5. Cấu trúc của đề tài
1.4.1. Liên kết nông công nghiệp là tất yếu và khách quan
Bất cứ một hoạt động sản xuất nào cũng đều hƣớng tới kết quả cuối cùng. Các sản phẩm nông nghiệp có giá thành sản xuất thấp đƣợc sản xuất hàng loạt theo kiểu công nghiệp với chất lƣợng cao phù hợp với ngƣời tiêu dùng vẫn là mục đích chính của ngành sản xuất nông nghiệp. Muốn đạt điều đó nông nghiệp phải "bắt chƣớc" lối sản xuất công nghiệp, phải liên kết với sản xuất công nghiệp và mở rộng qui mô sản xuất. Nền sản xuất hiện đại ngày nay hoàn toàn có khả năng cho phép sản xuất nông nghiệp làm đƣợc điều đó.
23
nông nghiệp từ một ngành sản xuất cổ truyền chủ yếu dựa vào kinh nghiệm thành một ngành sản xuất tiên tiến, dạng sản xuất kiểu công nghiệp
Không một ngành sản xuất nào trong giai đoạn hiện nay lại không chịu ảnh hƣởng của khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Trƣớc hết là ở lĩnh vực cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Việc đầu tƣ cho sản xuất nông nghiệp để chuyển từ nền sản xuất cổ truyền tới một nền sản xuất hiện đại, một dạng sản xuất kiểu công nghiệp đã diễn ra từ giữa thế kỷ XX. Các nƣớc tƣ bản có nền kinh tế phát triển cao nhƣ Hoa Kỳ, Pháp, Úc, Đức... đã đầu tƣ rất lớn cho sản xuất nông nghiệp trƣớc hết là đầu tƣ trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Các nƣớc có trình độ khoa học kỹ thuật cao đã không ngần ngại khi đầu tƣ kinh phí vào quá trình sản xuất nông nghiệp từ khâu lai tạo, chọn giống, cải tiến kỹ thuật sản xuất (máy móc, thuốc trừ sâu, phân bón...). Cuộc cách mạng trong lĩnh vực di truyền đã làm thay đổi nhanh chóng các kết quả sản xuất nông nghiệp: nhiều giống cây trồng và vật nuôi mới có khả năng cho năng suất cao đã nâng sản lƣợng của ngành sản xuất nông nghiệp lên một cách đáng kể và làm thay đổi cơ cấu giá trị sản lƣợng nông nghiệp trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc dân trong nƣớc. Quá trình hiện đại hóa nông nghiệp dẫn đến chỗ tăng sản lƣợng hàng hóa nông nghiệp, chính điều đó, trong chừng mực nhất định, đã có tác dụng mở rộng quan hệ giữa nông nghiệp với các ngành sản xuất công nghiệp khác. Sản lƣợng nông nghiệp nhiều, đòi hỏi phải đƣợc chế biến để tăng giá trị thƣơng phẩm, để sử dụng lâu dài. Sản xuất nông nghiệp phát triển đòi hỏi các ngành công nghiệp có liên quan về mặt sản xuất cung ứng các loại máy móc, thiết bị, hóa chất, cũng phải phát triển theo phục vụ kịp thời cho nông nghiệp.
Quá trình hiện đại hóa nông nghiệp trong các khâu cơ giới hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, hóa học hóa... Những điều đó đã đƣợc chứng minh ở tất cả các nƣớc có nền kinh tế phát triển trên thế giới.
24
Để đảm bảo sản xuất nông nghiệp từ sản xuất nhỏ thủ công sang giai đoạn sản xuất lớn kiểu công nghiệp cần phải có sự đầu tƣ thích đáng vào máy móc thiết bị sản xuất nông nghiệp. Trong những năm trƣớc đây, việc đầu tƣ vào sản xuất nông nghiệp diễn ra chậm chạp vì quá trình thu hồi vốn trong sản xuất nông nghiệp diễn ra chậm hơn nhiều so với trong sản xuất công nghiệp. Hơn nữa do tính chất rủi ro trong sản xuất nông nghiệp thƣờng cao hơn công nghiệp nên các nhà đầu tƣ ít đầu tƣ vào nông nghiệp. Sau chiến tranh thế giới thứ II, đặc biệt là vài thập niên gần đây, nhiều nƣớc đã tập trung vào sản xuất nông nghiệp, tỉ lệ vốn đầu tƣ đã tăng lên đáng kể.
Việc sử dụng vốn cố định trong sản xuất nông nghiệp, không giống nhƣ trong sản xuất công nghiệp, vì tính chất gián đoạn của sản xuất nông nghiệp. Cần phải đầu tƣ nhiều hơn cho lao động nông nghiệp so với lao động công nghiệp mới đảm bảo quá trình đƣa kỹ thuật công nghiệp vào sản xuất nông nghiệp. Quá trình tăng vốn đầu tƣ cho lao động nông nghiệp diễn ra ở các nƣớc tƣ bản nhanh hơn ở các nƣớc xã hội chủ nghĩa trƣớc đây. Chẳng hạn, năm 1940 vốn đầu tƣ cho một lao động nông nghiệp ở Hoa Kỳ chỉ bằng 1/2lần so với vốn đầu tƣ cho một lao động nông nghiệp ở các nƣớc tƣ bản đã phát triển nhƣ Anh, Pháp, Đức nhƣng nhanh hơn ở các nƣớc xã hội chủ nghĩa trƣớc đây, tới năm 1968 tỷ lệ này chỉ còn 1/1,5. Ở Pháp và Cộng hòa Liên bang Đức tỉ lệ đầu tƣ cho một lao động nông nghiệp trong những năm gần đây cao hơn đầu tƣ cho một lao động công nghiệp.
Tuy việc đầu tƣ vốn cho một lao động nông nghiệp ngày càng tăng nhƣng năng suất lao động công nghiệp vẫn cao hơn nhiều so với lao động nông nghiệp. Sản xuất công nghiệp đã bƣớc sang giai đoạn tự động hóa. Giá trị sản phẩm do một lao động nông nghiệp làm ra ngay ở các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa có trình độ phát triển cao vẫn thấp hơn nhiều so với giá trị sản phẩm do một lao động công nghiệp. Phải chăng sự cách biệt về năng suất lao động xã hội có nhiều khác biệt còn nằm ở cả cách tính giá trị sản phẩm nông nghiệp. Để đảm bảo sau bằng khoảng cách này cần phải đầu tƣ
25
vào sản xuất nông nghiệp cùng với việc tính lại giá trị sản phẩm nông nghiệp.
1.4.1.2. Nông nghiệp có liên quan chặt chẽ đến mọi ngành kinh tế, trước hết là với công nghiệp, cơ sở cho việc hình thành sự liên kết nông - công nghiệp
Lực lƣợng sản xuất phát triển kéo theo sự thay đổi tận gốc quan hệ giữa nông nghiệp với các ngành kinh tế quốc dân khác. Mối quan hệ giữa sản xuất nông nghiệp với sản xuất công nghiệp thể hiện ở chỗ nông nghiệp nhận những sản phẩm của công nghiệp phục vụ cho quá trình sản xuất nông nghiệp nhƣ phân bón, máy móc, thuốc trừ sâu, điện tử... và cả phƣơng pháp tiến hành sản xuất hợp lý kiểu nông nghiệp.
Lực lƣợng sản xuất phát triển, phân công lao động xã hội ngày càng trở nên sâu sắc thì mối liên hệ giữa các khâu trong quá trình sản xuất một sản phẩm càng phải chặt chẽ hơn. Sự liên kết giữa các khâu trong một quá trình sản xuất sản phẩm cuối cùng từ nông nghiệp đã dẫn đến sự hình thành các liên hợp nông công nghiệp.
Quá trình liên kết giữa các bộ phận của sản xuất nông nghiệp với nhau hoặc giữa sản xuất nông nghiệp với sản xuất công nghiệp đƣợc gọi là quá trình nhất thể hóa. Có sự nhất thể hóa theo chiều ngang giữa các xí nghiệp sản xuất cùng một loại sản phẩm hoặc các xí nghiệp cùng nằm trong một giai đoạn công nghệ để mở rộng qui mô sản xuất, sử dụng tốt hơn công suất thiết bị. Cũng có sự nhất thể hóa theo chiều dọc giữa các xí nghiệp hoặc các ngành có liên quan trong việc tạo ra sản phẩm cuối cùng, các xí nghiệp hoặc các ngành trong cùng dây chuyền sản xuất.
Khái niệm nhất thể hóa bắt nguồn từ tiếng La Tinh "Integrato" nghĩa là "sự nhích lại gần nhau", "sự quyện chặt lấy nhau". Theo nghĩa kinh tế của từ nhất thể hóa là tập hợp các mối liên hệ thƣờng xuyên, lâu dài, ổn định về sản xuất, kỹ thuật và kinh tế giữa các bộ phận cấu thành một cách
26
tự nguyện, tƣơng đối biệt lập nhƣng vẫn có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau của một tổng thể kinh tế nào đó nhằm tối ƣu hóa cấu trúc và đảm bảo cho nó phát triển tổng hợp, cân đối, nhịp nhàng.
Mục đích của quá trình nhất thể hóa là giảm tối thiểu chi phí sản xuất và thu lợi nhuận tối đa. Nhất thể hóa loại trừ nguy cơ cạnh tranh giữa các công đoạn khác nhau của cùng một chu trình thống nhất sản xuất ra một loại sản phẩm cuối cùng, làm hạ giá thành sản phẩm. Nhất thể hóa còn là điều kiện để công nghiệp hóa nông thôn, thúc đẩy quá trình chuyển hóa nông thôn thúc đẩy quá trình chuyển hóa nông thôn thành đô thị.
Sự liên kết ngày càng chặt chẽ giữa công nghiệp và thƣơng nghiệp với nông nghiệp trong quá trình nhất thể hóa làm cho số lƣợng sản phẩm (có nguồn gốc nông nghiệp) đã qua chế biến ngày càng đa dạng và giá thành hạ. Xu thế hòa hoãn và hợp tác sau thời kỳ chiến tranh lạnh càng làm mở rộng hơn, làm sâu sắc thêm quá trình nhất thể hóa. Quá trình liên kết giữa nông nghiệp và công nghiệp không chỉ diễn ra trong một vùng, một quốc gia mà cả liên quốc gia, có quy mô quốc tế.
Tác động của khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp đã gây nên những biến động lớn trong nông nghiệp. Ngày nay một nông dân của Tây Âu hoặc Hoa Kỳ có thể gieo trồng 300 ha ngũ cốc và chăn nuôi bò hoặc khai thác một nông trại chuyên canh ngũ cốc khoảng 500 đến 600 ha. Máy điện tử thu hoạch cà chua của Mỹ chỉ với 5 ngƣời điều khiển có thể hái và phân loại 300 tấn cà chua trong 1 giờ.
Xu thế hiện đại hóa nông nghiệp, áp dụng quy trình công nghệ kiểu công nghiệp trong sản xuất nông nghiệp đã làm cho nông nghiệp và công nghiệp xích lại gần nhau hơn, mối liên hệ về mặt sản xuất trở nên vững vàng hơn.
27
trên quy mô quốc tế
Ngày nay, khi chấm dứt thời kỳ chiến tranh lạnh, xu thế hợp tác giữa các quốc gia, khu vực và thế giới ngày càng phát triển. Sự hợp tác đó không chỉ dựa trên cơ sở liên kết về mặt sản xuất mà cả ở khâu vận chuyển và tổ chức tiêu thụ sản phẩm. Các tổ chức kinh tế quốc tế, đã tạo điều kiện cho các xí nghiệp nông nghiệp, các đồn điền, trang trại trong từng vùng, từng quốc gia, khu vực phát triển phù hợp với xu thế hiện nay; đa dạng hóa mẫu mã hàng từ một dạng nguyên liệu ban đầu. Sự hợp tác trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp thể hiện từ hình thức trợ vốn đến chuyển giao công nghệ và bao tiêu sản phẩm.
Tóm lại, liên kết nông công nghiệp là hình thức áp dụng kiểu sản xuất công nghiệp trong ngành nông nghiệp trên quy mô lớn (liên kết nhiều xí nghiệp có cùng chức năng lại với nhau), là quá trình liên kết giữa các ngành công nghiệp với các ngành nông nghiệp trong chuỗi dây chuyền sản xuất các sản phẩm nông nghiệp và tổ chức tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp (cả những sản phẩm tƣơi sống lẫn các sản phẩm đã qua quá trình chế biến).