Vấn đề tranh tụng tại phiên toà

Một phần của tài liệu vấn đề bồi thường thiệt hại do oan trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 75)

Vấn đề tranh tụng có ý nghĩa trong việc hạn chế tình trạng oan sai xảy ra. Cho nên một giải pháp để hạn chế oan sai là cần áp dụng có hiệu quả vấn đề tranh tụng tại phiên toà bằng cách thẩm phán chỉ giữ vai trò làm trọng tài trong các phiên xét xử bằng cách tăng cường đội ngũ luật sư trong cả nước về lượng lẫn về chất. Đảm bảo được mọi phiên toà xét xử hình sự đều có mặt của người bào chữa, và trong phiên toà người bào chữa và Viện Kiểm sát sẽ tranh luận với nhau, để từ đó sẽ làm rõ được vụ

án hơn.Và thẩm phán sẽ là người xem xét kết quả tranh tụng mà đưa ra phán quyết. Nếu tranh tụng tốt thì vụ án sẽ được giải quyết tốt, hạn chế oan sai xảy ra.

3.3.3. Vấn đề hình sự hóa

Giải pháp để khắc phục tình trạng oan sai xảy ra là cần khắc phục vấn đề hình sự hoá. Để khắc phục vấn đề hình sự hoá cần có những bước thực hiện như:

Một là, không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến giải quyết các tranh chấp kinh tế, dân sự.

Trong thời gian qua, các cơ quan bảo vệ pháp luật (Bộ Công an, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao) đã có nhiều văn bản hướng dẫn nhằm thực hiện các yêu cầu về nâng cao chất lượng hoạt động tố tụng với mục đích chống các hiện tượng “hình sự hoá” các tranh chấp trong điều tra các vụ án kinh tế.

Giải quyết các tranh chấp kinh tế, dân sự phải áp dụng qui phạm pháp luật phù hợp. Bên cạnh đó cũng phải không ngừng hoàn thiện các qui phạm pháp luật khác như Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự, Luật dân sự, Luật tố tụng dân sự, Luật doanh nghiệp… Hệ thống pháp luật này trong thực tế vẫn còn rất nhiều vấn đề chồng chéo, khó xác định ranh giới, bởi vậy rất dễ bị lạm dụng để phục vụ cho những mục đích tư lợi.

Phải phân định một cách rõ ràng giữa hành vi vi phạm pháp luật về kinh tế với tội phạm. Tăng cường hiệu lực pháp luật trong việc chấp hành các phán quyết của Toà án kinh tế, Toà dân sự và Trọng tài kinh tế đối với các tranh chấp kinh tế, dân sự.

Không ngừng sửa đổi bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật hình sự. Cụ thể, cần qui định chặt chẽ việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn như bắt, tạm giữ, tạm giam, đặc biệt là biện pháp bắt khẩn cấp… Các qui định để đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền tham gia tố tụng của luật sư phải được bình đẳng với điều tra viên, kiểm sát viên trong toàn bộ quá trình điều tra, xử lý các vụ án hình sự về kinh tế.

Hai là, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trong kiểm tra, giám sát các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử nhằm chống lại hiện tượng “hình sự hoá” các tranh chấp kinh tế

Hoàn thiện pháp luật phải trên cơ sở tăng cường hiệu lực quản lý của nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Hoàn thiện hệ thống pháp luật phải gắn liền với việc cải cách hành chính, đảm bảo phát huy một cách tốt nhất quyền giám sát kiểm tra của nhân dân cũng như các tổ chức chính trị xã hội khác đối với việc áp dụng các qui phạm pháp luật giải quyết các tranh chấp kinh tế, dân sự của các cơ quan nhà nước. Đẩy mạnh việc thi hành Chỉ thị 02/1998/CT-TTg ngày 07 tháng 1 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường giáo dục và phổ biến pháp luật, nâng cao dân trí, đảm bảo để các chủ thể tham gia các quan hệ kinh tế, dân sự phân biệt được đâu là vi

phạm các qui định pháp luật về kinh tế, đâu là vi phạm các qui định pháp luật về hành chính, đâu là hành vi tranh chấp dân sự, đâu là tội phạm. Tăng cường quản lý nhà nước trong áp dụng pháp luật giải quyết các tranh chấp kinh tế, dân sự đồng thời củng cố vai trò các cơ quan kiểm tra, giám sát để đảm bảo kịp thời phát hiện và ngăn chặn, khắc phục hiện tượng “hình sự hoá” các tranh chấp kinh tế trong điều tra các vụ án kinh tế.

Ba là, tăng cường công tác đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn và phẩm chất chính trị của đội ngũ cán bộ trong các cơ quan điều tra, kiểm sát, toà án.

Việc đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ cán bộ điều tra, truy tố, xét xử là hết sức cần thiết. Đây là tiền đề để chống các hiện tượng oan sai trong hoạt động tố tụng.

Đấu tranh chống hiện tượng “ hình sự hoá” các tranh chấp kinh tế trong điều tra các vụ án kinh tế hiện nay ở nước ta đang là một vấn đề hết sức cần thiết. Nó là một trong những nội dung nhằm thực hiện tốt yêu cầu của Nghị quyết 08- NQ/TW về cải cách tư pháp. Đồng thời, nó có tác dụng thiết thực góp phần nâng cao năng lực, phẩm chất cán bộ trong các cơ quan điều tra, kiểm sát, toà án, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm kinh tế trong tình hình mới. Góp phần làm hạn chế tình trạng gây ra oan sai.

3.3.4. Nâng cao trình độ kiến thức cho người tiến hành tố tụng

Giải pháp để khắc phục tình trạng xảy ra oan sai cũng không kém phần quan trọng là cần phải nâng cao trình độ, kiến thức cho người tiến hành tố tụng, vì nguyên nhân của việc gây ra oan sai thường là do những người tíên hành tố tụng không đủ kiến thức trang bị cho công việc của họ. Việc nâng cao trình độ bằng cách cử đi học đại học, thạc sĩ hoặc tiến sĩ…hoặc mở thêm những lớp đào tạo nghiệp vụ cho những người tiến hành tố tụng để họ có thể chuyên môn hơn trong công việc.Vì một người nếu có đủ kiến thức về công việc của mình thì có thể giải quyết được công việc tốt hơn

3.3.5. Vấn đề đạo đức của người tiến hành tố tụng

Giáo dục đạo đức, uy tính nghề nghiệp, lương tâm nghề nghiệp, cho những người tiến hành tố tụng là một trong những vấn đề không thể thiếu trong giải pháp để khắc phục tình trạng oan, sai xảy ra. Một người tiến hành tố tụng muốn giải quyết được tốt công việc, không gây oan cho người vô tội, không bỏ lọt tội phạm thì không chỉ người đó phải trang bị đủ kiến thức cho mình mà còn phải có đạo đức nghề nghiệp. Như Bác Hồ đã tùng nói: “ có đức mà không có tài là người vô dụng, có tài mà không có đức thì làm việc gì cũng khó”. Vì vậy việc giáo dục lương tâm, uy tín, đạo đức nghề nghiệp đối với những người tiến hành tố tụng là rất qan trọng. Vì nếu người tiến hành tố tụng có có lương tâm, có đạo đức thì sẽ xem xét vụ việc trên tín khách quan, không xem trọng đồng tiền mà chỉ quan tâm đến vấn đề xét xử đúng người, đúng tội, không

xử oan cho người vô tội. Tất nhiên, lương tâm, ý thức, uy tính nghề nghiệp của người tiến hành tố tụng phải là kết quả của hoạt động thực tiễn chứ không phải là một cái gì đó chung chung trừu tượng. Vì vậy, cần khắc phục những hiện tượng trên, cần đề ra một hệ thống đồng bộ, khả thi, các tiêu chí thi đua, khen thưởng, đánh giá cán bộ tư pháp nói chung và những người tiến hành tố tụng nói riêng.

Việc giáo dục đạo đức cho người tiến hành tố tụng đồng thời kết hợp với việc tăng cường kỉ luật báo cáo của các cơ quan tiến hành tố tụng trước các cấp uỷ đảng và tăng cường sự chỉ đạo sát sao của các cấp uỷ Đảng đối với hoạt động tố tụng, nghiên cứu xây dựng và áp dụng các hình thức xử lý nhanh, nhậy các thông tin từ phía quần chúng, bảo đảm bí mật, người tố giác tội phạm, và phải tăng cường hoàn thiện chế định hội thẩm không nên theo hướng “thẩm phán hoá hội thẩm” mà theo hướng đề cao vai trò của hội thẩm trong việc nắm bắt và phản ánh dư luận xã hội, ý kiến của người dân để có được những hiểu biết về nghề nghiệp và chuyên môn liên quan đến vụ án. Với sự kết hợp như vậy sẽ khắc phục được căn bệnh quan liêu trong tố tụng hình sự.

3.3.6. Vấn đề cơ sở vật chất, kĩ thuật

Một giải pháp để khắc phục tình trạng oan, sai xảy ra là cần nâng cao phương tiện, cơ sở vật chất, kỉ thuật phục vụ trong quá trình giải quyết vụ án, vì có những trường hợp không đủ phương tiện, kỉ thuật để hổ trợ cho công việc của cơ quan tiến hành tố tụng, làm cho việc giải quyết vụ án trở nên khó khăn, và một số trường hợp đã gây nên tình trạng oan, sai.

Vậy với những giải pháp đã được đưa ra nhằm khắc phục tình trạng oan, sai, nếu những giải pháp đó được áp dụng một cách nghiêm chỉnh thì tình hình oan, sai trong xã hội sẽ được hạn chế đến mức thấp nhất.

Tóm lại, với sự phân tích trên cho thấy Luật trách nhiệm bồi thường Nhà

nước về mặt pháp lý cũng như về mặt thực tiễn còn rất nhiều những tồn tại và rất cần các nhà làm luật sớm thấy được vấn đề đó và sớm sửa đổi, bổ sung Luật để Luật ngày càng được hoàn chỉnh hơn, để quyền và lợi ích của người bị thiệt hại ngày càng được đảm bảo hơn.

KẾT LUẬN

Việc nghiên cứu vấn đề bồi thường thiệt hại do oan trong tố tụng hình sự được qui định trong Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước, đã thấy được những mặt tích cực cũng như một phần những hạn chế mà Luật đã đem lại như:

Về nội dung của việc bồi thường thiệt hại do oan: Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước ra đời đã có những qui định hoàn thiện hơn về vấn đề bồi thường thiệt hại do oan trong lĩnh vực tố tụng hình sự so với Nghị quyết 388/2003/NQ-UBTVQH ngày 17/3/2003 của Uỷ ban thường vụ quốc hội về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra, Luật đã khắc phục được những tồn tại của Nghị quyết 388. Bên cạnh đó Luật cũng còn nhiều hạn chế và việc áp dụng Luật vào thực tiễn còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Cho nên vấn đề đặt ra là sớm đưa ra những giải pháp để khắc phục những hạn chế của Luật, để xây dựng Luật ngày càng được hoàn thiện hơn.

Trong lĩnh vực xây dựng pháp luật: Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước được Quốc hội ban hành một mặt đã đáp ứng được yêu cầu thể chế hóa những chủ trương, chính sách của Đảng cụ thể là Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, trong đó có nội dung quan trọng về định hướng xây dựng , hoàn thiện hệ thống pháp luật là: xây dựng và hoàn thiện chế độ bảo hộ của Nhà nước đối với các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, trong đó có quyền được bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức Nhà nước gây ra khi thi hành công vụ. Mặt khác, việc ban hành Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước là một sự kiện quan trọng có ý nghĩa sâu sắc trong việc khẳng định chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong việc thực hiện mục tiêu xây dựng Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì dân, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm trong thực thi công vụ trong đội ngũ cán bộ, công chức ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Văn bản qui phạm pháp luật

1. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.

2. Bộ luật hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999.

3. Bộ Luật dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam năm 2005.

4. Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2003.

5. Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2009.

6. Nghị định 47/Cpngày 03/5/1997 của Chính phủ qui định thủ tục giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra.

7. Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH ngày 17/3/2003 của Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra.

8. Thông tư liên tịch số 01/2004/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC-BTP- BQP-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2004 hướng dẫn thi hành một số qui định của nghị quyết 388.

9. Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC-BTP- BQP-BTC ngày 21 tháng 11 năm 2006.

10. Thông tư số 16/2010/NĐ-CP ngày 3 tháng 3 năm 2010 qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước.

Sách, tạp chí và các tài liệu khác

1. Viện Ngôn Ngữ học - Từ Điển Tiếng Việt phổ thông – NXB - Thành phố Hồ Chí Minh năm 2005.

2. TS. Nguyễn Cảnh Hợp – Các nguyên tắc của tố tụng hình sự trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền – TS Khoa Luật hành chính - Đại học luật TP.HCM - Đăng trên tạp chí khoa học pháp lý số 1 năm 2001.

3. TS. Hồ Sỹ Sơn – Các giải pháp phòng chống oan sai trong tố tụng hình sự nhìn từ góc độ cải cách tư pháp của nước ta hiện nay- Viện nhà nước và pháp luật - Tạp chí Toà án nhân dân - Số 1 tháng 1 năm 2010.

4. Lê Thị Mận – Oan sai trong tố tụng – nguyên tắc và thủ tục bồi thường - Đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh – Tạp chí nghiện cứu pháp lý – năm 2005.

5. TS. Nguyễn Tiến Đạt - Bảo đảm quyền con người trong việc bắt, tạm giữ, tạm

6. giam - Đại học ANND TP. Hồ Chí Minh - Tạp chí khoa học pháp lý số 3(34)/2006.

7. SV Phạm Thị Lan Vân – Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do oan sai trong tố tụng hình sự - Luận văn tốt nghiệp – Khoa Luật – Đại học cần thơ, niên khoá (2006-2010).

8. SV Trương Nguyễn Khoa – Nguyên nhân và điều kiện dẫn đến oan, sai trong tố tụng hình sự Việt Nam - Luận văn tốt nghiệp – Khoa Luật - Đại học Cần Thơ, niên khoá (2006-2010).

Trang thông tin điện tử

a. Trang web: www.laodong.com.vn

b. Trang web: www.vietbao.vn

c. Trang web: www.vnexpress.net. d. Trang web: www.giadinh.net. e. Trang web:www.thanhnien.com.vn

f. Trang web: www.nhansuvietnam.vn

g. Trang web:

www.thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2008/07/12/12007008

Một phần của tài liệu vấn đề bồi thường thiệt hại do oan trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)