Với việc phát triển nền kinh tế của Bình Thuận trong giai đoạn toàn cầu hóa

Một phần của tài liệu báo chí bình thuận thời kì đổi mới (1986 2006) (Trang 65)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2. Với việc phát triển nền kinh tế của Bình Thuận trong giai đoạn toàn cầu hóa

hóa

Trong 20 năm đổi mới, bộ mặt nông thôn Bình Thuận có nhiều thay đổi. Điều này gắn liền với sự tác động không nhỏ của báo chí tỉnh nhà khi giữ vai trò là cầu nối giữa nông dân với khoa học kĩ thuật hiện đại. Bình Thuận – nông thôn mới Bản tin nông nghiệp là hai chương trình thu hút lượng người xem khi phần lớn dân cư trong tỉnh tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp.Không thể phủ nhận một thực tế là cùng với các ngành chức năng thì các cơ quan thông tấn báo chí địa phương đã tuyên truyền rất tốt mảng xây dựng nông thôn Bình Thuận thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Bên cạnh việc viết bài, làm chương trình về các mô hình làm nông nghiệp mới, các nhân tố mới, hướng đến ứng dụng tiến bộ công nghệ vào sản xuất thì Báo và Đài Phát Thanh truyền hình Bình Thuận còn là công cụ chuyển tải tiếng nói cũng như nguyện vọng của người nông dân. Khi triển khai các chính sách chủ trương của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống đã gặp không ít những khó khăn vướng mắc do tính đặc thù của địa phương thì báo chí nhanh chóng ghi nhận tình hình, phản ánh công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và kết quả thu được là sự phản hồi tích cực như điều chỉnh, đề ra phương hướng khắc phục của các cấp, cơ quan chức năng. Thông qua nội dung của các bản tin nông nghiệp, chương trình toạ đàm trực tiếp về những vấn đề sản xuất, phòng trừ dịch bệnh, hướng dẫn kĩ thuật canh tác với một số giống cây trồng mang tính chủ lực của tỉnh như lúa, thanh long, bông, hồ tiêu, điều..giúp người dân an tâm hơn trong việc đầu tư trồng trọt nâng cao nguồn thu nhập cho gia đình, làm giàu cho quê hương.

Các ngành nông lâm ngư nghiệp được đầu tư có định hướng lâu dài. Tỉnh quy hoạch vùng sản xuất lúa chất lượng cao 15000 ha ở 4 huyện Bắc Bình, Hàm Thuận

Bắc, Đức Linh, Tánh Linh tham gia xuất khẩu. Công ty Bông chi nhánh Bình Thuận đẩy mạnh ứng giống, phân bón thuốc trừ sâu, chuyển giao tiến bộ kĩ thuật trồng bông trên đất lúa 3 vụ, hợp đồng thu mua ngay từ đầu vụ. Vùng chuyên canh cây thanh long nằm trong địa giới hành chính của 41 xã, thị trấn thuộc 5 huyện, thành phố Phan Thiết, Hàm Tân, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Bắc Bình. Báo Bình Thuận viết hàng loạt bài về quá trình xây dựng xây dựng nông thôn mới. Từ khi mới bắt đầu ban hành chính sách đến khi đi vào cuộc sống, Báo Bình Thuận đăng tải đều đặn. Có bài viết nêu thuận lợi, vướng mắc khó khăn riêng ở mỗi nơi trong tỉnh.Có bài viết cổ vũ một số nơi quyết tâm vượt khó để đạt các tiêu chí của nông thôn mới. Có bài nêu các giải pháp về vốn, cách huy động sức dân... đã góp phần cho chỉ đạo thực hiện sáng tạo việc xây dựng nông thôn mới. Khai thác, chế biến và nuôi trồng là thế mạnh của tỉnh nên Đài Phát thanh truyền hình Bình Thuận mở chuyên mục Kinh tế thủy sản

phát định kì hàng tuần, thông tin các nội dung về hoạt động của ngành trong tỉnh. Nuôi thủy sản trên biển ở Phú Quý và Tuy Phong được duy trì ổn định.Mặt hàng hải sản chế biến khô, đông tham gia vào thị trường xuất khẩu đạt từ 20-30 triệu USD. Tỉnh tiếp tục củng cố, chỉnh trang 5 tàu vận tải hành khách Phú Quý- Phan Thiết.Tháng 12 – 2001, khu công trình neo đậu tàu thuyền Phú Hải, cảng cá PhanThiết hoàn thành xây dựng, đưa vào khai thác.

Diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh hơn hơn 409.100 ha chiếm 52% diện tích tự nhiên. Tỉnh tiến hành phân định rõ ba loại rừng nhằm đầu tư, quản lý bảo vệ và phát triển đến năm 2010. Việc trồng rừng khó khăn và quan trọng, không đơn thuần là trồng, bảo vệ mà còn mang tình kinh tế xã hội và nhân văn sâu sắc trước mắt cũng như lâu dài, báo cũng đăng những loạt bài thể hiện sự đồng thuận với một dòng dư luận khi xung quanh đang ngổn ngang các dòng dư luận đối chọi khác. Ngoài ra, báo đi vào phân tích giúp người đọc hiểu tường tận vấn đế vốn đã biết nhưng chưa rõ. Cụ thể như việc triển khai đề án cải tạo rừng, có không ít địa phương cán bộ và nhân dân phản ứng sự không hợp lý nên họ theo dõi và nắm được thông tin sớm khi tỉnh cho dừng thực hiện đề án. Nhưng chính xác vì sao phải dừng, cách giải quyết việc tạm dừng cũng như kế hoạch triển khai lại như thế nào thì người dân chỉ có thể biết qua

loạt bài trên Báo Bình Thuận để đến 2005, nhân dân trong tỉnh trồng mới 4100 ha rừng đạt 91%.

Nhiều chuyên mục trên báo chí đã có những tác động và ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình vươn lên thành một tỉnh có tiềm năng và thế mạnh về kinh tế của Bình Thuận: Bình Thuận hội nhập và phát triển,Tài nguyên và môi trường, Kinh tế thuỷ sản,Công thương,Du lịch cuối tuần, Thị trường và đời sống...

Du lịch Bình thuận phát triển nhanh chóng. Năm 2001, toàn tỉnh có 146 dự án đầu tư du lịch với số vốn đăng kí 1.100 tỷ đồng. thu hút hơn 950.000 thì đến năm 2005 đạt 382 dự án với số vốn hơn 10.035 tỷ đồng với gần 1,7 triệu du khách. Ngày 25/3/2004, ban Thường vụ Tỉnh ủy ra Nghị quyết số 19-NQ-TU về phát triển du lịch năm 2010.Theo đó Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành 8 quyết định phê duyệt quy hoạch: tổng thể phát triển du lịch Bình Thuận đến 2010, phát triển cụm du lịch Phan Thiết – Mũi Né, tổng thể phát triển du lịch các huyện tuy Phong, Hàm Tân, Bắc Bình, hàm Thuận – Đa Mi, Hòn Rơm – Suối Nước, Tiến Thành- Hàm Thuận Nam.. Tháng 10- 2005, tỉnh tổ chức lễ hội văn hóa –Du lịch "Bình Thuận- Hội tụ xanh "tạo được tiếng vang.

Từ năm 1995, Tỉnh ủy Bình Thuận chủ trương đẩy mạnh phát triển du lịch, xác định du lịch là thế mạnh của địa phương nhằm mang lại nguồn thu nhập khá lớn cho ngân sách của tỉnh. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề và lấy chủ trương mang tính định hướng đó làm nội dung cơ bản, báo chí Bình Thuận đã phát huy vai trò xung kích trên mặt trận tư tưởng, ra sức tập trung tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của nhân nhân dân, từng bước làm quen và hình thành lối suy nghĩ làm du lịch xanh, lấy phát triển du lịch bền vững là kim chỉ nam cho hoạt động không chỉ của riêng ngành du lịch. Kể từ đó, Báo Bình Thuận đã mở nhiều chuyên mục đăng tải các bài viết về du lịch. Du khách bắt đầu biết nhiều hơn đến địa danh Mũi Né – cái tên trước đó còn mờ nhạt trên bản đồ du lịch thế giới và lạ lẫm đối với những người thich đi du lịch. Bên cạnh đội ngũ phóng viên chuyên trách về lĩnh vực này, báo luôn có lực lượng phóng viên và cộng tác viên thường xuyên tham gia viết bài chụp ảnh về công tác làm du lịch. Đặc biệt có thể kể đến các phóng viên ảnh chịu khó săn lùng những khoảnh khắc đẹp về thiên nhiên và con người trên xứ sở đầy nắng gió nhưng

hiền hòa tươi đẹp, những cái tên rất quen thuộc với giới trong nghề và độc giả như hai cha con nghệ sĩ nhiếp ảnh Ngô Đình Cường và Ngô Đình Hòa, Trần Vĩnh Nghĩa, Ngọc Lân... Qua những khuôn hình, bài viết với nhiều góc độ, thể loại khác nhau người xem dễ dàng nhận ra một Bình Thuận đang vươn mình để hội nhập và phát triển, tạo được cái nhìn thiện cảm về sự gần gũi, chân tình và mến khách của đất và người Bình Thuận.

Chưa dừng lại ở mảng du lịch biển, phóng viên của báo còn làm nổi bật nét văn hóa truyền thống đặc sắc qua các kì lễ hội được tổ chức định kì, bằng sự kết hợp của nhiều nhân tố: chỉ đạo của tỉnh ủy, Sở Văn hóa thông tin, Báo – Đài Phát thanh truyền hình Bình Thuận...tất cả làm nên một diện mạo mới cho văn hóa tỉnh nhà. Các lễ hội thu hút rất đông người dân, du khách trong và ngoài nước: Rước đèn tháng 8 (Tết trung thu hàng năm), Nghinh Ông (được tổ chức 2 năm 1 lần), dinh Thầy Thím (tháng 9 âm lịch). Sự phản hồi nhận được từ người tham dự lễ hội được đánh giá là hấp dẫn, sinh động là tín hiệu đáng mừng cho ngành công nghiệp không ống khói của quê hương Bình Thuận. Không chỉ phản ánh những mặt tích cực, báo chí cũng tăng cường điều tra tìm hiểu và làm rõ các hiện tượng còn vướng mắc trong vấn đề xây dựng và phát triển du lịch giúp cho lãnh đạo tỉnh, ban ngành có liên quan kịp thời nắm bắt thông tin và đề ra hướng giải quyết kịp thời.

Có thể nói, công tác tuyên truyền về phát triển du lịch địa phương là mảng đề tài được báo chí Bình Thuận quan tâm, riêng báo Bình Thuận thường xuyên được cập nhật với số lượng tin bài đăng nhiều nhất trong cùng lĩnh vực kinh tế. Và sự nỗ lực không ngừng đó được ghi nhận bằng các bằng khen của Ủy ban nhân dân tỉnh đối với những đóng góp của cán bộ, phóng viên cho sự nghiệp đổi mới quê hương tỉnh nhà thông qua những bài viết chuyển tải nhanh và kịp thời những thành tựu nền kinh tế của tỉnh đạt được. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa,các thành phần kinh tế được khuyến khích. Đến 2005, toàn tỉnh có trên 130 doanh ngiệp tư nhân hoạt động có hiệu quả. Trong đó có 26 doanh ngiệp tư nhân tham gia xuất khẩu, hàng chục cơ sở gia công chế biến, cung cấp nguyên liệu các doanh nghiệp xuất khẩu. Doanh nghiệp tư nhân đã góp phần quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực, kinh tế thế giới và tăng kim ngạch

xuất khẩu của tỉnh. Năm 2003, hoạt động kinh tế tư nhân GDP đạt trên 1800 tỷ đồng, chiếm 40,78% GDP toàn tỉnh. Khu công nghiệp Phan Thiết khởi công xây dựng tháng 5-1999 đến tháng 8-2005 thu hút 24 dự án được cấp phép với 19 dự án đầu tư trong nước và 5 dự án đầu tư nước ngoài, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động trong tỉnh.[84, 19]

Về thăm dò dầu khí vùng biển Bình Thuận, Trung ương triển khai từ năm 1993, đến 2004 có 3 mỏ dầu khí Rạng Đông, Hồng Ngọc, Sư Tử Đen đưa vào khai thác. Báo chí Bình Thuận đã liên tục cập nhật thông tin để người nắm bắt được tình khai thác nguồn tài nguyên quý của địa phương. Qua đó, nhân dân có thể biết được Mỏ Sư Tử Trắng, Sư Tử Vàng đang khoan thăm dò. Các đơn vị khai thác, thăm dò dầu khí đã phối hợp với Sở Thủy sản và địa phương để thông báo vùng biển hoạt động, tiến hành tháo dỡ cội chà và đền bù thiệt hại cho ngư dân. Năm 2004, tỉnh được Tổng Công ty Dầu khí hỗ trợ 140 tỷ đồng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nhằm đẩy mạnh khai thác nguồn tài nguyên đem lại nhiều lợi nhuận cho tỉnh nhà. Mỏ Sư Tử Đen trong năm đầu tiên khai thác đạt sản lượng dầu thô trị giá 1 tỷ USD, trong năm 2005 nguồn thu từ dầu khí đóng góp cho ngân sách tỉnh khoảng 1000 tỷ đồng, góp phần đưa Bình Thuận tham gia câu lạc bộ 2000 tỷ.

Sự phát triển về kinh tế là nền tảng cho sự ổn định về chính trị và phát triển văn hoá – xã hội. Bất kì một quốc gia nào muốn tồn tại và phát triển cũng tuân theo quy luật trên. Đảng bộ, Tỉnh uỷ và nhân dân Bình Thuận thấm nhuần điều đó qua những nỗ lực không ngừng xây dựng một Việt Nam dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh.

Một phần của tài liệu báo chí bình thuận thời kì đổi mới (1986 2006) (Trang 65)