Thực trạng về liên kết nông công nghiệp và các hình thức kết hợp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ nông công nghiệp trồng và chế biến cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm ở các quận, huyện ngoại thành thành phố hồ chí minh (Trang 45)

5. Cấu trúc của đề tài

1.5.3.Thực trạng về liên kết nông công nghiệp và các hình thức kết hợp ở Việt Nam

Nam

Trong nông nghiệp có nhiều hình thức sở hữu, nhƣng chủ yếu là sở hữu tập thể và tƣ nhân. Riêng đất đai (tƣ liệu sản xuất chính trong nông nghiệp) vẫn là sở hữu của nhà nƣớc. Trong công nghiệp, sở hữu Nhà nƣớc đóng vai trò quan trọng nhất. Bên cạnh đó cũng xuất hiện một số hình thức hỗn hợp nhƣ sở hữu tƣ bản nƣớc ngoài. Vì vậy, bên cạnh những thuận lợi vốn có khi có cơ sở công hữu về tƣ liệu sản xuất thì cũng có không ít khó khăn do tồn tại những hình thức sở hữu khác nhau.

Trong thực tế nền kinh tế hiện nay của nƣớc ta, việc liên kết giữa nông và công nghiệp vẫn chƣa đạt đƣợc kết quả toàn diện. Ví dụ: Sự ra đời của các tổ chức trồng và chế biến cao su ở Đông Nam Bộ là hình thức liên kết giữa nông trƣờng quốc doanh trồng cây cao su với các cơ sở chế biến mủ cao su. Các sản phẩm mủ cao su đƣợc sơ chế sau đó lại chuyển đến những đơn vị sản xuất khác mới chế biến đƣợc cao su thành phẩm.

Ở vùng nông thôn, các sản phẩm nông nghiệp khá phong phú, song để chế biến và bảo quản đảm bảo chất lƣợng còn rất khó khăn, thƣờng xuyên xuất hiện sự mất cân giữa nguồn nguyên liệu đƣợc cung ứng, công suất và công nghệ chế biến nhỏ bé, lạc hậu. Công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn vẫn ở gian đoạn chƣa phát triển, qui mô còn nhỏ bé, trình độ kỹ thuật còn lạc hậu, chủ yếu tập trung ở hình thức khai thác tài nguyên. Điều đó dẫn đến sản phẩm làm ra với mẫu mã, chất lƣợng kém nến khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng thế giới còn thấp.

Bứt ra khỏi thực tế đó, một số doanh nghiệp đã thể hiện đƣợc khả năng của mình trong cơ chế kinh tế thị trƣờng. Đó là các doanh nghiệp đã thực hiện rất hiệu quả mối liên kết nông - công nghiệp trong sản xuất. Mối liên kết này rõ nét hơn đối với các doanh nghiệp trồng và chế biến cây công nghiệp (chè, cà phê, cao su, mía...), cây ăn quả (nhãn, vải, cam,

39

quýt...). Các doanh nghiệp này đã thực hiện rất nhiều công đoạn sản xuất để thu đƣợc sản phẩm cuối cùng đạt chất lƣợng cao.

Chúng ta thấy rằng mặc dù do thực tế nền kinh tế nƣớc ta còn gặp nhiều khó khăn. Song với khả năng vƣơn lên, một số đơn vị sản xuất (những đơn vị thực hiện bƣớc phát triển tất yếu đối với nền kinh tế của mình) sẽ làm ăn có lãi, đời sống công nhân, nông dân đƣợc cải thiện.

40

41

CHƢƠNG 2: TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG - CÔNG NGHIỆP TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÂY CÔNG NGHIỆP NGẮN NGÀY, CÂY THỰC PHẨM TẠI

CÁC QUẬN, HUYỆN NGOẠI THÀNH TPHCM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ nông công nghiệp trồng và chế biến cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm ở các quận, huyện ngoại thành thành phố hồ chí minh (Trang 45)