phân tích và biết được nguyên nhân dẫn đến những cuộc thương lượng không thành của cơ quan có trách nhiệm bồi thường với người bị thiệt hại. Giải pháp đề xuất để khắc phục tình trạng này Nhà nước nên có biện pháp xử lý đối với những cơ quan tiến hành tố tụng cố ý không chấp nhận những khoảng tiền hợp lý mà người bị thiệt hại họ xứng đáng được bồi thường. Đó có thể là xử phạt qui phạm hành chính hoặc kỉ luật đối với những cá nhân người có trách nhiệm trong việc thương lượng mức bồi thường. Còn đối với trường hợp cơ quan có trách nhiệm bồi thường không chấp nhận khoản tiền mà người yêu cầu không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc đã được đưa ra giải pháp tại mục 3.2.1.

Một phần của tài liệu vấn đề bồi thường thiệt hại do oan trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)