Hoạt động của báo hình – báo nói

Một phần của tài liệu báo chí bình thuận thời kì đổi mới (1986 2006) (Trang 55)

9. Cấu trúc của luận văn

2.2.4.Hoạt động của báo hình – báo nói

Sau khi tái lập tỉnh Bình Thuận tháng 4/1992 và dời cơ sở ra đại lộ Nguyễn Tất Thành đầu năm 1996, Đài Phát thanh truyền hình tỉnh có bước phát triển mạnh về tổ chức và kĩ thuật.

2.2.4.1. Phát thanh: phương tiện thông tin nhanh nhạy, chính xác, kịp thời

Cùng với chương trình địa phương, đài tiếp âm Tiếng nói Việt nam thời lượng 18/24h trên cả hai hệ AM và FM. Ở tuyến huyện, đài truyền thanh 9/9 huyện,thành phố phát sóng FM công suất 100-150-200W, phát tin địa phương, tiếp âm đài tỉnh và trung ương. Đến cuối 2000, trên địa bàn tòan tỉnh, diện phủ sóng phát thanh đạt 90% và đến năm 2006 con số này là 97%. Từ lúc chỉ có một máy GATES 10kW - mà qua cải tiến đã sử dụng linh kiện 7 nước để có thể tồn tại hoạt động trong thời gian dài – thì hiện nay đã có một máy phát sóng trung và hai máy phát sóng ngắn – công suất từ 5-10kW, mỗi máy dùng phát chương trình Bình Thuận và tiếp sóng VOV1, VOV3. Từ chương trình phát thanh Bình Thuận chỉ 30 phút/ngày thì tiến đến chương trình phát thanh Bình Thuận 12 giờ/ngày và chương trình truyền hình Bình Thuận 18giờ/ngày. Số đầu tiết mục tự sản xuất, khai thác chiếm gần 1/3 trong đó về thời sự chính trị, mỗi ngày sản xuất được 4 chương trình và tin tức quan trọng được cập nhật kịp thời trong ngày.

2.2.4.2. Phát thanh là cầu nối giữa người nghe và chính quyền

Thời lượng chương trình địa phương hệ AM 10kw từ hai buổi tăng lên ba buổi sáng trưa chiều 120 phút/ngày, bình quân mỗi năm phát trên 3000 tin bài thuộc các chủ đề nông nghiệp – nông thôn, thủy sản, khoa học công nghệ - môi trường, giáo dục đào tạo, văn hóa văn nghệ, dân số, sức khỏe đời sống, an ninh quốc phòng, xây dựng Đảng Qua cánh sóng của Đài, chiếc radio trở thành phương tiện không thể thiếu đối với người dân khi cần cập nhật tin tức, những vấn đề của cuộc sống đang diễn ra mỗi ngày, đặc biệt thế mạnh của phát thanh là chuyên mục Câu chuyện truyền thanh,

nét đặc trưng rất riêng của Đài Phát thanh –Truyền hình Bình Thuận. Những câu chuyện hàng ngày, các sự kiện mà dư luận quan tâm được thể hiện bằng những cuộc chuyện trò gần gũi dễ nghe, dễ hiểu. Qua đó còn nói lên tâm tư nguyện vọng của

nhân dân đối với Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể. Để từ đó, các cấp chính quyền lắng nghe và điều chỉnh các chủ trương chính sách cho phù hợp với tình hình thực tế.

2.2.4.3. Truyền hình được trang bị công nghệ, phương tiện hiện đại và tăng cường

tính chuyên nghiệp trong hoạt động báo chí

Với công suất truyền hình màu hệ OIRT được nâng lên 3 máy 500W, 1000W, 5000W cùng phát sóng qua trạm Viba của bưu điện cao 135m, đưa diện phủ sóng lên 80 % địa bàn dân cư đảm bảo tiếp nhận đầy đủ các chương trình địa phương và các chương trình VTV1,VTV2, VTV3 của Đài truyền hình trung ương chương trình HTV7 của đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh với thời lượng 18/24h/ngày, tạo thuận lợi cho nhân dân vùng phủ sóng có thể cùng lúc lựa chọn một trong các kênh truyền hình mình ưa thưởng thức.Ở tuyến huyện, các trạm thu phát truyền hình TVRO phát lại chương trình đài trung ương qua vệ tinh lần lượt thiết lập ở Bắc Bình, Tuy Phong, Hàm Tân, Tánh Linh, Đức Linh, Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc và huyện đảo Phú Quý giữa biển khơi, từ nhiều năm nay, để cập nhật thông tin bằng hình trong tỉnh, đài tỉnh thu bằng chương trình truyền hình địa phương chuyển nhanh đến các huyện không có điều kiện nhận tín hiệu phát sóng của đài tỉnh để phát lại trong ngày, đồng thời duy trì đều đặn 1 tuần 1 lần trang chương trình địa phương trên sóng đài tỉnh, giúp các huyện giao lưu, nâng cao chất lượng các chủ đề tuyên truyền. Tranh thủ sự hỗ trợ của trung ương, hai năm qua, nhằm đưa nội dung thông tin trên sóng đài đến vùng cao, vùng sâu, vùng xa, đài tỉnh đã tiếp nhận và phân phối 354 tivi màu, 3.705 radio đến các đối tượng chính sách nghèo, giúp bà con nâng cao mức hưởng thụ văn hóa và nắm bắt kịp thời chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước. Những ngày lễ tết, đài còn tổ chức tường thuật trực tiếp tại chỗ và mở rộng giờ phát sóng trên cả hai hệ phát thanh và truyền hình, kịp thời cập nhật hóa thông tin những sự kiện quan trọng và các mặt hoạt động phong phú của địa phương. Trước chỉ có một máy phát THOMSON 500W thì nay đã có 5 máy phát – công suất từ 500W đến 5kW- dùng phát chương trình truyền hình Bình Thuận và tiếp phát VTV1, VTV3, HTV7, HTV9, có 9 máy - từ 100W đến 1kW – vừa số vừa analog đặt tại 8 điểm làm nhiệm vụ thu phát chuyển tiếp tín hiệu chương trình truyền hình Bình

Thuận đến khắp 10 huyện, thị, thành phố trong tỉnh. Sản xuất, thu in chương trình từ chỗ dùng băng từ nay dùng công nghệ dựng phi tuyến, sử dụng hoàn toàn bằng dữ liệu (data)ở phát thanh và một phần truyền hình. Đường truyền cáp quang được dùng làm đường dẫn. Phủ sóng phát thanh và truyền hình nay đã không còn quẩn quanh ở Phan Thiết và các huyện giáp ranh mà đã đến khắp các huyện trong tỉnh kể cả huyện đảo Phú Quý xa xôi. Đi đôi với đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật như xây dựng mới trụ sở, trung tâm studio, hệ thống vi tính truyền hình, trường quay, bàn kĩ xảo, đầu ghi hình, Đài Phát Thanh truyền hình Bình Thuận rất coi trọng công tác đào tạo bồi dưỡng trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân trong ngành công tác ở các khâu biên tập kĩ thuật, sản xuất chương trình. Nhiều phóng viên, biên tập viên đã tốt nghiệp đại học, trung cấp chuyên ngành báo chí, điện tử viễn thông có khả năng sử dụng thành thạo thiết bị kĩ thuật.

2.2.4.4. Tính tương tác giữa truyền hình và người nghe, xem đài

Nhiều chương trình truyền hình trực tiếp được thực hiện kể cả lễ hội đường phố, trực tiếp nối sóng nhiều cầu kể cả ngoài tỉnh, trực tiếp với những nhân vật nổi tiếng trong hoạt động nghề nghiệp đang công tác tại thành phố Hồ Chí Minh.Quan hệ với hai đài quốc gia, với các đài bạn được mở rộng – kể cả trên sóng.Vị thế nghề của các nhà báo công tác tại Đài được nâng lên qua việc đã giành được nhiều giải vàng, bạc trong các kì Liên hoan truyền hình toàn quốc số lượng bạn xem và nghe đài tăng. Số thư giao lưu gửi về tăng dần theo thời gian và có ngày đạt trên 100 thư. Đã có tiết mục được nhiều người yêu thích, chờ xem, nghe như: Đối thoại với lãnh đạo, Toạ đàm trực tiếp (tối thứ sáu hàng tuần), Lá thư âm nhạc, BTV music, Thế giới tuổi thơ, Gặp gỡ ngôi sao, Bản tin thể thao, Tạp chí nông nghiệp nông thôn, Cội nguồn, Chương trình tiếng Chăm...

Bên cạnh đó, Đài cũng rất lưu tâm đến công tác chính sách xã hội với các chương trình Vì người nghèo, Tiếp bước đến trường.Kêu gọi nguồn hỗ trợ, huy động từ các đơn vị doanh nghiệp, Hội doanh nghiệp trẻ Bình Thuận, Hội khuyến học, đêm Gala tháng 8 hàng năm. Tăng cường tình đòan kết và giao lưu với các đài tỉnh bạn bằng việc tham gia chương trình Những dòng sông hò hẹn, Âm vang miền Đông.

2.2.4.5. Nhận xét

Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng Đài Phát thanh - Truyền hình đã cố gắng bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành của Tỉnh ủy, chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ của mình, đẩy mạnh công tác tuyên truyền những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh, nội dung và chất lượng tin, bài từng bước được cải tiến, chương trình ngày càng phong phú, đa dạng; đã tập trung cải tiến và tăng thời lượng phát sóng chương trình phát thanh, truyền hình địa phương; mở thêm một số chương trình mới, bổ ích, với nhiều chủ đề hấp dẫn phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Thiết bị kỹ thuật được đầu tư nâng cấp, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ phóng viên, biên tập viên được chuẩn hoá dần, nội bộ đoàn kết, gắn bó với nghề nghiệp hơn, có cố gắng giúp các Đài truyền thanh - tiếp phát truyền hình địa phương về nghiệp vụ, vì thế thời gian qua các đài địa phương đã hoạt động ổn định và nâng dần chất lượng phát sóng. Các phong trào thi đua trong đơn vị được đẩy mạnh, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tổ chức tốt chương trình truyền hình, phát thanh trực tiếp các sự kiện chính trị, kịp thời phản ánh các hoạt động của lãnh đạo Tỉnh, các hoạt động văn hoá – văn nghệ, thể thao; tiếp phát các chương trình Trung ương và các tỉnh trong khu vực, giúp cho đồng bào các dân tộc trong Tỉnh cập nhật được nhiều thông tin, nắm bắt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền những kinh nghiệm hay trong phát triển kinh tế, trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị ở các địa phương… góp phần phục vụ và thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Một phần của tài liệu báo chí bình thuận thời kì đổi mới (1986 2006) (Trang 55)