Thể tổng hợp nông nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ nông công nghiệp trồng và chế biến cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm ở các quận, huyện ngoại thành thành phố hồ chí minh (Trang 25)

5. Cấu trúc của đề tài

1.3.2. Thể tổng hợp nông nghiệp

1.3.2.1. Quan niệm

Thể tổng hợp nông nghiệp đƣợc xem nhƣ một hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp bắt nguồn từ học thuyết của nhà địa lý Xô Viết N.N.Kôlôxôvaki. Trong các công trình của mình, ông đã đƣa ra học thuyết chu trình sản xuất động lực với 8 chu trình (hay tập hợp các chu trình sau đó I.U.G.Xauskin và nhiều nhà khoa học khác đã phát triển tƣ tƣởng này và chia thành 19 chu trình, trong đó tập hợp chu trình nông công nghiệp đƣợc tách ra thành các chu trình: trồng trọt, cải tạo đất, chăn nuôi trâu bò, chăn nuôi công nghiệp, chu trình đồn điền và chu trình sinh nhiệt.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, những thành tựu khoa học kỹ thuật đã tạo nên tiền đề quan trọng làm thay đổi tận gốc bản thân quá trình sản xuất các sản phẩm nông nghiệp. Phƣơng pháp công nghiệp ngày càng đƣợc áp dụng rộng rãi trong nông nghiệp. Nhiều phân ngành mới đã và đang xuất hiện với phƣơng pháp tổ chức quy trình sản xuất theo lối công nghiệp, có mối liên hệ gián tiếp với đất đai. Ngoài ra, các mối liên hệ sản xuất kỹ thuật trƣớc đây chỉ hạn chế trong phạm vi một xí nghiệp thì ngày nay đã bị phá vỡ. Tất cả những điều đó cùng với sự phát triển của giao thông vận tải đã mở ra triển vọng to lớn cho việc hình thành các thể tổng hợp nông nghiệp.

Vậy thế nào là thể tổng hợp nông nghiệp ?

Theo quan niệm của I.F.Mukômel, đó là sự kết hợp (hợp nhất) theo lãnh thổ các xí nghiệp giống nhau về tính chất của cùng một kiểu, tất nhiên, quan niệm này không thể hiện đƣợc các mối liên hệ kỹ thuật sản

19

xuất giữa các xí nghiệp. Trong chừng mực nhất định, nó có thể phản ảnh đƣợc tổ chức sản xuất của nền nông nghiệp trong quá khứ, một phần thời hiện tại nhƣng rõ ràng không thể chấp nhận đƣợc trong tƣơng lai.

K.I.Ivanôv đƣa ra một quan niệm đầy đủ hơn. Theo ông thể tổng hợp nông nghiệp nhƣ là sự phối hợp của các xí nghiệp nông nghiệp, có mối quan hệ qua lại và liến kết với nhau về mặt lãnh thổ cũng nhƣ của các xí nghiệp nông nghiệp và các xí nghiệp công nghiệp cho phép trên cơ sở các qui trình kỹ thuật mới nhất sử dụng đầy đủ nhất điều kiện tự nhiên, trong lịch sử để đạt năng suất lao động xã hội cao nhất.

Mặc dù quan niệm về các thể tổng hợp nông nghiệp rất đa dạng, nhƣng có thể nổi lên những điểm quan trọng dƣới đây :

+ Các yếu tố quyết định diện mạo của thể tổng hợp nông nghiệp gồm có vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên kinh tế, chuyên môn hóa theo giai đoạn của các xí nghiệp nông nghiệp, các mối liên hệ thuận chiều và ngƣợc chiều của các xí nghiệp nông nghiệp với các xí nghiệp chế biến nông sản.

+ Các xí nghiệp nông nghiệp có xu hƣớng phân bố liền nhau về lãnh thổ mang lại hiệu quả kinh tế cao.

+ Cơ sở cấu trúc của các thể tổng hợp nông nghiệp là của xí nghiệp công nghiệp và các xí nghiệp công nghiệp chế biến.

1.3.2.2. Hình thức biểu hiện

Cơ sở để phân loại dựa vào những sản phẩm hàng hóa mà việc sản xuất những sản phẩm này do các điều kiện tự nhiên, kinh tế quyết định và liên quan với việc lựa chọn các quy trình kỹ thuật hợp lý để đảm bảo hiệu quả kinh tế cao. Toàn bộ hệ thống các xí nghiệp nông nghiệp, các xí nghiệp công nghiệp liên quan với nhau và liền nhau về lãnh thổ đƣợc hình thành xung quanh, các sản phẩm hàng hóa chính và các quy trình kỹ thuật để sản xuất ra các sản phẩm ấy.

20

Xuất phát từ những điểm trên, ngƣời ta chia thành hai nhóm thể tổng hợp nông nghiệp:

+ Các thể tổng hợp mà những sản phẩm hàng hóa đƣợc sản xuất ra trƣớc hết do các điều kiện tự nhiên phân bố mang tính chất quyết định.

+ Các thể tổng hợp nông nghiệp ngoại thành. Đặc trƣng cho các thể tổng hợp này là ở chỗ sản phẩm hàng hóa chủ yếu của chúng do nhu cầu thực phẩm của dân cƣ thành phố chi phối. Các thể tổng hợp nông nghiệp ngoại thành hình thành chủ yếu ở xung quanh các thành phố, trung tâm công nghiệp. Ở đây, các yếu tố kinh tế (nhu cầu) đóng vai trò chủ đạo, còn các yếu tố tự nhiên tuy cũng đƣợc lƣu ý nhƣng chỉ giữ vị trí thứ yếu. Quy mô (diện tích, sản phẩm) của các thể tổng hợp có thể rất khác nhau tùy thuộc vào quy mô số dân của thành phố.

Có thể nói thể tổng hợp nông nghiệp là một trong những hình thức tổ chức sản xuất theo lãnh thổ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời, đây còn là bộ khung để tạo nên các vùng nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ nông công nghiệp trồng và chế biến cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm ở các quận, huyện ngoại thành thành phố hồ chí minh (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)