Diện mạo báo chí Bình Thuận

Một phần của tài liệu báo chí bình thuận thời kì đổi mới (1986 2006) (Trang 37)

9. Cấu trúc của luận văn

2.1.Diện mạo báo chí Bình Thuận

2.1.1. Các loại hình báo chí

Báo chí là loại hình hoạt động thông tin chính trị xã hội. Nội hàm khái niệm báo chí bao gồm báo in ( báo giấy), phát thanh (báo nói), truyền hình( báo hình), báo mạng điện tử [29, 6 ]

Báo in: là loại hình chuyển tải thông tin mang tính thời sự bằng ấn phẩm định kì và được phát hành rộng rãi trong xã hội [29, 6]

Phát thanh (báo nói): là loại hình chuyển tải thông tin qua âm thanh. Âm thanh trong phát thanh gồm lời nói, âm nhạc, các loại tiếng động..làm minh họa cho lời nói. Gồm hai loại: phát thanh qua làn sóng vô tuyến điện và truyền thanh qua hệ thống dây dẫn [29, 7 ]

Truyền hình( báo hình): là loại hình chuyển tải thông tin qua âm thanh và hình ảnh động. Truyền hình được sử dụng tổng hợp tất cả các loại thông tin có trong báo in, báo nói hay phim ảnh. Âm thanh trong truyền hình gồm lời nói, âm nhạc, các loại tiếng động…[29, 7]

Báo mạng điện tử: là loại hình chuyển tải thông tin qua mạng Internet toàn cầu. Báo mạng tổng hợp tất cả các loại thông tin có trong báo in, báo nói, báo hình hay phim ảnh.[29, 8]

Cùng với báo in phát hành các số định kì hàng tuần, Báo Bình Thuận đã chủ động và đi trước trong trong việc phát triển thêm loại hình báo điện tử. Tháng 10- 2007, trang tin điện tử được đưa vào hoạt động nhân dịp chào mừng 30 năm ngày thành lập Báo Bình Thuận (1977-2007)và đến năm 2010 được nâng cấp thành tờ báo điện tử www. binhthuan.com.vn, là 1 trong 21 tờ báo điện tử của cả nước với lượng truy cập đạt 60 vạn lượt trang tiếng Việt và 60.000 lượt trang tiếng Anh hàng tháng. Trong phạm vi giới thuyết của đề tài, chúng tôi đi sâu tìm hiểu hai đối tượng

Báo Bình Thuận (báo giấy)và Đài Phát Thanh Truyền hình Bình Thuận (báo hình)để làm rõ diện mạo và đặc tính của báo chí Bình Thận với những đặc thù riêng biệt do sự ảnh hưởng tác động của điều kiện tự nhiên, chính trị, kinh tế xã hội và văn hoá tạo ra môi trường hoạt động vừa có đặc điểm tương tự như báo chí các địa phương trên cả nước vừa có các nét riêng của giới báo chí tỉnh Bình Thuận.

2.1.2. Số lượng, thời lượng phát hành

Với đặc thù của báo địa phương, báo Bình Thuận thời kì đầu 1976-1977, chỉ ra mỗi tuần 1 kì rồi tiến đến 5 ngày 1 kì, hình thức chưa đẹp, khổ 40 x 50, có lúc rút nhỏ 30 x 40, số lượng không quá 1000 bản, chủ yếu cấp phát cho các cơ quan ban, ngành trên toàn tỉnh. Tuy vậy với nhiều chuyên trang mục đích chính trị, kinh tế, xã hội, báo luôn giữ vững tôn chỉ là tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa.Từ năm 1983, hình thức báo từ 4 tăng lên 8 trang, in hai màu, chưa thật đẹp song đã chuyển dần về chất, nội dung tốt, tính tư tưởng cao, đề cập nhiều vấn đề nảy sinh từ cuộc sống. Từ năm 1988, nhịp độ xuất bản của báo tăng lên 1 tuần 2 kì, mỗi kì 2000 bản, phát hành qua đường bưu điện..Cùng với báo Bình Thuận, các huyện thị xã trong tỉnh (trừ huyện đảo Phú Quý)đều ra tờ tin mỗi tháng 1 số, khổ 19 x 27, từ 4 đến 8 trang, những ngày lễ Tết in nhiều màu, ra nhiều trang, phản ánh cuộc sống sôi động ở địa phương mình. Báo ngành mang tính chất nội bộ có các tờ An ninh của Công an,

văn hóa thông tin Bình Thuận, Phấn trắng của sở Giáo dục và đào tạo Bình Thuận,

Diễn đàn trẻ của Tỉnh đoàn thanh niên Bình Thuận, Bản tin sức khỏe của Sở y tế,

Bản tin lực lượng vũ trang của cơ quan quân sự tỉnh, Bản tin ngân hàng của ngân hàng nhà nước tỉnh. Các bản tin này chỉ duy trì được thời gian ngắn rồi ngưng xuất bản. Từ 2005 sở văn hóa thông tin xuất bản trở lại tờ thông tin nghiệp vụ mỗi quý ra 1 kì, khổ 19 x 27, 30 trang, sử dụng kĩ thuật in offset 400 bản nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin và bồi dưỡng nghiệp vụ trong ngành. Ngoài ra còn có bản tin ra 2-3 tháng 1 kì như các ấn phẩm: Cựu chiến binh Bình Thuận của Hội cựu chiến binh,

Thông tin y học cổ truyền của Hội y học cổ truyền, Thông tin khoa học của Sở khoa học và công nghệ môi trường, Tình thương của Hội chữ thập đỏ tỉnh. Trong các báo ngành, đáng kể nhất là Tạp chí văn nghệ của Hội văn học nghệ thuật tỉnh ra đời từ năm 1982, duy trì đều kì 3 tháng 1 số, khổ 15 x 24 cm, 50 trang, qua đó phát hiện và giúp nâng cao chất lượng sáng tác cho khá đông hội viên. Những năm 1986 – 1992 trong điều kiện kinh phí khó khăn, có thời gian liên kết với một số đơn vị và cá nhân ở thành phố Hồ chí Minh, Tạp chí Văn nghệ Thuận Hải đổi thành Tạp chí Biển xanh phát hành rộng rãi số lượng vài ngàn cuốn mỗi kì. Từ năm 1993, tạp chí văn nghệ Bình Thuận xuất bản hàng tháng, mỗi kì trên dưới 1000 bản, khổ 19 x 27, dày 24 trang, nội dung và hình thức thể hiện rõ nét tôn chỉ mục đích của tạp chí với bản sắc văn hóa vùng cực nam vừa đưa tiếng nói của hội bay xa [65, 876].

Hiện nay xuất bản định kì 5 số báo mỗi tuần, được phát hành hàng ngày từ thứ hai đến thứ sáu có 12 trang, riêng báo thứ bảy là 16 trang, bình quân phát hành mỗi số 5500 tờ. Riêng tờ Bình Thuận chủ nhật được ấn hành định kì hàng tháng dưới dạng bán nguyệt san với các chuyên mục đặc sắc và đóng bìa màu.

Nếu ở chương trình phát thanh là 18h/24h thì với chương trình truyền hình 24h/24h trong một ngày. Tuỳ vào đặc điểm, nội dung các chuyên mục cụ thể sẽ có những khung giờ phát sóng nhất định, điển hình như với chuyên mục Toạ đàm trực tiếp thường kéo dài khoảng 1 giờ. Ngược lại Bản tin Nông nghiệp lại có thời lượng ngắn nhất là 3 phút trong số các bản tin trung bình là 15 phút. Tính đến thời điểm năm 2012, Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Thuận hiện phủ sóng ở 24 tỉnh, thành trên cả nước. Chúng tôi sẽ làm rõ hơn về thời lượng phát thanh và truyền hình trong

chương 2 nhằm đưa ra cái nhìn toàn diện hơn về hoạt động của Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Thuận.

2.1.3. Đội ngũ những người làm công tác báo chí

Trước hết ở báo Bình Thuận, từ năm 1976 lực lượng cán bộ, phóng viên của báo còn mỏng, chỉ có 5 người từ Ty văn hóa Thông tin chuyển qua và từ miền bắc tập kết vào, Lê Bá Đài được cử làm Tổng biên tập. Tòa soạn đặt tại một ngôi nhà ở phường Phú Hà, thị xã Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh lỵ đầu tiên của tỉnh Thuận Hải. Cuối năm 1977, khi tỉnh có chủ trương dời đơn vị hành chính cấp Tỉnh ủy vào thị xã Phan Thiết thì tòa soạn đặt tại số 232 đại lộ Trần Hưng Đạo. Khó khăn lớn nhất của thời kì mới khai sinh tờ báo là đội ngũ cán bộ phóng viên thiếu, năng lực nghiệp vụ hạn chế. Sau đó, đội ngũ phóng viên của Báo dần được bổ sung. Tiếp theo phóng viên Quách Như Lý, là 5 phóng viên từ Nghệ An, Hà Tĩnh vào, đó là các cán bộ: Đặng Thanh Đàm, Thái Quang Trung, Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Công Sách, Cao Xuân Trường. Đến đầu năm 1977, báo có tổng biên chế 15 cán bộ, phóng viên và nhân viên. Trong 10 cán bộ xây dựng tờ báo ban đầu, chỉ có 2 người trình độ đại học (1 đại học văn, 1 đại học báo chí), số còn lại chưa được đào tạo căn bản về nghiệp vụ báo chí, chủ yếu làm báo theo kinh nghiệm. Trước tình hình ấy, ngày 14/9/1977, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra quyết định số 1368 kiện toàn Ban biên tập tờ báo: Ngô Triều Sơn, Phó Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trực tiếp làm Trưởng ban biên tập, Lê Đức Thuận là phó Ban biên tập; Phạm Xuân Thông làm ủy viên thư kí tòa soạn; Đặng Thanh Đàm và Trần Xuân Lộc là ủy viên Ban biên tập. Từ đó, đội ngũ phóng viên tăng dần, biên chế báo được tăng cường, biên tập viên gồm những người có trình độ, năng khiếu làm báo. Đến năm 2006, cơ quan báo có 52 người, đào tạo từ nhiều nguồn. Đội ngũ phóng viên, biên tập viên có trình độ đại học chiếm trên 60% biên chế, không ngừng trau dồi nghiệp vụ, bám sát cuộc sống, cải tiến cách viết, gây hấp dẫn đối với bạn đọc.. Trong suốt quá trình hoạt động của mình, báo Bình Thuận đã và đang từng bước hoàn thành sứ mệnh lịch sử được giao: rèn luyện và đào tạo một đội ngũ làm báo vững vàng về chính trị, có trình độ nghiệp vụ khá, yêu nghề và nhiệt tình công tác. Các tổng biên tập ( tính đến năm 2010) lần lượt nối tiếp Lê Bá Đài là Ngô Triều

Sơn, Nguyên Nam, Lê Tấn Thám ( Bích Lam), Lương Sơn, Châu Văn Thư, Trần Thị Thái Hòa và Lê Hồng Văn.

Sự phát triển không ngừng của báo Bình Thuận không thể không nhắc đến đội ngũ cộng tác viên. Nhiều cây bút có bài chất lượng hơn do đi sâu sát cơ sở, nắm chắc vấn đề mình viết… nên nội dung sinh động, được độc giả quan tâm. Nổi bật là các cộng tác viên: Châu Tỉnh, Duy Hà, Đỗ Minh Trúc, Đặng Minh Thông, Đức Tín, Trương Thị Bạch Tuyết, Quang Phát, Trinh Thơ, Hải Âu, Mai Kim Dung, Phan Cao Thông, Ngọc Phúc, Việt Quốc, Kim Bằng (Phan Thiết); Đỗ Khắc Thể, Minh Đức (Hàm Thuận Bắc); Nguyễn Văn Thạnh, Ngọc Bảo (Đức Linh), Tương Lai, Nguyễn Thanh Trung (Bắc Bình); Minh Chiến (Tuy Phong); Lương Văn Lễ, Quốc Thái (Hàm Tân); Phan Chính, Sĩ Đông (La Gi); Trần Duệ (Tánh Linh); Châu Thọ (Phú Quý); Nguyễn Hiệp (Hàm Thuận Nam)Ngoài việc cộng tác tích cực với báo, có người còn là những cộng tác viên nhiều năm gắn bó với Báo Bình Thuận. Trong đó có người tham gia viết bài cho báo hơn 20 năm nay.

Buổi ban đầu của Đài Phát Thanh –Truyền hình được thành lập từ 1977 với lực lượng làm báo nói rồi đến báo hình, là sự trưởng thành và hoàn thiện không ngừng về đội ngũ. Thời kì đầu, Ngô Triều Sơn được bổ nhiệm làm giám đốc, Nguyễn Đức Trọng là Phó Giám đốc, sau đó bổ sung thêm Ngô Sinh Nhựt, Huỳnh Tinh. Tuy tỉnh đã có quyết định thành lập Đài, có khung cán bộ lãnh đạo nhưng lại chưa có cơ sở vật chất, chưa có phóng viên, công nhân.Một cuộc phân tách tại Đài Truyền thanh thị xã Phan Rang – Tháp Chàm được thực hiện. Một bộ phận 5 người đi cùng Nguyễn Đức Trọng vào tham gia tiếp quản và bắt tay chuẩn bị xây dựng Đài, một phần về Ty văn hóa thông tin công tác tại phòng quản lý truyền thanh,một phần tiếp tục bám trụ tại Đài duy trì hoạt động. Theo thời gian, từ lực lượng buổi đầu còn ít ỏi, hiện nay Đài Phát thanh truyền hình Bình Thuận đã quy tụ được một lực lượng phóng viên, biên tập viên đông đảo có 170 phóng viên,biên tập viên, nhân viên. Họ thực sự năng động do tính đặc thù nghề nghiệp, được đào tạo tập trung trong đó 136 phóng viên, biên tập viên, kĩ thuật viên có trình độ đại học và cao đẳng, được trang bị các phương tiện kĩ thuật hiện đại, được thử thách nhiều qua thực tiễn công tác, chịu được áp lực công việc, luôn chịu khó chịu khổ hoàn thành các nhiệm vụ được giao, kế tục xứng đáng

những người đi trước. Những cái tên luôn được người dân nhắc đến như: Đặng Oanh, Kỳ Công, Lê Hưng, Thùy Trang, Nguyễn Toàn, Yên Đan hay các biên tập viên, phát thanh viên trẻ, năng động như Thúy Nga, Bình Nguyên, Hải Khanh, Thu Thủy, Thùy Tiên...luôn trau dồi đạo đức, kiến thức và kĩ năng không ngừng để tác nghiệp nhanh chóng và đạt hiệu quả cao. Tấm gương điển hình của Đài: Ngô Đăng Khoa – trưởng phòng Văn nghệ - thể thao, thành viên Ban giám khảo Liên hoan truyền hình toàn quốc. Hiện nay, cán bộ công nhân viên của Đài có mức sống trung bình từ nguồn lương, công tác phí, quảng cáo và lương tăng thêm.

Về tổ chức, cơ cấu thành 5 phòng, tổ: phòng thời sự, phòng chuyên đề khoa giáo, phòng văn nghệ thể thao, phòng chương trình phát thanh kĩ thuật, phòng hành chính tổ chức tổng hợp, tổ dân tộc - miền núi.Tuyên truyền chính sách chủ trương: Luật đất đai (sửa đổi), thông tin văn bản pháp luật mới. Các chương trình: phỏng vấn, phát thanh, tiểu phẩm, chăm lo đời sống người nghèo. Đài đặc biệt chú trọng mảng kinh tế du lịch. Mỗi phòng đặc thù có những chuyên mục riêng được phát sóng vào những khung giờ quy định, phục vụ nhiều đối tượng nghe và xem Đài.

2.1.4. Sự tiếp nhận thông tin của nhân dân trong tỉnh

Hoạt động trên lĩnh vực báo chí, phát thanh truyền hình thời kì đổi mới rộn ràng như trăm hoa đua nở, nhưng không phải dễ dàng tạo ra những bông hoa đẹp, trong khi khách hàng – những thượng đế của thời kì hội nhập- càng khó tính hơn, họ có quyền đòi hỏi, lựa chọn cho mình những cành hoa đẹp nhất, yêu thích nhất. Điều quan trọng và cũng rất khó khăn là đổi mới, nâng cao chất lượng thế nào để có nhiều chương trình, tác phẩm vừa hay hấp dẫn lại vừa đúng định hướng. Điều đáng ghi nhận là tờ báo Bình Thuận luôn được bạn đọc yêu mến, trở thành người bạn đồng hành, thân thiết với độc giả không những trong tỉnh và còn được độc giả ngoài tỉnh, nước ngoài đón nhận. Tờ báo đã không ngừng phát triển, đi lên bằng chính nội lực của các thế hệ cán bộ, phóng viên, cộng tác viên. Báo đã có rất nhiều cố gắng để nâng cao chất lượng, cải thiện hình thức và đã thực sự xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ tỉnh, diễn đàn của nhân dân. Tập thể cán bộ phóng viên của Báo ngày nay luôn kiên định mục tiêu đoàn kết, ổn định và phát triển bền vững, tăng

cường chất lượng, đổi mới cả nội dung và hình thức, mở rộng phạm vi ảnh hưởng cũng như độ tin cậy của tờ báo.

Nếu như báo hình có thế mạnh là tác động trực tiếp đến người xem và ưu điểm hình ảnh động dễ dàng thu hút thì báo nói dường như có vẻ yếu thế hơn. Giai đoạn đầu với thiết bị kĩ thuật còn quá thô sơ, chất lượng phát sóng chưa cao nên mức độ hấp dẫn của phát thanh còn rất thấp. Từng bước học hỏi để thay đổi, lực lượng phát thanh viên, biên tập viên trẻ năng động của Đài đã có nhiều nỗ lực học hỏi, tìm tòi và sáng tạo để tạo ra một sự khởi đầu mới vào những năm cuối của thập niên 90. Lần đầu tiên Đài Bình Thuận có hai chương trình phát thanh trực tiếp đều đặn lúc 17 giờ hàng ngày, lấy âm nhạc làm chủ đạo. Người nghe đã bắt đầu nhiều thêm, trước hết là họ thích nghe nhạc và được giao lưu làm quen với mọi người, được tặng bài hát ý nghĩa cho người thân. Lâu dần họ quen với việc tiếp nhận thông tin được lồng ghép trong những chương trình nhẹ nhàng gần gũi và thiết thực. Phát thanh trực tiếp hiện diện và được giữ vững từ đó. Tuy nhiên tầm phủ sóng vẫn có bó hẹp, nhiều huyện, thị vẫn chưa biết đến sóng phát thanh Bình Thuận.Ban giám đốc Đài nhanh chóng ghi nhận tình hình và triển khai biện pháp khắc phục. Đến những năm 1998, 1999 phát thanh đã thực sự vươn xa cánh sóng của mình. Chương trình phát thanh trên vệ tinh Vinasat của Việt Nam không nhiều đài vì thế tiếng nói của Đài phát thanh Bình Thuận đến được với người nghe tận Cao Bằng, Lạng Sơn hay tận Cà Mau.. Có được tầm phủ sóng rộng, có lượng thính giả nhưng làm sao để tác động người nghe. Tập thể phòng phát thanh và lãnh đạo lại học hỏi, mạnh dạn đề xuất và chỉ đạo thực hiện, tất cả cùng dốc sức cho sự ngiệp phát thanh. Hàng loạt các chương trình trực tiếp, mang tính tương tác cao với bạn nghe và xem đài gần xa và được đón nhận nhiệt tình:

Một phần của tài liệu báo chí bình thuận thời kì đổi mới (1986 2006) (Trang 37)