Sự tiếp nhận thông tin của nhân dân trong tỉnh

Một phần của tài liệu báo chí bình thuận thời kì đổi mới (1986 2006) (Trang 42)

9. Cấu trúc của luận văn

2.1.4.Sự tiếp nhận thông tin của nhân dân trong tỉnh

Hoạt động trên lĩnh vực báo chí, phát thanh truyền hình thời kì đổi mới rộn ràng như trăm hoa đua nở, nhưng không phải dễ dàng tạo ra những bông hoa đẹp, trong khi khách hàng – những thượng đế của thời kì hội nhập- càng khó tính hơn, họ có quyền đòi hỏi, lựa chọn cho mình những cành hoa đẹp nhất, yêu thích nhất. Điều quan trọng và cũng rất khó khăn là đổi mới, nâng cao chất lượng thế nào để có nhiều chương trình, tác phẩm vừa hay hấp dẫn lại vừa đúng định hướng. Điều đáng ghi nhận là tờ báo Bình Thuận luôn được bạn đọc yêu mến, trở thành người bạn đồng hành, thân thiết với độc giả không những trong tỉnh và còn được độc giả ngoài tỉnh, nước ngoài đón nhận. Tờ báo đã không ngừng phát triển, đi lên bằng chính nội lực của các thế hệ cán bộ, phóng viên, cộng tác viên. Báo đã có rất nhiều cố gắng để nâng cao chất lượng, cải thiện hình thức và đã thực sự xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ tỉnh, diễn đàn của nhân dân. Tập thể cán bộ phóng viên của Báo ngày nay luôn kiên định mục tiêu đoàn kết, ổn định và phát triển bền vững, tăng

cường chất lượng, đổi mới cả nội dung và hình thức, mở rộng phạm vi ảnh hưởng cũng như độ tin cậy của tờ báo.

Nếu như báo hình có thế mạnh là tác động trực tiếp đến người xem và ưu điểm hình ảnh động dễ dàng thu hút thì báo nói dường như có vẻ yếu thế hơn. Giai đoạn đầu với thiết bị kĩ thuật còn quá thô sơ, chất lượng phát sóng chưa cao nên mức độ hấp dẫn của phát thanh còn rất thấp. Từng bước học hỏi để thay đổi, lực lượng phát thanh viên, biên tập viên trẻ năng động của Đài đã có nhiều nỗ lực học hỏi, tìm tòi và sáng tạo để tạo ra một sự khởi đầu mới vào những năm cuối của thập niên 90. Lần đầu tiên Đài Bình Thuận có hai chương trình phát thanh trực tiếp đều đặn lúc 17 giờ hàng ngày, lấy âm nhạc làm chủ đạo. Người nghe đã bắt đầu nhiều thêm, trước hết là họ thích nghe nhạc và được giao lưu làm quen với mọi người, được tặng bài hát ý nghĩa cho người thân. Lâu dần họ quen với việc tiếp nhận thông tin được lồng ghép trong những chương trình nhẹ nhàng gần gũi và thiết thực. Phát thanh trực tiếp hiện diện và được giữ vững từ đó. Tuy nhiên tầm phủ sóng vẫn có bó hẹp, nhiều huyện, thị vẫn chưa biết đến sóng phát thanh Bình Thuận.Ban giám đốc Đài nhanh chóng ghi nhận tình hình và triển khai biện pháp khắc phục. Đến những năm 1998, 1999 phát thanh đã thực sự vươn xa cánh sóng của mình. Chương trình phát thanh trên vệ tinh Vinasat của Việt Nam không nhiều đài vì thế tiếng nói của Đài phát thanh Bình Thuận đến được với người nghe tận Cao Bằng, Lạng Sơn hay tận Cà Mau.. Có được tầm phủ sóng rộng, có lượng thính giả nhưng làm sao để tác động người nghe. Tập thể phòng phát thanh và lãnh đạo lại học hỏi, mạnh dạn đề xuất và chỉ đạo thực hiện, tất cả cùng dốc sức cho sự ngiệp phát thanh. Hàng loạt các chương trình trực tiếp, mang tính tương tác cao với bạn nghe và xem đài gần xa và được đón nhận nhiệt tình:

Ca nhạc giao lưu, Âm nhạc và bạn, Kiến thức cho nhà nông, Tư vấn của bác sĩ, Du lịch Bình Thuận, Câu chuyện truyền thanh...Qua đó họ cũng góp phần làm phát thanh với nhà đài bằng tính tương tác, đối thoại và phỏng vấn trực tiếp. Bước sang những năm đầu của thế kỉ XX, chương trình phát thanh Bình Thuận trên tần số FM 92,3 đã có được chỗ đứng trong lòng người dân không chỉ ở địa phương mà còn các tỉnh bạn.

Một phần của tài liệu báo chí bình thuận thời kì đổi mới (1986 2006) (Trang 42)