Vùng nông nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ nông công nghiệp trồng và chế biến cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm ở các quận, huyện ngoại thành thành phố hồ chí minh (Trang 27)

5. Cấu trúc của đề tài

1.3.3. Vùng nông nghiệp

1.3.3.1. Quan niệm

Quan niệm về vùng nông nghiệp không phải là giống nhau. Một số ngƣời cho rằng sự phân chia lãnh thổ thành những vùng dựa vào các dấu hiệu về tự nhiên có thể thay thế cho phân vùng nông nghiệp. Các điều kiện tự nhiên có vai trò hết sức quan trọng đối với nông nghiệp, song điều đó không có nghĩa là các điều kiện sản xuất của nông nghiệp đã ổn định. Vì thế, quan niệm trên không hoàn toàn chính xác.

Một số ngƣời khác quan niệm phân vùng nông nghiệp nhƣ là phân vùng tự nhiên phục vụ mục đích nông nghiệp. Sự phân chia đất nƣớc thành những bộ phận đồng nhất về tự nhiên để phục vụ nông nghiệp là điều cần thiết, song đó không phải là phân vùng nông nghiệp hay phân vùng tự

21

nhiên. Nhiệm vụ cần phân vùng tự nhiên phục vụ mục đích nông nghiệp là phát hiện các tổng thể tự nhiên và đánh giá chúng theo yêu cầu của sản xuất nông nghiệp. Trong khi đó, nhiệm vụ của phân vùng nông nghiệp là phát hiện ra các thể tổng hợp sản xuất lãnh thổ đã có hoặc đang hình thành, đánh giá mức độ hợp lý của chúng và đƣa ra những định hƣớng sản xuất.

1.3.3.2. Hình thức biểu hiện

Vùng nông nghiệp đƣợc coi là một trong những hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. Thực chất, đó là những lãnh thổ sản xuất nông nghiệp tƣơng đối đồng nhất về các điều kiện tự nhiên, kinh tế đƣợc phân chia với mục đích phân bố hợp lý và chuyên môn hóa đúng đắn sản xuất nông nghiệp trên cơ sở sử dụng đầy đủ và có hiệu quả nhất các điều kiện sản xuất của các vùng trong cả nƣớc cũng nhƣ trong nội bộ từng vùng.

Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp có liên quan mật thiết với nhau, nhƣng không thể thay thế cho nhau đƣợc.

Trƣớc hết là mối quan hệ giữa vùng nông nghiệp với kiểu xí nghiệp nông nghiệp. Mặc dù một lãnh thổ đƣợc coi nhƣ một vùng nông nghiệp đồng nhất về các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, song điều đó không có nghĩa là các điều kiện này không tác động đến sản xuất nông nghiệp hoàn toàn giống hệt nhau ở mọi nơi. Trên thực tế, cơ cấu sản xuất của các xí nghiệp nông nghiệp đƣợc phân bố trong các vùng có điều kiện tự nhiên giống nhau có thể rất khác nhau.

Với cách hiểu nhƣ vậy, vùng nông nghiệp là sự biểu hiện tổng hợp của các hình thức sản xuất nông nghiệp khác nhau và đƣợc coi nhƣ một lãnh thổ có sự lập lại của các kiểu sản xuất tƣơng đối giống nhau hoặc của các kiểu sản xuất khác nhau nhƣng liên quan mật thiết với nhau.

Ở một số vùng, ngoài các kiểu sản xuất đặc trƣng còn có cả một vài xí nghiệp khác không tiêu biểu cho vùng. Từ đó, có thể hiểu vùng nông nghiệp là một bộ phận lãnh thổ của đất nƣớc có sự lập đi lập lại một cách

22

có quy luật sự kết hợp của các kiểu xí nghiệp nông nghiệp, trong đó đa số kiểu xí nghiệp đặc trƣng cho vùng, còn một vài kiểu khác không thể hiện bộ mặt của vùng. Để tính toán đầy đủ sự khác nhau về phƣơng diện lãnh thổ, cần tiến hành phân loại các kiểu xí nghiệp nông nghiệp lẫn phân vùng nông nghiệp, bởi vì phân kiểu các xí nghiệp nông nghiệp không thể thay thế cũng nhƣ không làm giảm ý nghĩa của phân vùng nông nghiệp và ngƣợc lại.

Mối quan hệ giữa phân vùng nông nghiệp với việc nghiên cứu các thể tổng hợp nông nghiệp cũng tƣơng tự nhƣ thế. Việc nghiên cứu các thể tổng hợp nông nghiệp và phân vùng nông nghiệp là hai phần có mối liên hệ qua lại và bổ sung cho nhau của phƣơng pháp nghiên cứu nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ nông công nghiệp trồng và chế biến cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm ở các quận, huyện ngoại thành thành phố hồ chí minh (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)