Thực trạng trồng và chế biến cây thực phẩ mở các quận, huyện ngọai thành

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ nông công nghiệp trồng và chế biến cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm ở các quận, huyện ngoại thành thành phố hồ chí minh (Trang 71)

5. Cấu trúc của đề tài

2.3.2. Thực trạng trồng và chế biến cây thực phẩ mở các quận, huyện ngọai thành

TPHCM

2.3.2.1. Hiện trạng trồng cây thực phẩm

Ở TPHCM cây thực phẩm có điều kiện phát triển nhằm phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của thành phố hơn 6 triệu dân. Trong cơ cấu cây thực phẩm phải kể đến rau đậu các loai nhằm giải quyết nhu cầu rau xanh cho nhân dân.

Rau và đậu là những cây cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dƣỡng cao, có chứa nhiều chất xơ và vitamin rất cần thiết cho sức khỏe con ngƣời, nhất là những vùng tập trung dân cƣ và các khu công nghiệp lớn nhƣ TPHCM.

♦ Về diện tích

Diện tích rau, đậu của TPHCM qua các năm giảm dần do quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ ở hầu hết các quận, huyện.

Bảng 2.6: Diện tích cây thực phẩm qua các năm

Đơn vị tính: ha

Cây thực phẩm 1995 1997 1999 2001 2003 2004

Tổng số 13.160 12.233 10.178 9.905 9.193 8.915

Rau 12.761 11.940 9.929 9.797 9.126 8.842

Đậu 399 293 258 108 67 73

Nguồn: Niên giám thống kê năm 1997, 2000, 2004, Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh

65

Trong giai đoan 1995 - 2004 tổng diện tích gieo trồng rau, đậu các loại năm 2004 là 8.915 ha, so với năm 1995 giảm 32,25 % (- 4.245 ha). Diện tích gieo trồng rau đậu đang thu hẹp dần vì vùng trồng rau, đậu chuyên canh tại các quận Tân Bình, Gò Vấp, Thủ Đức, Hóc Môn, Củ Chi, xã Vĩnh Long A và B của huyện Bình Chánh bị quy hoạch biến đổi thành khu công nghiệp, khu dân cƣ. Thời kỳ 1990 - 2000 bình quân mỗi năm diện tích trồng rau đậu giảm 2,6%; thời kỳ 1995 - 2000 mỗi năm giảm 7,4%.

Biểu đồ 2.6. Diện tích cây thực phẩm qua các năm thời kỳ 1995 - 2004

Trong số cây thực phẩm, cây đậu có diện tích giảm nhanh nhất. Năm 2004 diện tích trồng đậu chỉ bằng khoảng 18,29 % so với năm 1995. Cùng giai đoan này, diện tích trồng rau cũng giảm nhƣng giảm chậm hơn và bằng 69,86% so với cùng kỳ.

Rau, đậu đƣợc phân bố ở 14 quận, huyện, trong đó nhiều nhất ở huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn, huyện Bình Chánh. Riêng 3 huyện này năm 2004 chiếm 71,82% diện tích đất trồng rau đậu. Có thể coi 3 huyện này là vành đai xanh của thành phố. Đứng đầu về diện tích là huyện Củ Chi với 3.022 ha năm 2004, kế đến là Bình Chánh 2.357 ha và Hóc Môn 1.023 ha. Các quận, huyện còn lại có diện tích dƣới 1.000 ha mà phần lớn dao động từ vài chục đến dƣới 400 ha.

66

Bảng 2.7: Diện tích cây thực phẩm (rau, đậu) phân theo các quận huyện

Đơn vị tính: Ha Đơn vị hành chính NĂM 1997 NĂM 2004 Chênh lệch

Ha % Ha % Toàn thành phố 12.233 100 8.915 100 -3.318 Quận 2 47 0,38 53 0,59 + 6 Quận 7 11 0,09 3 0,03 -8 Quận 8 314 2,57 81 0,91 -233 Quận 9 97 0,79 147 1,65 +50 Quận 12 1.454 11,89 782 8,77 -672 Quận Gò Vấp 1.241 10,15 381 4,22 -861 Quận Tân Bình 335 2,74 -335 Quận Tân Phú 24 0,27 +24 Quận Bình Tân 46 0,52 +46 Quận Bình Thạnh 3 0,02 8 0,09 +5 Quận Thủ Đức 593 4,85 926 10,39 +333 Củ Chi 3.221 26,33 3.022 33,90 -199 Hóc Môn 2.041 16,68 1.023 11,48 -1.018 Bình Chánh 2.847 23,27 2.357 26,44 -490 Nhà Bè 8 0,07 7 0,08 -1 Cần Giờ 20 0,16 55 0,62 +35

67

68

Tuy nhiên diện tích trồng rau, đậu tại mỗi quận, huyện lại có sự khác biệt. So với năm 1997, diện tích trồng rau đậu của quận Tân Bình không còn nữa. Thay vào đó việc xuất hiện 70 ha rau đậu ở 2 quận mới đƣợc thành lập là Tân Phú và Bình Tân (đƣợc tách ra từ quận Tân Bình và huyện Bình chánh vào cuối năm 2003). Cũng trong giai đoan này diện tích rau đậu ở một số quận, huyện giảm rất nhanh. Giảm nhanh nhất là quận 12, năm 2004 diện tích trồng rau đậu ở quận 12 giảm 54% so với năm 1997; kế đến là huyện Hóc Môn giảm 50,12%; quận Gò Vấp giảm 31% và quận 8 là 26%. Ngƣợc lại một số quận, huyện khác diện tích lại tăng lên đáng kể nhƣ: quận 9 tăng 1,5 lần ; huyện Cần Giờ tăng 2,75 lần.

Về năng suất

Năng suất rau, đậu qua các năm không ổn định do ảnh hƣởng thời tiết thất thƣờng. Năng suất rau dao động trong khoảng 180 - 185 tạ/ha, đậu dao động khoảng 6 - 6,3 tạ/ha. Nếu so với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL và vùng Đông Nam Bộ, năng suất rau và đậu của TPHCM thấp hơn hơn (Long An: 191 tạ/ha; Lâm Đồng 218 tạ/ha). Năng suất thấp do đất đai không đều, manh mún nên việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp khó khăn.

♦ Về sản lượng

Bảng 2.8: Sản lượng cây thực phẩm qua các năm

Đơn vị tính: Tấn Cây thực phẩm 1995 1999 2001 2003 2004 Tổng số 187.106 184.201 174.831 167.254 163.179 Rau 286.880 184.045 174.766 167.211 163.134 Đậu 226 156 65 43 45

69

Năng suất rau, đậu không thay đổi nhiều trong những năm qua nhƣng do diện tích gieo trồng giảm mạnh nên sản lƣợng rau, đậu cũng giảm đi nhanh chóng.

Năm 1995 sản lƣợng rau là 186.880 tấn và đậu là 226 tấn thì đến năm 2004 chỉ còn 163.234 tấn rau (giảm 123.646 tấn) và 45 tấn đậu (giảm 181 tấn). Nhƣ vậy trong giai đoạn 1995 - 2004 sản lƣợng rau giảm 43% và sản lƣợng đậu giảm 80%.

Tóm lại, diện tích gieo trồng rau đậu hàng năm ở các quận, huyện ngoại thành TPHCM trƣớc năm 2000 dao động từ 10.000 - 12.000 ha, sản lƣợng từ 200.000 - 250.000 tấn. Do quá trình đô thị hóa nhanh nên diện tích rau đậu giảm dần đến năm 2004 còn 8.842 ha trồng rau và 73 ha trồng đậu các loại với sản lƣợng 163.134 tấn tập trung chủ yếu ở quận 12, quận Gò Vấp, Thủ Đức, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh.

2.3.2.2. Chế biến và bảo quản rau, đậu

Sản xuất thực phẩm nói chung và rau, đậu nói riêng là ngành có hiệu quả và thu nhập khá cao trong nghành trồng trọt, là ngành có khả năng thu hút nhiều lao động và giải quyết việc làm. Với ý nghĩa to lớn trên, rau đậu đƣợc phát triển và trở thành một ngành sản xuất quan trọng trong nông nghiệp.

Nhu cầu tiêu thụ rau, đậu của TPHCM rất lớn. Hàng năm TPHCM tiêu thụ trên 400.000 tấn rau, đậu, bình quân trên 1.200 tấn/ngày. Trong khi đó sản lƣợng rau, đậu của thành phố chỉ cung cấp đƣợc khoảng 40%, còn lại khoảng 60% đƣợc sản xuất từ các tỉnh Lâm Đồng, Tây Ninh, Tiền Giang, Long An ..., trong đó nhiều nhất là nguồn từ Đà Lạt.

Tuy nhiên việc chế biến và bảo quản rau, đậu có đặc điểm cần lƣu ý. Rau, đậu là loai sản phẩm chứa nhiều nƣớc nên dễ bị hƣ hỏng. Sản phẩm của rau, đậu đòi hỏi phải đảm bảo chất lƣợng tƣơi thỏa mãn nhu cầu hàng ngày của ngƣời dân thành phố. Rau đậu còn là sản phẩm có khối lƣợng lớn,

70

cồng kềnh, khó vận chuyển lại dễ bị hƣ hỏng nên việc tổ chức sản xuất và bố trí sản xuất cây rau, đậu ở TPHCM phải đảm bảo đƣợc thâm canh lại vừa thuận tiện cho việc chế biến, bảo quản, vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Bên cạnh đó trong nhiều năm qua, các loai rau, đậu trên địa bàn TPHCM (dù do thành phố sản xuất hay đƣợc nhập về từ các tỉnh lân cận) đều có chứa dƣ lƣợng chất bảo vệ thực vật, kim loại nặng, nhiều vi trùng và kí sinh trùng rất có hại cho sức khỏe.

Đứng trƣớc tình hình đó, TPHCM đã chủ trƣơng sản xuất rau, đậu an toàn để cung cấp cho ngƣời tiêu dùng và xuất khẩu từ năm 1997. Nhờ chƣơng trình này mà diện tích và sản lƣợng rau an toàn đã tăng lên.

Năm 2000 Rau các loại

Rau sạch

Năm 2004 Rau các loại

Rau sạch

71

Năm 2000 thành phố có 21 ha diện tích rau sạch (chiếm 2,3% diện tích trồng rau) đến năm 2002 diện tích tăng lên 505 ha với sản lƣợng đạt 10.000 tấn), năm 2003 đƣợc công nhận 1.636 ha (vƣợt kế hoạch 136 ha) sản lƣợng đạt hơn 30.000 tấn, đến hết năm 2004 đạt hơn 4.000 ha chiếm gần 50% diện tích gieo trồng rau, đậu ở các quận, huyện ngoại thành. Dự kiến đến hết năm 2005 toàn bộ diện tích gieo trồng rau, đậu của thành phố đạt tiêu chuẩn an toàn.

Hiện nay thành phố đã công nhận 11 xã đủ điều kiện sản xuất rau an toàn, 4 xã là vùng sản xuất rau an toàn, đã xây dựng đƣợc 18 tổ sản xuất rau an toàn ở các huyện Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, quận 12; hỗ trợ một liên tổ nâng cấp thành hợp tác xã sản xuất rau an toàn tại xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi.

Một trong những giải pháp của chƣơng trình rau đậu an toàn là triển khai sản xuất rau đậu trong nhà lƣới để ngăn côn trùng xâm nhập, phá hoại dẫn đến giảm tối đa sử dụng thuốc trừ sâu. Đặc biệt là việc trồng rau ăn lá rất thích hợp với điều kiện nhà lƣới do thời gian sinh trƣởng ngắn, thời gian quay vòng nhanh, năng suất rau cao.

Đối với các tổ sản xuất rau an toàn mới thành lập, Trung tâm Khuyến nông đầu tƣ cho mỗi tổ từ 1 - 2 nhà lƣới và chỉ thu hồi 50% chi phí. Ngoài 60 nhà lƣới do Trung tâm khuyến nông đầu tƣ, các trang trại và hộ nông dân đã tự đầu tƣ hơn 300 nhà lƣới và nhiều dạng, đơn giản hoặc kiên cố.

2.3.2.3. Liên kết trồng, chế biến, bảo quản cây thực phẩm (rau, đậu)

Hiện nay trên địa bàn TPHCM có 20 doanh nghiệp tham gia vào việc kinh doanh rau đậu an toàn, trong đó có 16 doanh nghiệp đã đăng ký tiêu chuẩn chất lƣợng rau an toàn tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bên cạnh đó, để hỗ trợ là khuyến khích các hộ nông dân mở rộng diện tích rau đậu an toàn và tăng năng suất, tăng sản lƣợng, Sở đã hỗ trợ để hình thành đƣợc 10 điểm cung ứng vật tƣ kỹ thuật và dịch vụ rau an toàn.

72

Các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhƣ Trung tâm Khuyến nông, Chi Cục bảo vệ thực vật đã tổ chức 98 lớp tập huấn, hƣớng dẫn nông dân về kỹ thuật và qui trình sản xuất rau an toàn, phòng trị bệnh trên rau, thu hút 13.000 học viên là nông dân tham dự (hầu hết nông dân tham dự tập huấn đã tự nguyện làm cam kết sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn trên rau), tổ chức 24 điểm trình diễn và hội thảo sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả trên rau; cung cấp 2.116 tài liệu bƣớm cho nông dân, xây dựng 20 panô tuyên truyền, vận động nông dân sản xuất rau, đậu an toàn.

Thành phố đã đầu tƣ trang thiết bị để phân tích nhanh dƣ lƣợng thuốc trừ sâu, tạo điều kiện tốt công tác kiểm tra chất lƣợng rau an toàn, phân tích các mẫu rau ở ngay tại đồng ruộng và chợ đầu mối. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các quận, huyện và các sở - ngành có chức năng triển khai chỉ thị của thành phố về việc tăng cƣờng các biện pháp ngăn chặn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tùy tiện trên rau, đậu.

Đầu ra cho rau an toàn buổi đầu đƣợc giải quyết khá căn cơ, số lƣợng doanh nghiệp, cơ sở tham gia thu mua rau an toàn ngày càng tăng. Chính vì vậy trƣớc đây nông dân trồng rau an toàn còn e ngại không tiêu thụ sản phẩm vì giá thành cao nhƣng nay ngƣời trồng rau phấn khởi và mạnh dạn tham gia trồng rau an toàn vì đầu ra đảm bảo, giá thành giảm (do giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật) và các hộ trồng rau an toàn đã ký đƣợc hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các công ty, siêu thị, nhà hàng... trong khi ngƣời tiêu dùng bắt đầu có thói quen mua "rau sạch".

2.3.2.4. Kết quả của việc liên kết trồng, chế biến, bảo quản cây thực phẩm (rau, đậu)

Nhờ Nhà nƣớc hỗ trợ kỹ thuật, cho vay vốn, hỗ trợ 50% kinh phí làm nhà lƣới và tạo điều kiện cho ngƣời sản xuất an tâm mở rộng qui mô nên

73

diện tích rau an toàn tăng rất nhanh. Giai đoạn 2000 - 2004 diện tích trồng rau an toàn tăng lên 8 lần .

Thành phố đã hình thành các vùng sản xuất rau sạch trọng điểm tại xã Tân Phú Trung (huyện Củ Chi), xã Tân Thới Nhì, Xuân Thới Thƣợng (huyện Hóc Môn), xã Tân Quy Tây, huyện Bình Chánh). Hiện nay vùng chuyến canh rau an toàn đã xây dựng hơn 150 nhà lƣới và đƣợc trang bị hệ thống phun, tƣới hiện đại.

Việc trồng rau an toàn trong Nhà nƣớc giúp ngƣời nông dân quay vòng vốn nhanh, do thời gian sinh trƣởng của rau ngắn, năng suất cao. Do đó thu nhập tăng lên đáng kể: doanh thu trung bình 100 triệu đồng/ha/năm, lợi nhuận trên 40 triệu đồng/ha/năm.

Tuy nhiên việc trồng rau theo quy trình sạch cần đầu tƣ cao hơn do chi phí lao động, vật tƣ lớn hơn mặc dù giá thành sản xuất đã đƣợc giảm một phần vì giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Vì lý do đó giá thành sản xuất rau an toàn thƣờng cao hơn so với sản xuất rau thông thƣờng từ 1,2-1,3 lần. Để ngƣời sản xuất có lãi, giá bán cũng phải cao hơn.

Xét về mặt kinh tế thì ngƣời tiêu dùng sẽ lựa chọn loại rau thông thƣờng vì giá rẻ. Tuy nhiên ở nƣớc ta nói chung và TPHCM nói riêng, chi phí về rau trong bữa ăn gia đình hiện rất thấp (khoảng 10 - 15%) nên việc mua rau với giá cao hơn thì ngƣời tiêu dùng cũng dễ chấp nhận nếu đúng là rau sản xuất theo quy trình an toàn. Đồng thời đảm bảo khâu dịch vụ bán hàng có lợi nhuận. Nhƣ vậy sản xuất "rau sạch" cũng sẽ đƣợc kích thích phát triển bởi động lực kinh tế.

Chất lƣợng rau, đậu của thành phố đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đã thu hút ngƣời tiêu dùng thói quen dùng "rau sạch". Nhờ đó số vụ ngộ độc thực phẩm có nguồn gốc từ rau của TPHCM giảm đáng kể từ năm 2002 đến nay.

74

Chất lƣợng rau của thành phố không chỉ đƣợc ƣa chuộng và tiêu thụ ngay tại chỗ mà còn là nguồn xuất khẩu có giá trị. Hàng tuần tại Liên tổ sản xuất rau Ấp Đình, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi đều có chuyên rau xuất sang Nhật. Mặc dù xuất khẩu rau của thành phố chiếm một tỉ lệ nhỏ bé, trong tổng giá trị hàng xuất khẩu hàng năm, nhƣng đây là tín hiệu đáng mừng cho chính quyền và nhân dân thành phố trong việc lựa chọn đúng đắn chiến lƣợc phát triển những loại cây con phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của thành phố.

2.3.3. Liên kết nông - công nghiệp trồng và chế biến cây cây công nghiệp ngắn

ngày ở các quận, huyện ngoại thành TPHCM

2.3.3.1. Hiện trạng trồng cây công nghiệp ngắn ngày

Cũng nhƣ cây thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày ở TPHCM có xu thế giảm nhanh về diện tích và đi kèm với nó là sản lƣợng giảm liên tục do ảnh hƣởng của quá trình đô thị hóa.

Bảng 2.9: Diện tích cây công nghiệp ngắn ngày

Đơn vị tính: Ha

Cây công nghiệp 1995 1997 1999 2001 2003 2004

Tổng số 12.837 10.275 8.136 5.285 4.991 4.756

Lạc 6.489 5.238 3.235 1.424 1.527 1.811

Thuốc lá 438 194 243 118 97 45

Mía 5.714 4.693 4.456 3.574 3.290 2.850

Các loại cây khác 196 150 202 169 77 50

75

Biểu đồ 2.8: Diện tích cây công nghiệp ngắn ngày thời kỳ 1995 – 2004

Năm 1995 diện tích cây công nghiệp ngắn ngày là 12.837 ha thì đến năm 2004 chỉ còn có 4.756 ha. Nhƣ vậy giai đoạn 1995 - 2004 giảm đi 2/3 diện tích ( - 8.081 ha).

Cây công nghiệp ngắn ngày ở TP HCM có các cây nhƣ mía, lạc, thuốc lá, cói, bông, V.V.... Trong số các cây này thì mía, lạc, thuốc lá là cây dẫn đầu có diện tích trồng trọt 4.706 ha (chiếm 98,9% ) năm 2004.

Tuy nhiên sản lƣợng của các nhóm cây này giảm mạnh trong giai đoạn 1995 - 2004.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ nông công nghiệp trồng và chế biến cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm ở các quận, huyện ngoại thành thành phố hồ chí minh (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)