Giải pháp về thủy lợi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ nông công nghiệp trồng và chế biến cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm ở các quận, huyện ngoại thành thành phố hồ chí minh (Trang 128)

5. Cấu trúc của đề tài

3.3.4. Giải pháp về thủy lợi

Đẩy nhanh tiến độ đầu tƣ, xây dựng các công trình thủy lợi Hóc Môn - Bắc Bình Chánh (kể cả khu vực điều chỉnh mở rộng ở Nhị Xuân, Tam Tân - Thái Mỹ); An Phú - Phú Mỹ Hƣng (Huyện Củ Chi); Bình Lợi (Huyện Bình Chánh); chƣơng trình kiên cố hóa kênh Đông, thủy lợi nội đồng các quận huyện.

Triển khai xây dựng các dự án đắp đê bao ven sông Sài Gòn (Quận 12, Hóc Môn, và Bắc Rạch Trà); nạo vét rạch Tham Lƣơng - Bến Cát, dự án tiêu thoát nƣớc Nam Sài Gòn.

Tổ chức khảo sát, nghiên cứu điều chỉnh qui hoạch thủy lợi thành phố đến năm 2010, 2020; chú ý vấn đề sử dụng tiết kiệm, các hiệu quả các nguồn nƣớc mặt, nƣớc ngầm, nƣớc mƣa và nguồn nƣớc điều tiết, xã lũ của các công trình thủy lợi, thủy điện thƣợng nguồn để phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nuôi trồng thủy sản và cung cấp nƣớc sinh hoạt nông thôn; vấn đề ngọt hóa ở các vùng bị nhiễm mặn và tạo nguồn hòa loãng, giảm nồng độ ô nhiễm các kênh rạch vùng ven và vùng nội thành.

Nghiên cứu lập dự án đầu tƣ đƣờng kết hợp đê bao ngăn lũ ven sông Sài Gòn (khu vực quận Thủ Đức), ven sông Đồng Nai (Quận 2, 9); các dự án kiểm soát lũ, chống xói lỡ và bảo vệ các bờ sông rạch lớn; các dự án ngọt hóa phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở vùng bị nhiễm mặn; các dự án thủy lợi kết hợp phát triển hạ tầng các vùng rau an toàn, cây ăn trái, mía, đậu phông trồng tập trung, các vùng nuôi thủy hải sản, nuôi tôm ở Cần Giờ, Nhà Bè.

Thực hiện phƣơng châm "Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm" trong đầu tƣ xây dựng thủy lợi. Nhà nƣớc đầu tƣ xây dựng các công trình đầu mối, cống điều tiết chính, kênh cấp 1, 2; cống đầu kênh cấp 3. Các huyện vận động nhân dân đầu tƣ kênh cấp 3, mƣơng rãnh nội đồng, bảo đảm công

122

trình đƣợc thi công đồng bộ (cả đầu mối và nội đồng) phát huy hiệu quả. Xây dựng thủy lợi kết hợp với giao thông nông thôn và tạo nguồn nƣớc sạch cung cấp cho sinh hoạt vùng nông thôn, thực hiện chế độ duy tu, bảo dƣỡng định kỳ, ngăn chặn sự xuống cấp các công trình thủy lợi.

Nâng cao hiệu quả công tác khai thác sử dụng, quản lý bảo vệ công trình. Ổn định phƣơng thức hoạt động, nâng dần hiệu quả và phát triển thêm các tổ đƣờng nƣớc, tổ thủy lợi, tổ thủy nông ở các vùng sản xuất nông nghiệp. Nghiên cứu xây dựng một số hợp tác xã làm dịch vụ thủy lợi và cung cấp nƣớc sạch cho nông thôn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ nông công nghiệp trồng và chế biến cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm ở các quận, huyện ngoại thành thành phố hồ chí minh (Trang 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)