9. Cấu trúc của luận văn
3.5. Với công tác đấu tranh chống tiêu cực trong xã hội
Cùng với biểu dương người tốt việc tốt, tuyên truyền cổ vũ điển hình tiên tiến, nhân tố mới, Báo còn tích cực tham gia cuộc đấu tranh chống tiêu cực. hưởng ứng bài báo "Những việc cần làm ngay "của tác giả NVL.
Báo đã sớm mở chuyên mục hưởng ứng để góp phần đấu tranh chống tiêu cực.
Tháng 9- 1987, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra chỉ thị số 15 về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nhằm sử dụng tốt hơn báo chí trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực".
Thực hiện chỉ thị 15 của Ban bí thư Trung ương Đảng, Tỉnh ủy ra thông tri hướng dẫn các huyện, thị ủy, Đảng ủy trực thuộc tổ chức quán triệt Chỉ thị 15 trong các cấp ủy Đảng, các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể, có liên hệ với tình hình địa phương, đơn vị mình và đề ra biện pháp tích cực cụ thể để thực hiện. Mọi vấn đề báo, đài nêu ra phải được trả lời trên báo, đài đó, tránh “sự im lặng đáng sợ". Tuyệt đối không được định kiến trù dập với người viết đơn khiếu tố. Chuyên mục hưởng ứng "những việc cần làm ngay "đăng thường xuyên trên Báo (từ tháng 7/1987 đến cuối 1990)đã có tác dụng góp phần thúc đẩy các ngành địa phương, đơn vị, các cơ quan chức năng của Đảng, Nhà nước xem xét xử lý nhanh chóng kịp thời các vụ việc đã được phát hiện.Đây cũng là chủ trương mở rộng dân chủ, tăng cường tính công khai trên báo.
88 năm đồng hành cùng dân tộc, báo chí cách mạng Việt Nam đã thực sự thể hiện được vai trò tích cực, đi đầu và có ý thức tốt trong quá trình định hướng dư luận,
đáp ứng yêu cầu thông tin của nhân dân góp phần ổn định chính trị xã hội, tạo điều kiện cho sự phát triển đất nước. Báo chí luôn đi đầu trong cuộc đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, trở thành tiếng nói của nhân dân, đứng về phía nhân dân, bảo vệ quyền lợi của nhân dân và giữ gìn uy tín, nâng cao vai trò của Đảng, Nhà nước trong cuộc đấu tranh đầy cam go và quyết liệt này. Trong quá trình phát triển của đất nước, mọi nguồn lực đã được sử dụng, phát huy để đem lại sự tăng trưởng cao, qua đó giúp cải thiện mọi mặt đời sống của nhân dân. Tuy nhiên, quá trình mở cửa, hội nhập cũng đã gây nhiều tác động tiêu cực ảnh hưởng tới quá trình phát triển bền vững như: môi trường bị tàn phá, tài nguyên, đất đai sử dụng lãng phí, buôn lậu, tiêu cực, tham nhũng diễn biến phức tạp...
Cái xấu, cái tốt, cái mới, cái cũ đan xen nhau không dễ gì nhận diện. Đặc biệt là sự tác động của các nhóm lợi ích vào quá trình hoạch định chính sách, quá trình phân phối các nguồn ngân sách, tài nguyên, khoáng sản, đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Với vai trò là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, là tiếng nói, diễn đàn của nhân dân, báo chí luôn bám sát các sự kiện xảy ra trong xã hội, phản ánh kịp thời các hiện tượng cũng như lột tả bản chất những mâu thuẫn xảy ra trong quá trình đổi mới, đi lên của đất nước. Để viết một bài báo khen một tập thể, cá nhân thì luôn được các đơn vị, địa phương nhiệt tình ủng hộ. Tuy nhiên ca ngợi những cá nhân, tập thể điển hình, tích cực trong công tác chống tiêu cực, chống tham nhũng thì lại luôn nhận được sự né tránh, bất hợp tác từ phía chính quyền cũng như các tổ chức.
Muốn có một bài viết xác thực, sắc bén mang đậm tính chiến đấu, các phóng viên phải tìm hiểu sâu, dấn thân tiếp cận gần nhất với các nhân chứng, các tư liệu, tài liệu liên quan đến các sai phạm. Việc này đồng nghĩa với nguy hiểm và những nguy cơ bị tấn công của các đối tượng để ngăn chặn các nhà báo thu thập thông tin. Chỉ cần thiếu tỉnh táo, sai sót về nghiệp vụ nhà báo sẽ phải chấp nhận những hậu quả mà mình không mong muốn. Các nhà báo đã vào cuộc, bất chấp mọi đe dọa, dám xả thân để đi đến cái đích cuối cùng là sự thật và công lý, không lùi bước, quyết đưa những kẻ tham gia tiếp tay cho nạn tàn phá môi trường, tài nguyên và những kẻ tham nhũng
ra trước ánh sáng của pháp luật. Trên chặng đường đi tìm chân lý, hành trang của họ ngoài cây bút, chiếc máy ảnh, máy quay còn là tinh thần quả cảm, ý chí sắt đá và niềm tin mãnh liệt vào công lý. Họ chấp nhận hiểm nguy khi vấp phải sự phản kháng của các đối tượng có quyền lực, có vật chất, có quan hệ, thường xuyên nhận được sự đe dọa, khủng bố của các nhóm xã hội đen và có cả những sự cám dỗ vật chất. Nhờ có sự tham gia tích cực của đông đảo những người làm báo, nhiều vụ án tham nhũng nghiêm trọng đã bị phanh phui thu lại cho nhà nước và nhân dân hàng ngàn tỷ đồng Cuộc chiến chống tham nhũng thực chất là cuộc chiến Ta với ta khi mà trong đội ngũ có những nhóm người và một số cá nhân bất chấp tất cả bắt tay với bọn xấu để bòn rút tiền của, tài nguyên của đất nước, của nhân dân sống phè phỡn trên lưng người lao động.Trong quá trình tác nghiệp của mình, nhiều nhà báo đã bị cản trở dưới nhiều hình thức như né tránh cung cấp thông tin; gây khó dễ; gián tiếp ngăn chặn hoạt động tác nghiệp; mua chuộc; thu giữ phương tiện tác nghiệp; đe dọa; phá hoại phương tiện tác nghiệp; giữ người; quấy rối tình dục; bôi nhọ, vu khống; tấn công, gây thương tích và trả thù.
Về phương diện hành lang pháp lý, cho đến nay vẫn chưa có quy định cụ thể nào quy định báo chí được tiếp cận thông tin đến đâu trong quá trình tác nghiệp, viết bài điều tra, phản ánh về hối lộ, tham nhũng. Nhà báo khi tham gia điều tra dưới sự chỉ đạo của Tòa soạn vẫn chưa được coi là thi hành công vụ.Cần phải có khuôn khổ pháp lý cho báo chí hoạt động, những quy định phải đầy đủ, rõ ràng và được thực hiện một cách nhất quán, cần có những biện pháp bảo vệ các nhà báo trong quá trình tác nghiệp, đồng thời các nhà báo cũng phải trang bị cho mình những kiến thức về pháp luật, những kỹ năng điều tra nghiệp vụ. Vì không ai đảm bảo rằng các lời đe dọa, hành hung phóng viên sẽ giảm đi. Thực tế cho thấy, khi chính quyền, các tổ chức, cơ quan có liên quan tới tiêu cực, tham nhũng có sự đồng thuận, cùng quan điểm với người dân và các nhà báo trong việc giải quyết các vụ việc gây bức xúc dư luận thì công tác đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực sẽ được nhanh chóng được giải quyết. Việc đưa tin kịp thời, công khai về các vụ án, vụ việc tham nhũng lên các phương tiện thông tin đại chúng sẽ giúp nâng cao ý thức công dân, làm cho họ tin tưởng hơn vào công lý, vào sự công tâm và quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong
cuộc đấu tranh này và như vậy người dân đoàn kết hơn, an tâm hơn trong việc tham gia phát hiện, đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng.
Báo chí tỉnh Bình Thuận đã có những nỗ lực đáng ghi nhận để trở thành cơ quan quyền lực thứ tư trong cuộc chiến chống lại cái xấu làm ảnh hưởng đến những giá trị sống tốt đẹp mà nhân dân trong tỉnh luôn hướng đến. Nhiều vấn đề gay gắt nóng bỏng của địa phương được công khai trên phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân nắm bắt và hiểu rõ. Vụ phá rừng Tánh Linh năm 1998 ở Bình Thuận là sự kiện chấn động cả nước khi có một số lãnh đạo cấp Tỉnh và địa phương có liên quan, vụ việc này gắn liền với sự đóng góp công sức tìm hiểu và đấu tranh vạch trần cho công luận được biết của phóng viên Văn Thu, Lâm Tư của Hội nhà báo Bình Thuận Tuy nhiên, một thực tế phải thừa nhận rằng: tính độc lập của Báo, Đài Phát thanh truyền hình còn hạn chế, nếu phát hiện ra nhiều vấn đề đưa ra gặp phản hồi, nếu là vấn đề bất lợi thì phải xin ý kiến và chờ sự chỉ đạo của cấp trên.Vụ việc ở Tân Minh, phóng viên bị Công an xã bắt giữ người, thu phương tiện, Phó Giám đốc Đài đến tìm gặp giả quyết thì được biết là phóng
viên bị cho là ghi hình không được phép. Hay như vấn đề tiêu cực: phá rừng, khai thác than, người dân vi phạm khi phóng viên tác nghiệp điều tra thì bị
cản trở, phá trang thiết bị.. là những điều đáng lưu tâm về sự an toàn của người làm công tác báo chí ở Bình Thuận.
Điều 15 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ban hành năm 1999 quy định: “1. Nhà báo có quyền: Hoạt động báo chí trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; hoạt động báo chí ở nước ngoài theo quy định của Chính phủ; Khai thác và được cung cấp thông tin trong hoạt động báo chí theo quy định của pháp luật; Khước từ việc biên soạn hoặc tham gia biên soạn tác phẩm báo chí trái với quy định của pháp luật về báo chí; Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ báo chí; hưởng một số chế độ ưu tiên cần thiết trong hoạt động báo chí theo quy định của Chính phủ; Được pháp luật bảo hộ trong hoạt động nghề nghiệp. Không ai được đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật. 2. Nhà báo có nghĩa vụ: Thông tin trung thực về tình hình
trong nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân; phản ánh ý kiến, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, góp phần thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân; Bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phát hiện, bảo vệ nhân tố tích cực; đấu tranh phòng, chống các tư tưởng, hành vi sai phạm...”.
Bác Hồ từng nói: "Viết cho ai?Viết để làm gì?“. Câu nói ấy đã đi cùng với nhiều thế hệ đứng trong đội ngũ người làm báo có lương tâm và trách nhiệm ở Việt Nam nói chung và Bình Thuận nói riêng. Đấu tranh cho lẽ phải và công bằng là nhiệm vụ thiêng liêng cao cả của những người luôn hướng đến cái Chân Thiện Mĩ và người hoạt động báo chí dùng ngòi bút của mình làm vũ khí hữu hiệu nhất.
Tiểu kết chương 3
Những tiến bộ không ngừng của khoa học và công nghệ đang tạo ra cho cuộc sống hiện đại nhiều lựa chọn về phương diện vật chất cũng như tinh thần. Chất lượng sống của con người ngày càng được nâng cao hơn cùng với sự bùng nổ thông tin trên phạm vi toàn cầu. Theo đó, các phương tiện truyền thông đại chúng trở nên rất quen thuộc và kênh báo chí đóng một vai trò quan trọng, là người bạn đồng hành thân thiết không thể thiếu của con người thời đại mới luôn có ý thức mở mang trí tuệ, rèn luyện khả năng tư duy và nắm bắt thông tin kịp thời. Trong hai mươi năm đổi mới đã và đang diễn ra, báo chí Bình Thuận ra sức quyết tâm khắc phục những khó khăn, vượt qua nhiều thử thách để nâng cao kết quả hoạt động từng thời kì phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, nỗ lực xứng đáng vừa là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền, diễn đàn của nhân dân vừa là cầu nối của các cấp lãnh đạo với tâm tư nguyện vọng của dân vì một mục tiêu chung tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội trong tình hình mới.
KẾT LUẬN
Là một sản phẩm thuộc kiến trúc thượng tầng, báo chí hoạt động trực tiếp trên lĩnh vực tư tưởng chính trị. Thời kì kháng chiến, báo chí là vũ khí sắc bén trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giai cấp và bước vào thời bình báo chí thể hiện vai trò của một công cụ hữu hiệu đối với việc xây dựng đất nước mới, con người mới vì đặc tính cơ bản của báo chí là phương tiện truyền tin tức, nêu lên những diễn biến vận động cụ thể đa dạng và phong phú của đời sống hàng ngày. Sở dĩ báo chí có sức sống vì đây là tấm gương phản chiếu hình ảnh và khuynh hướng vận động của xã hội, con người. Khi làm tròn nhiệm vụ cao cả là thực hiện quyền của quần chúng được nắm bắt các sự kiện quan trọng, điều đó có nghĩa sứ mệnh hàng đầu của báo chí đã được hoàn thành. Đảng lãnh đạo sự hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng nhưng bản thân báo chí phải là công cụ góp phần hình thành những định hướng mới trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, đi đầu trong việc nêu gương các điển hình tích cực, nhanh chóng phát hiện và phê phán những vấn đề tiêu cực. Trong bối cảnh đất nước diễn ra cùng lúc hai quá trình tương tác: đổi mới dần hệ thống chính trị và tiến hành các cải cách kinh tế, báo chí Việt Nam đóng vai trò định hướng giá trị xã hội khi Đảng, Nhà nước đúc rút kinh nghiệm trong quá trình tự tìm ra con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội phù hợp với hoàn cảnh lịch sử, điều kiện thực tiễn của Việt Nam.
Đánh giá chung về báo chí Bình Thuận ( 1986 – 2006)
Trong điều kiện chuyển sang kinh tế thị trường, báo chí nước ta không những phải thích ứng nhanh, đứng vững được mà còn phải có bước phát triển, tự đổi mới để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao quyền được thông tin của nhân dân, thu hút được nhiều người đọc, người xem hơn; vừa vẫn giữ được đúng định hướng chính trị, vừa phải thông tin đa dạng, phong phú, nhiều chiều, góp phần tạo nên bản sắc riêng của mỗi tờ báo.Bước vào thời kì mới, Đảng ta xác định đường lối đối ngoại mở rộng quan hệ nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước, các tổ chức kinh tế thế giới, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, quan hệ đa dạng với các nước phát triển và
các tổ chức quốc tế. trong điều kiện bùng nổ thông tin hiện nay, khoa học và công nghệ phát triển thì chủ trương mở cửa để thu hút vốn, công nghệ, khai thác trí tuệ và kinh nghiệm quản lý của các nước tiên tiến phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước là một quy luật. Ngày nay, không một quốc gia, dân tộc nào có thể phát triển nhanh nếu không mở rộng quan hệ, tăng cường giao lưu hợp tác quốc tế. Mở cửa là con đường tất yếu đối với nước ta, song mở cửa vừa đem tới thời cơ đồng thời có cả những thử thách mới với nhiều diễn biến phức tạp. Báo chí tiếp tục phát huy vai trò tích cực góp phần vào việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và các tệ nạn xã hội. Báo chí tích cực đấu tranh phản bác thông tin và luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị lợi dụng dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo để xuyên tạc chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Các cơ quan báo chí tăng cường triển khai công tác thông tin, tuyên truyền bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác để phát triển đất nước. Qua đó, củng cố, tăng cường niềm tin của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, góp phần xây dựng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, xây dựng Nhà nước và hệ thống