Đội ngũ những người làm công tác báo chí

Một phần của tài liệu báo chí bình thuận thời kì đổi mới (1986 2006) (Trang 40)

9. Cấu trúc của luận văn

2.1.3.Đội ngũ những người làm công tác báo chí

Trước hết ở báo Bình Thuận, từ năm 1976 lực lượng cán bộ, phóng viên của báo còn mỏng, chỉ có 5 người từ Ty văn hóa Thông tin chuyển qua và từ miền bắc tập kết vào, Lê Bá Đài được cử làm Tổng biên tập. Tòa soạn đặt tại một ngôi nhà ở phường Phú Hà, thị xã Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh lỵ đầu tiên của tỉnh Thuận Hải. Cuối năm 1977, khi tỉnh có chủ trương dời đơn vị hành chính cấp Tỉnh ủy vào thị xã Phan Thiết thì tòa soạn đặt tại số 232 đại lộ Trần Hưng Đạo. Khó khăn lớn nhất của thời kì mới khai sinh tờ báo là đội ngũ cán bộ phóng viên thiếu, năng lực nghiệp vụ hạn chế. Sau đó, đội ngũ phóng viên của Báo dần được bổ sung. Tiếp theo phóng viên Quách Như Lý, là 5 phóng viên từ Nghệ An, Hà Tĩnh vào, đó là các cán bộ: Đặng Thanh Đàm, Thái Quang Trung, Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Công Sách, Cao Xuân Trường. Đến đầu năm 1977, báo có tổng biên chế 15 cán bộ, phóng viên và nhân viên. Trong 10 cán bộ xây dựng tờ báo ban đầu, chỉ có 2 người trình độ đại học (1 đại học văn, 1 đại học báo chí), số còn lại chưa được đào tạo căn bản về nghiệp vụ báo chí, chủ yếu làm báo theo kinh nghiệm. Trước tình hình ấy, ngày 14/9/1977, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra quyết định số 1368 kiện toàn Ban biên tập tờ báo: Ngô Triều Sơn, Phó Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trực tiếp làm Trưởng ban biên tập, Lê Đức Thuận là phó Ban biên tập; Phạm Xuân Thông làm ủy viên thư kí tòa soạn; Đặng Thanh Đàm và Trần Xuân Lộc là ủy viên Ban biên tập. Từ đó, đội ngũ phóng viên tăng dần, biên chế báo được tăng cường, biên tập viên gồm những người có trình độ, năng khiếu làm báo. Đến năm 2006, cơ quan báo có 52 người, đào tạo từ nhiều nguồn. Đội ngũ phóng viên, biên tập viên có trình độ đại học chiếm trên 60% biên chế, không ngừng trau dồi nghiệp vụ, bám sát cuộc sống, cải tiến cách viết, gây hấp dẫn đối với bạn đọc.. Trong suốt quá trình hoạt động của mình, báo Bình Thuận đã và đang từng bước hoàn thành sứ mệnh lịch sử được giao: rèn luyện và đào tạo một đội ngũ làm báo vững vàng về chính trị, có trình độ nghiệp vụ khá, yêu nghề và nhiệt tình công tác. Các tổng biên tập ( tính đến năm 2010) lần lượt nối tiếp Lê Bá Đài là Ngô Triều

Sơn, Nguyên Nam, Lê Tấn Thám ( Bích Lam), Lương Sơn, Châu Văn Thư, Trần Thị Thái Hòa và Lê Hồng Văn.

Sự phát triển không ngừng của báo Bình Thuận không thể không nhắc đến đội ngũ cộng tác viên. Nhiều cây bút có bài chất lượng hơn do đi sâu sát cơ sở, nắm chắc vấn đề mình viết… nên nội dung sinh động, được độc giả quan tâm. Nổi bật là các cộng tác viên: Châu Tỉnh, Duy Hà, Đỗ Minh Trúc, Đặng Minh Thông, Đức Tín, Trương Thị Bạch Tuyết, Quang Phát, Trinh Thơ, Hải Âu, Mai Kim Dung, Phan Cao Thông, Ngọc Phúc, Việt Quốc, Kim Bằng (Phan Thiết); Đỗ Khắc Thể, Minh Đức (Hàm Thuận Bắc); Nguyễn Văn Thạnh, Ngọc Bảo (Đức Linh), Tương Lai, Nguyễn Thanh Trung (Bắc Bình); Minh Chiến (Tuy Phong); Lương Văn Lễ, Quốc Thái (Hàm Tân); Phan Chính, Sĩ Đông (La Gi); Trần Duệ (Tánh Linh); Châu Thọ (Phú Quý); Nguyễn Hiệp (Hàm Thuận Nam)Ngoài việc cộng tác tích cực với báo, có người còn là những cộng tác viên nhiều năm gắn bó với Báo Bình Thuận. Trong đó có người tham gia viết bài cho báo hơn 20 năm nay.

Buổi ban đầu của Đài Phát Thanh –Truyền hình được thành lập từ 1977 với lực lượng làm báo nói rồi đến báo hình, là sự trưởng thành và hoàn thiện không ngừng về đội ngũ. Thời kì đầu, Ngô Triều Sơn được bổ nhiệm làm giám đốc, Nguyễn Đức Trọng là Phó Giám đốc, sau đó bổ sung thêm Ngô Sinh Nhựt, Huỳnh Tinh. Tuy tỉnh đã có quyết định thành lập Đài, có khung cán bộ lãnh đạo nhưng lại chưa có cơ sở vật chất, chưa có phóng viên, công nhân.Một cuộc phân tách tại Đài Truyền thanh thị xã Phan Rang – Tháp Chàm được thực hiện. Một bộ phận 5 người đi cùng Nguyễn Đức Trọng vào tham gia tiếp quản và bắt tay chuẩn bị xây dựng Đài, một phần về Ty văn hóa thông tin công tác tại phòng quản lý truyền thanh,một phần tiếp tục bám trụ tại Đài duy trì hoạt động. Theo thời gian, từ lực lượng buổi đầu còn ít ỏi, hiện nay Đài Phát thanh truyền hình Bình Thuận đã quy tụ được một lực lượng phóng viên, biên tập viên đông đảo có 170 phóng viên,biên tập viên, nhân viên. Họ thực sự năng động do tính đặc thù nghề nghiệp, được đào tạo tập trung trong đó 136 phóng viên, biên tập viên, kĩ thuật viên có trình độ đại học và cao đẳng, được trang bị các phương tiện kĩ thuật hiện đại, được thử thách nhiều qua thực tiễn công tác, chịu được áp lực công việc, luôn chịu khó chịu khổ hoàn thành các nhiệm vụ được giao, kế tục xứng đáng

những người đi trước. Những cái tên luôn được người dân nhắc đến như: Đặng Oanh, Kỳ Công, Lê Hưng, Thùy Trang, Nguyễn Toàn, Yên Đan hay các biên tập viên, phát thanh viên trẻ, năng động như Thúy Nga, Bình Nguyên, Hải Khanh, Thu Thủy, Thùy Tiên...luôn trau dồi đạo đức, kiến thức và kĩ năng không ngừng để tác nghiệp nhanh chóng và đạt hiệu quả cao. Tấm gương điển hình của Đài: Ngô Đăng Khoa – trưởng phòng Văn nghệ - thể thao, thành viên Ban giám khảo Liên hoan truyền hình toàn quốc. Hiện nay, cán bộ công nhân viên của Đài có mức sống trung bình từ nguồn lương, công tác phí, quảng cáo và lương tăng thêm.

Về tổ chức, cơ cấu thành 5 phòng, tổ: phòng thời sự, phòng chuyên đề khoa giáo, phòng văn nghệ thể thao, phòng chương trình phát thanh kĩ thuật, phòng hành chính tổ chức tổng hợp, tổ dân tộc - miền núi.Tuyên truyền chính sách chủ trương: Luật đất đai (sửa đổi), thông tin văn bản pháp luật mới. Các chương trình: phỏng vấn, phát thanh, tiểu phẩm, chăm lo đời sống người nghèo. Đài đặc biệt chú trọng mảng kinh tế du lịch. Mỗi phòng đặc thù có những chuyên mục riêng được phát sóng vào những khung giờ quy định, phục vụ nhiều đối tượng nghe và xem Đài.

Một phần của tài liệu báo chí bình thuận thời kì đổi mới (1986 2006) (Trang 40)