Khái quát về sản xuất nông nghiệp tại TPHCM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ nông công nghiệp trồng và chế biến cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm ở các quận, huyện ngoại thành thành phố hồ chí minh (Trang 66)

5. Cấu trúc của đề tài

2.3.1. Khái quát về sản xuất nông nghiệp tại TPHCM

2.3.1.1. Hiện trạng sử dụng đất

Bảng 2.3: Tình hình sử dụng đất của TPHCM năm 2000

Đơn vi tính: ha

Loại đất Diện tích

Ha %

Tổng diện tích tự nhiên của thành phố 209.501 100,00

Đất chƣa sử dụng 40.203 19,19

Đất ở 16.696 7,97

Đất chuyên dùng 23.839 11,38

Đất lâm nghiệp 33.475 15,98

Đất nông nghiệp 95.288 45,48

Nguồn: Điều tra nông thôn, nông nghiệp TPHCM 2001, Cục thống kê TPHCM

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu sử dụng đất của TPHCM năm 2000

Về cơ cấu sử dụng đất, trong tổng số 209,5 nghìn ha đất tự nhiên của thành phố thì diện tích đất đang sử dụng vào mục đích nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất với 95.288 ha (chiếm 45,48%). Đất lâm nghiệp đứng hàng

60

thứ hai về tỷ trọng trong tổng số đất đang đƣợc sử dụng với 33.475 ha (15,98%), trong đó phần nhiều là đất có rừng trồng. Tiếp theo là đất chuyên dùng (đất cho giao thông, thủy lợi, an ninh, quốc phòng, nghĩa trang...) khoảng 23.839 ha (11,38%) và đất ở là 16.696 ha (7,97%). Ở TPHCM, đất chƣa sử dụng bao gồm diện tích mặt nƣớc, sông suối còn 40.203 ha, chiếm 19,19% diện tích tự nhiên. Trong số này có 4.409 ha có thể cải tạo để đƣa vào khai thác.

Do quá trình đô thị hóa ở các quận huyện ven đô diễn tiến với tốc độ khá nhanh nên diện tích đất nông nghiệp thu hẹp dần.

Bảng 2.4: Tình hình sử dụng đất NN của TPHCM giai đoạn 1995-2000

Đơn vị tính: Ha

STT Đất nông nghiệp 1995 2000 Chênh lệch

Tổng diện tích 99.164 95.288 - 3.876

1. Đất trồng cây hàng năm 75.289 68.712 - 6.577

Đất ruộng lúa, lúa màu 59.591 55.073 -4.518

Đất trồng cây hàng năm khác 15.698 13.640 - 2.059

2. Đất vƣờn tạp 12.068 11.294 -774

3. Đất trồng cây lâu năm 7.822 10.856 + 3.034

4. Đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi 276 277 + 1

5. Đất có mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản 3.710 4.149 + 440

Nguồn: Điều tra nông thôn, nông nghiệp TPHCM 2001, Cục thống kê TPHCM

Diện tích NN năm 1995 là 99.164 ha, nhƣng đến năm 2000 chỉ còn 95.288 ha, trong đó diện tích đất trồng cây hàng năm giảm nhanh nhất (giảm 6.577 ha với diện tích đất trồng lúa giảm 4.518 ha và đất trồng cây hàng năm giảm 2.059 ha); kế đến là đất vƣờn tạp (- 2.059 ha); ngƣợc lại diện tích đất trồng cây lâu năm, đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất có mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản lại có xu hƣớng tăng lên với tỉ lệ tƣơng ứng: 3.034 ha , 1 ha, 440 ha.

61

Biểu đồ 2.4: Tình hình sử dụng đất NN của TPHCM thời kỳ 1995-2000

Về cơ cấu sử dụng đất NN: phần lớn đất NN năm 2000 là đất trồng cây hàng năm chiếm 72,11% với 68,712 ha (trong đó chủ yếu là đất trồng lúa và màu lƣơng thực: 55,072 ha); kế đến là đất vƣờn tạp chiếm 11,86%; đất trồng cây hàng lâu năm 11,39%; đất có mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản mặc dù chỉ chiếm có 4,35% nhƣng đang có xu hƣớng tăng lên do lợi nhuận thu đƣợc từ việc nuôi trồng thủy sản khá cao; đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi chiếm tỉ trọng thấp nhất chỉ có 0,29%

Đất trồng cây hàng năm Đất vƣờn tạp

72,11% Đất trồng cây lâu năm

11,86% Đất trồng cỏ cho chăn nuôi

4,35% 0,29% 11,39% Đất có mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản

62

2.3.1.2. Phát triển sản xuất nông nghiệp

Tuy đất nông nghiệp giảm liên tục hàng năm, nhƣng sản xuất nông nghiệp ngoại thành vẫn tiếp tục phát triển đạt đƣợc những thành tựu đáng kể. Thời kỳ từ 1995 - 1998; trồng trọt giảm 2%/năm, chăn nuôi tăng 4,97%/ năm; Thời kỳ từ 1999 - 2000 các ngành trồng trọt tăng 0,87%/năm, chăn nuôi tăng 5,89%/năm. Các hoạt động dịch vụ nông nghiệp tăng 6,1%; Từ năm 2000 - 2002 giá trị sản xuất nông nghiệp tăng khá; năm 2000 tăng 3,6%, năm 2001 tăng 3,3%, năm 2002 tăng 4,7%.

Tuy nhiên, với diện tích đất nông nghiệp giảm gần 1.000 ha/năm, nếu không có những bƣớc đột phá tiếp trong cơ cấu sản xuất, xây dựng mô hình và hƣớng dẫn đầu tƣ tập trung sẽ rất khó duy trì tốc độ tăng trƣởng nhƣ hiện nay.

Sản xuất nông nghiệp chịu tác động mạnh của quá trình đô thị hóa ở vùng ngoại thành. Trong thời gian gần đây bình quân mỗi năm giảm 6.025 hộ (6,1%), 5.108 lao động (3,3%) với trên 30 ngàn nhân khẩu (8,7%) nông, lâm nghiệp và thủy sản, diện tích canh tác mỗi năm giảm 1,096 ha (2%). Mặt khác, do các yếu tố thời tiết tác động với diễn biến phức tạp. Nhƣng giá trị sản xuất vẫn tăng (1,1%), trong đó có chăn nuôi tăng 4,5%

Tốc độ tăng trƣởng của nồng lâm nghiệp và thủy sản chậm hơn các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ nên mặc dù giá trị tuyệt đối về giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm của các ngành nông lâm nghiệp và thủy sản vẫn tăng, nhƣng tỷ trọng chiếm trong tổng sản phẩm toàn địa bàn thành phố có xu hƣớng giảm dần. Từ 0,5% năm 1990, xuống còn 3,3% năm 1995 xuống 1,8% năm 2001 và 1,5% năm 2004, bình quân mỗi năm vị trí giảm gần 0,3%.

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn giữ đƣợc và có phần tăng là do sự chuyển dịch về cơ cấu tăng các hoạt động ở những loại

63

có giá trị kinh tế hàng hóa cao trên một đơn vị diện tích, giảm dần những cây trồng vật nuôi có giá trị hàng hoa thấp.

Bảng 2.5: Cơ cấu giá trị sản lượng ngành nông - lâm - ngư của TPHCM thời kỳ 1980 – 2001

Chỉ tiêu 1995 2000 2001 Trị số (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Trị số (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Trị số (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Tổng số 1.935,530 100,0 2.790,360 100,0 3.418,448 100,0 l.Nông nghiệp 1.620,213 83,7 2.169,266 77,8 2.332,464 68,2 Trồng trọt 875,941 45,2 1.003,443 36,0 955,120 27,9 Chăn nuôi 526,757 29,1 916,783 32,9 1.103.204 32,3 Dịch vụ NN 181,515 9,4 249,000 8,9 274,140 8,0 2. Lâm nghiệp 84,862 4,4 93,364 3,3 76,844 2,3 3. Thủy sản 230,255 11,9 527,770 18,9 1.009,140 29,5

Nguồn: Niên giám thống kê TPHCM năm l997 và 2004, Cục Thống kêTPHCM

Tỉ trọng của ngành trồng trọt có xu hƣớng giảm, trong khi đó tỉ trọng của ngành chăn nuôi lại có xu hƣớng tăng, tuy tỉ lệ tăng nhƣng chƣa cao để bù đắp lại sự sụt giảm của ngành trồng trọt, tỉ trọng ngành dịch vụ nông nghiệp cũng có xu hƣớng tăng nhƣng khá chậm. Nhìn chung, xu hƣớng chuyển đổi cơ cấu trong nội bộ ngành là đúng hƣớng, giảm trồng trọt, tăng chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Tuy vậy, sự chuyển đổi còn chậm và chƣa tạo ra sự đột phá rõ nét trong chuyển đổi cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp. Trong cơ cấu trồng trọt và lâm nghiệp giảm dần; ngƣợc lại chăn nuôi và thủy sản tăng dần.

Trong trồng trọt thì cây ăn trái tăng; ngƣợc lại lúa và các cây trồng khác giảm. Trong chăn nuôi nhìn chung đều tăng, nhƣng đàn gia súc tăng cao

64

hơn, đặc biệt là đàn bò sữa. Ở thủy sản thì nuôi trồng tăng nhanh hơn các hoạt động khác, chủ yếu là nuôi tôm sú.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ nông công nghiệp trồng và chế biến cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm ở các quận, huyện ngoại thành thành phố hồ chí minh (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)