5. Cấu trúc của đề tài
3.3. Các giải pháp cụ thể
3.3.1. Giải pháp về thị trường tiêu thụ
Vị trí địa lý của TPHCM là một trong những điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất và mở rộng thị trƣờng trong nƣớc và ngoài nƣớc.
TPHCM nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có nhu cầu rất lớn về các sản phẩm chế biến lƣơng thực và thực phẩm, trong đó có cả những sản phẩm chế biến từ rau, quả và cây CN ngắn ngày. Thị trƣờng nƣớc ngoài nhƣ Nhật Bản, EU, Singapore... là những khách hàng thƣờng xuyên về những mặt hàng này. Đây chính là cơ sở và động lực thúc đẩy TPHCM phát huy thế mạnh và tiềm năng của ngành trồng và chế biến cây thực phẩm và cây CN ngắn ngày.
119
Đối với các quận và huyện ngoại thành cần phát triển các HTX, các hình thức kinh tế hợp tác làm dịch vụ, kinh doanh, thu mua bảo quản và chế biến cây thực phẩm và cây CN ngắn ngày; đồng thời khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp nhà nƣớc đầu tƣ, hợp tác gắn bó với vùng nguyên liệu tổ chức tốt quyết định số 80/TT về tiêu thụ nông sản phẩm thông qua hợp đồng.
Xây dựng và triển khai thực hiện chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại, mở rộng thị trƣờng xuất khẩu, tiêu thụ sản phẩm của nông dân, tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc; kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành pháp luật, các quy định về xuất nhập khẩu, cạnh tranh không lành mạnh.
3.3.2. Giải pháp về vốn và tín dụng đầu tư
* Về tín dụng
- Vốn tín dụng ƣu đãi của Nhà nƣớc cần tập trung và tăng cƣờng cho phát triển cơ giới hóa, đổi mới công nghệ và thiết bị chế biến nông sản, kiên cố hóa kênh mƣơng thủy lợi.
- Tăng cƣờng vốn tín dụng trung và dài hạn cho nông dân và các hộ sản xuất với các thủ tục và điều kiện vay thuận lợi hơn trong các lĩnh vực : ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và giống mới, đầu tƣ cho các thiết bị cơ giới kỹ thuật phục vụ sản xuất v.v...
* Về vốn
- Thực hiện phƣơng châm nhà nƣớc và nhân dân cùng làm và xã hội hóa trong đầu tƣ xây dựng, khai thác các công trình hạ tầng nhất là thủy lợi, giao thông, điện, nƣớc.
- Tăng tỉ trọng vốn ngân sách đầu tƣ cho cơ sở vật chất kỹ thuật nông nghiệp trong tổng vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản của thành phố.
120
+ Cần đầu tƣ xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ các công trình thủy lợi đang thi công dở dang, chƣơng trình kiên cố hóa kênh mƣơng, các dự án đƣờng kết hợp để ngăn lũ, phục hồi và nâng cấp các công trình thủy lợi và phòng chống lụt bão.
+ Đầu tƣ xây dựng mới là từng bƣớc hiện đại hóa các cơ sở sản xuất giống, các trạm trại, phục vụ trực tiếp cho sản xuất của nông dân nhƣ: xây dựng trạm khuyến nông, BVTV; tăng cƣờng vốn ngân sách cho các họat động khuyến nông; xây dựng các cơ sở sản xuất giống cây và tiếp tục đầu tƣ nhập những giống mới cho năng suất cao, chất lƣợng tốt.
3.3.3. Giải pháp về xây dựng hệ thống tổ chức liên kết sản xuất
Quá trình phát triển của ngành sản xuất và chế biến cây thực phẩm, cây CN ngắn ngày tạo ra đƣợc sản phẩm hàng hóa nhƣng sự kết hợp vẫn manh mún và mang tính tự phát là chính. Việc giải quyết "đầu ra" cho nông dân chủ yếu thông qua tƣ thƣơng nên giá thu mua nguyên liệu không cao. Từ đó dẫn đến khó khăn trong việc hình thành các vùng nguyên liệu ổn định và tập trung. Do đó cần thiết lập những tổ chức của những nông dân trồng cây thực phẩm và CN ngắn ngày tại vùng nông thôn (cụ thể: tổ hợp tác trông rau đậu; tổ hợp tác trồng thuốc lá, tổ hợp tác trồng mía, tổ hợp tác trồng lạc). Nhiệm vụ của các tổ hợp tác này là giúp đỡ các hộ nông dân thành viên trong sản xuất từ đầu cho đến cuối nhƣ: cung ứng vật tƣ kỹ thuật, cơ giới làm đất, chăm sóc thu hoạch, hoạt động tín dụng, vận chuyển và tiêu thụ nông sản v.v... Ngoài ra các tổ hợp tác này sẽ trực tiếp quan hệ mua bán nguyên liệu ký hợp đồng với các doanh nghiệp chế biến, cung cấp thông tin thị trƣờng, phổ biến và áp dụng những kỹ thuật canh tác mới, giống mới cho các nông hộ trong vùng. Nhƣ vậy sẽ hạ chi phí trong quá trình sản xuất.
121
3.3.4. Giải pháp về thủy lợi
Đẩy nhanh tiến độ đầu tƣ, xây dựng các công trình thủy lợi Hóc Môn - Bắc Bình Chánh (kể cả khu vực điều chỉnh mở rộng ở Nhị Xuân, Tam Tân - Thái Mỹ); An Phú - Phú Mỹ Hƣng (Huyện Củ Chi); Bình Lợi (Huyện Bình Chánh); chƣơng trình kiên cố hóa kênh Đông, thủy lợi nội đồng các quận huyện.
Triển khai xây dựng các dự án đắp đê bao ven sông Sài Gòn (Quận 12, Hóc Môn, và Bắc Rạch Trà); nạo vét rạch Tham Lƣơng - Bến Cát, dự án tiêu thoát nƣớc Nam Sài Gòn.
Tổ chức khảo sát, nghiên cứu điều chỉnh qui hoạch thủy lợi thành phố đến năm 2010, 2020; chú ý vấn đề sử dụng tiết kiệm, các hiệu quả các nguồn nƣớc mặt, nƣớc ngầm, nƣớc mƣa và nguồn nƣớc điều tiết, xã lũ của các công trình thủy lợi, thủy điện thƣợng nguồn để phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nuôi trồng thủy sản và cung cấp nƣớc sinh hoạt nông thôn; vấn đề ngọt hóa ở các vùng bị nhiễm mặn và tạo nguồn hòa loãng, giảm nồng độ ô nhiễm các kênh rạch vùng ven và vùng nội thành.
Nghiên cứu lập dự án đầu tƣ đƣờng kết hợp đê bao ngăn lũ ven sông Sài Gòn (khu vực quận Thủ Đức), ven sông Đồng Nai (Quận 2, 9); các dự án kiểm soát lũ, chống xói lỡ và bảo vệ các bờ sông rạch lớn; các dự án ngọt hóa phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở vùng bị nhiễm mặn; các dự án thủy lợi kết hợp phát triển hạ tầng các vùng rau an toàn, cây ăn trái, mía, đậu phông trồng tập trung, các vùng nuôi thủy hải sản, nuôi tôm ở Cần Giờ, Nhà Bè.
Thực hiện phƣơng châm "Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm" trong đầu tƣ xây dựng thủy lợi. Nhà nƣớc đầu tƣ xây dựng các công trình đầu mối, cống điều tiết chính, kênh cấp 1, 2; cống đầu kênh cấp 3. Các huyện vận động nhân dân đầu tƣ kênh cấp 3, mƣơng rãnh nội đồng, bảo đảm công
122
trình đƣợc thi công đồng bộ (cả đầu mối và nội đồng) phát huy hiệu quả. Xây dựng thủy lợi kết hợp với giao thông nông thôn và tạo nguồn nƣớc sạch cung cấp cho sinh hoạt vùng nông thôn, thực hiện chế độ duy tu, bảo dƣỡng định kỳ, ngăn chặn sự xuống cấp các công trình thủy lợi.
Nâng cao hiệu quả công tác khai thác sử dụng, quản lý bảo vệ công trình. Ổn định phƣơng thức hoạt động, nâng dần hiệu quả và phát triển thêm các tổ đƣờng nƣớc, tổ thủy lợi, tổ thủy nông ở các vùng sản xuất nông nghiệp. Nghiên cứu xây dựng một số hợp tác xã làm dịch vụ thủy lợi và cung cấp nƣớc sạch cho nông thôn.
3.3.5. Giải pháp về khoa học - công nghệ
Tăng cƣờng đầu tƣ, chỉ đạo công tác nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ và khuyến nông.
Tiếp thu, ứng dụng chọn lọc các thành quả nghiên cứu về công nghệ sinh học, nghiên cứu cơ bản của các trƣờng đại học, Viện nghiên cứu trong và ngoài nƣớc, của các tỉnh và kinh nghiệm nông dân sản xuất giỏi. Tổ chức tốt công tác thông tin, tuyên truyền, tập huấn khuyến nông rộng rãi cho nông dân và các hộ sản xuất.
Tổ chức mở rộng các loại hình dịch vụ, tƣ vấn khoa học kỹ thuật kinh tế qui trình, về qui trình, công nghệ sản xuất, giống, bảo vệ thực vật, ... tiêu thụ, chế biến, kinh doanh nông sản.
Củng cố, nâng cấp các cơ sở nghiên cứu, trang bị phƣơng tiện phân tích xét nghiệm chuyên ngành, đảm bảo độ chính xác và sự tin cậy trong các hoạt động kiểm tra sản phẩm tƣơi sống và chế biến, nhất là các độc chất hóa học, thuốc trừ sâu còn tồn đọng trong rau, quả
Phát huy vai trò động lực của khoa học - công nghệ: Gắn kết giữa nghiên cứu - ứng dụng; giữa các cơ quan nghiên cứu, cơ quan quản lý nhà nƣớc với các hộ sản xuất, hộ nông dân nhằm đƣa nhanh và có hiệu quả kết
123
quả nghiên cứu vào công tác quản lý, vào sản xuất - kinh doanh trên địa bàn nông thôn và nông nghiệp ngoại thành.
3.3.6. Giải pháp về đất đai
Phối hợp với Sở Nhà đất - Địa chính, UBND quận, huyện các sở, ngành liên quan để khảo sát, thống kê lại tình hình quản lý, sử dụng đất đai với đối tƣợng chƣa đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có kế hoạch hoàn thành dứt điểm sớm về giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho số hộ nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp.
Bổ sung và hoàn chỉnh lại qui hoạch sử dụng đất nông nghiệp cho phù hợp chƣơng trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi; pháp lý hóa qui hoạch chi tiết cho các quận, huyện có sản xuất nông nghiệp, thực hiện qui chế dân chủ trong công tác qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Nghiên cứu, triển khai các biện pháp cải tạo, bồi dƣỡng đất sản xuất; hạn chế xâm nhập mặn, sự cố tràn dầu; chống xói mòn, lở ....
Nghiên cứu đề xuất để điều chỉnh một số chính xác về giá đất, thu hồi đất, đền bù giải tỏa phù hợp với thực tế nhằm khai thác tốt hơn quỹ đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, di dời, giải phóng mặt bằng trong đầu tƣ xây dựng ...
3.3.7. Giải pháp phát triển cơ giới hóa
Chú trọng phát triển cơ giới hóa các khâu làm đất, tƣới tiêu nƣớc, thu hoạch, vận chuyển, sơ chế, bảo quản, chế biến nông sản nhất là các sản phẩm thu hoạch trong mùa mƣa.
Tổ chức cung cấp cho nông dân các loại thiết bị với chất lƣợng và giá cả thích hợp, phù hợp với điều kiện về đất đai và giao thông nông thôn. Phấn đấu đến năm 2005 cơ giới hóa trong làm đất gieo trồng đạt 80% diện tích; trên 50% cơ sở chăn nuôi, thủy sản sử dụng cơ - điện thay thế thủ công trong các công việc năng nhọc.
124
Tập trung cơ giới hóa quá trình sản xuất một số cây trồng hàng năm chính (lúa, rau, đậu phộng, mía ...)
Hoàn thành chƣơng trình kiên cố hóa kênh Đông Củ Chi; từng bƣớc tự động hóa các thao tác điều tiết nƣớc tƣới tiêu, tăng diện tích ngọt hóa và chủ động tƣới tiêu lên 70%.
3.3.8. Giải pháp về giống cây chất lượng cao
Đảm bảo có đủ cây chất lƣợng tốt cung cấp cho nhu cầu sản xuất và chuyển đồi cơ cấu sản xuất cho ngoại thành, từng bƣớc hình thành trung tâm giống cây cho các tỉnh trong khu vực xuất khẩu giống. Kết hợp công nghệ hiện đại và công nghệ truyền thống theo hƣớng sử dụng ƣu thế lai, áp dụng công nghệ sinh học trong lai tạo giống. Xây dựng hệ thống sản xuất và dịch vụ giống cây trồng phù hợp với cơ chế thị trƣờng. Khuyến khích các thành phẩm kinh tế trong và ngoài nƣớc tham gia vào việc nghiên cứu, lai tạo, sản xuất và cung cấp các loại giống tốt cho ngƣời sản xuất.
Xây dựng và thực hiện các dự án đầu tƣ, tăng cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao năng lực cán bộ trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất và quản lý nhà nƣớc về giống cây giống con. Trƣớc mắt cần triển khai đầu tƣ trại giống cây trồng Đồng Tiến (Quận 12, Củ Chi) công suất : một triệu giống cây ăn quả, 6.000 kg hạt giống rau; 300.000 cây kiểng mỗi năm vào năm 2005.
Xây dựng một số cơ sở sản xuất dịch vụ giống qui mô kinh tế hộ gia đình ở ngoại thành, dự án đầu tƣ và tổ chức hoạt động trung tâm kiểm dịch giống cây trồng thành phố. Từng bƣớc đầu tƣ xây dựng khu nông nghiệp công nghiệp cao ở củ Chi.
3.3.9. Định hình các vùng sản xuất tập trung
Để đầu tƣ cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và có điều kiện thuận lợi ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ mới. Tiếp tục thực hiện chƣơng
125
trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện giảm diện tích đất nông nghiệp hàng năm và đặc điểm của vùng nông thôn ven đô thị lớn. Giảm dần diện tích trồng lúa năng suất thấp, chuyển sang nuôi trồng thủy sản và các loại cây con có giá trị kinh tế cao. Chú trọng phát triển cây ăn trái, cây kiểng, hoa tƣơi, rau sạch, cỏ chăn nuôi và cây công nghiệp (đậu phông, mía, cao su). Từ nay đến năm 2005 : giảm diện tích đất lúa 4 - 5000 ha; ổn diện tích trồng các loại rau, đậu thực phẩm, đậu phông, mía; tăng diện tích cây ăn trái lên 10.000 ha (tăng thêm trên 1.500 ha); tăng diện tích trồng hoa, cây kiểng ... sử dụng giống mới và các biện pháp thâm canh, chăm sóc, bảo vệ thực vật để tăng năng suất, sản lƣợng cây trồng.
126
KẾT LUẬN
Tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến cây thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày là một thực tế khách quan trong quá trình phát triển của lực lƣợng sản xuất, một bộ phận không thể tách rời của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. Tổ chức lãnh thổ nông - công nghiệp trồng và chế biến cây thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày là tạo ra mối quan hệ chặt chẽ và hợp lý giữa sản xuất và chế biến nhằm khai thác tiềm năng của các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội để tạo ra hiệu quả kinh tế cao nhất.
TPHCM có tiềm năng rất lớn về tự nhiên, kinh tế - xã hội. Đó là những điều kiện rất thuận lợi cho cây thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày phát triển. Các loại cây thực phẩm và công nghiệp ngắn ngày có ý nghĩa rất to lớn trong việc cung cấp thực phẩm cho con ngƣời, cho chăn nuôi cũng nhƣ trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Tuy nhiên các quận, huyện ngọai thành TPHCM chƣa khai thác hết tiềm năng của cây thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày, mối quan hệ giữa trồng và chế biến còn mang tính tự phát, chƣa có sự phối hợp chặt chẽ đôi bên cùng có lợi.
Do đó việc thực hiện đề tài: "Tổ chức lãnh thổ nông - công nghiệp trồng và chế biến cây thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày ở các quận huyện TPHCM" nhằm giải quyết một phần những vấn đề đó.
Những kết quả nghiên cứu của đề tài:
1. Tổng quan có chọn lọc những vấn đề cơ bản về tổ chức lãnh thổ sản xuất nông - công nghiệp của nhiều tác giả trong và ngoài nƣớc. Đề tài cũng tìm hiểu, nghiên cứu các mô hình tổ chức lãnh thổ giữa trồng và chế biến liên kết nông - công nghiệp một số nông sản của Việt Nam.
2. Đề tài đánh giá các nguồn lực tự nhiên và kinh tế xã hội của TPHCM đối với hiện trạng sản xuất và chế biến cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm của TPHCM từ năm 1995 đến nay.
127
3. Từ hiện trạng sản xuất và chế biến cây công nghiệp ngắn ngày cây thực phẩm ở các huyện ngoại thành TPHCM cho thấy: diện tích trồng các loại cây trên, giảm liên tục do ảnh hƣởng của quá trình đô thị hóa, từ đó dẫn đến sản lƣợng cũng giảm theo mặt dù năng suất tăng khá cao do áp dụng tốt các biện pháp trong kỹ thuật canh tác, thủy lợi, giống, phân bón... 4. Trên cơ sở xem xét, phân tích các môi quan hệ giữa trồng và chế biến cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm cho thấy liên kết nông công nghiệp còn chƣa vững chắc, mang tính tự phát mặc dù nguồn nguyên liệu không đáp ứng kịp năng lực sản xuất của các doanh nghiệp chế biến.
5. Trên cơ sở định hƣớng tổ chức lãnh thổ cho ngành sản xuất và chế biến cây thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày, đề tài đã đƣa ra một số giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy