Số lượng, thời lượng phát hành

Một phần của tài liệu báo chí bình thuận thời kì đổi mới (1986 2006) (Trang 38)

9. Cấu trúc của luận văn

2.1.2.Số lượng, thời lượng phát hành

Với đặc thù của báo địa phương, báo Bình Thuận thời kì đầu 1976-1977, chỉ ra mỗi tuần 1 kì rồi tiến đến 5 ngày 1 kì, hình thức chưa đẹp, khổ 40 x 50, có lúc rút nhỏ 30 x 40, số lượng không quá 1000 bản, chủ yếu cấp phát cho các cơ quan ban, ngành trên toàn tỉnh. Tuy vậy với nhiều chuyên trang mục đích chính trị, kinh tế, xã hội, báo luôn giữ vững tôn chỉ là tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa.Từ năm 1983, hình thức báo từ 4 tăng lên 8 trang, in hai màu, chưa thật đẹp song đã chuyển dần về chất, nội dung tốt, tính tư tưởng cao, đề cập nhiều vấn đề nảy sinh từ cuộc sống. Từ năm 1988, nhịp độ xuất bản của báo tăng lên 1 tuần 2 kì, mỗi kì 2000 bản, phát hành qua đường bưu điện..Cùng với báo Bình Thuận, các huyện thị xã trong tỉnh (trừ huyện đảo Phú Quý)đều ra tờ tin mỗi tháng 1 số, khổ 19 x 27, từ 4 đến 8 trang, những ngày lễ Tết in nhiều màu, ra nhiều trang, phản ánh cuộc sống sôi động ở địa phương mình. Báo ngành mang tính chất nội bộ có các tờ An ninh của Công an,

văn hóa thông tin Bình Thuận, Phấn trắng của sở Giáo dục và đào tạo Bình Thuận,

Diễn đàn trẻ của Tỉnh đoàn thanh niên Bình Thuận, Bản tin sức khỏe của Sở y tế,

Bản tin lực lượng vũ trang của cơ quan quân sự tỉnh, Bản tin ngân hàng của ngân hàng nhà nước tỉnh. Các bản tin này chỉ duy trì được thời gian ngắn rồi ngưng xuất bản. Từ 2005 sở văn hóa thông tin xuất bản trở lại tờ thông tin nghiệp vụ mỗi quý ra 1 kì, khổ 19 x 27, 30 trang, sử dụng kĩ thuật in offset 400 bản nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin và bồi dưỡng nghiệp vụ trong ngành. Ngoài ra còn có bản tin ra 2-3 tháng 1 kì như các ấn phẩm: Cựu chiến binh Bình Thuận của Hội cựu chiến binh,

Thông tin y học cổ truyền của Hội y học cổ truyền, Thông tin khoa học của Sở khoa học và công nghệ môi trường, Tình thương của Hội chữ thập đỏ tỉnh. Trong các báo ngành, đáng kể nhất là Tạp chí văn nghệ của Hội văn học nghệ thuật tỉnh ra đời từ năm 1982, duy trì đều kì 3 tháng 1 số, khổ 15 x 24 cm, 50 trang, qua đó phát hiện và giúp nâng cao chất lượng sáng tác cho khá đông hội viên. Những năm 1986 – 1992 trong điều kiện kinh phí khó khăn, có thời gian liên kết với một số đơn vị và cá nhân ở thành phố Hồ chí Minh, Tạp chí Văn nghệ Thuận Hải đổi thành Tạp chí Biển xanh phát hành rộng rãi số lượng vài ngàn cuốn mỗi kì. Từ năm 1993, tạp chí văn nghệ Bình Thuận xuất bản hàng tháng, mỗi kì trên dưới 1000 bản, khổ 19 x 27, dày 24 trang, nội dung và hình thức thể hiện rõ nét tôn chỉ mục đích của tạp chí với bản sắc văn hóa vùng cực nam vừa đưa tiếng nói của hội bay xa [65, 876].

Hiện nay xuất bản định kì 5 số báo mỗi tuần, được phát hành hàng ngày từ thứ hai đến thứ sáu có 12 trang, riêng báo thứ bảy là 16 trang, bình quân phát hành mỗi số 5500 tờ. Riêng tờ Bình Thuận chủ nhật được ấn hành định kì hàng tháng dưới dạng bán nguyệt san với các chuyên mục đặc sắc và đóng bìa màu.

Nếu ở chương trình phát thanh là 18h/24h thì với chương trình truyền hình 24h/24h trong một ngày. Tuỳ vào đặc điểm, nội dung các chuyên mục cụ thể sẽ có những khung giờ phát sóng nhất định, điển hình như với chuyên mục Toạ đàm trực tiếp thường kéo dài khoảng 1 giờ. Ngược lại Bản tin Nông nghiệp lại có thời lượng ngắn nhất là 3 phút trong số các bản tin trung bình là 15 phút. Tính đến thời điểm năm 2012, Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Thuận hiện phủ sóng ở 24 tỉnh, thành trên cả nước. Chúng tôi sẽ làm rõ hơn về thời lượng phát thanh và truyền hình trong

chương 2 nhằm đưa ra cái nhìn toàn diện hơn về hoạt động của Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Thuận.

Một phần của tài liệu báo chí bình thuận thời kì đổi mới (1986 2006) (Trang 38)