Cơ sở của việc liên kết nông công nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ nông công nghiệp trồng và chế biến cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm ở các quận, huyện ngoại thành thành phố hồ chí minh (Trang 34)

5. Cấu trúc của đề tài

1.4.2. Cơ sở của việc liên kết nông công nghiệp

1.4.2.1. Cơ sở kinh tế xã hội của việc liên kết nông - công nghiệp

Ngày nay khi mà trình độ sản xuất nông nghiệp đã đạt mức phát triển cao, liên kết giữa sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, các ngành kinh tế khác đòi hỏi ngày càng hoàn thiện các mối quan hệ sản xuất giữa chúng và trên cơ sở đó tạo ra các hình thức mới của nền sản xuất xã hội. Quá trình đó đƣợc qui định bởi nhiều nhân tố có tính chất xã hội, kinh tế, tự nhiên và lịch sử.

Sự phát triển của lực lƣợng sản xuất và phân công lao động xã hội là cơ sở đầu tiên của quá trình liên kết nông - công nghiệp với các ngành kinh

28

tế quốc dân khác. Trƣớc đây, sản xuất nông nghiệp có một thời là hoạt động sản xuất duy nhất của loài ngƣời. Trƣớc khi xảy ra cuộc phân công lao động lần thứ nhất thì trồng trọt là hoạt động sản xuất xã hội duy nhất, việc tự cung tự cấp khép kín.

Cùng với sự phát triển không ngừng của lực lƣợng sản xuất quá trình phân công lao động xã hội đã diễn ra theo các giai đoạn khác nhau. Sau giai đoạn đầu tiên của quá trình phân công lao động xã hội. Chăn nuôi tách ra khỏi trồng trọt, các loại lao động mới với tƣ cách là các ngành sản xuất riêng biệt đƣợc tách ra khỏi nông nghiệp là thủ công và buôn bán... Lúc đầu chúng lệ thuộc ngành vào nông nghiệp, nhƣng sau cùng với sự phát triển liên tục của lực lƣợng sản xuất, các ngành đó, đã thể hiện chỗ đứng độc lập của mình. Nền sản xuất phát triển mạnh mẽ, sản xuất đại cơ khí đã diễn ra sự tách biệt hoàn toàn các loại lao động kể trên. Kết quả là các lĩnh vực sản xuất độc lập, nông nghiệp, công nghiệp, thƣơng nghiệp... đã ra đời.

Bản chất của phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc thể hiện ở chuyên môn hóa ngƣời lao động theo nghề và tạo ra nền sản xuất chuyên môn hóa, nâng cao mức độ tập trung và xã hội hóa sản xuất, đẩy mạnh kinh tế, tăng cƣờng kết quả hoạt động của các ngành và điều quan trọng hơn cả là ở chỗ năng suất lao động xã hội tăng lên chƣa từng thấy so với nền sản xuất trƣớc đó.

Sự phân công lao động xã hội cũng đã dẫn tới sự tách riêng nhiều ngành sản xuất mới. Trƣớc hết, xu hƣớng này thể hiện ở sự phân chia quá trình công nghệ và tổ chức sản xuất.

Lực lƣợng sản xuất trong xã hội ngày càng phát triển lớn mạnh, nhiều ngành sản xuất công nghiệp hóa đã đƣợc tách ra, chẳng hạn nhƣ ngành cơ khí nông nghiệp, công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp tách ra thành các ngành sản xuất độc lập. Ngành cơ khí nông nghiệp lại tách ra thành cơ khí trồng trọt và cơ khí chăn nuôi... Nhƣ vậy trong khi phát

29

triển liên tục và khắp mọi nơi, phân công lao động xã hội đã dẫn đến sự tách riêng các ngành sản xuất ngày càng mới.

Chính sự tách riêng các ngành sản xuất chuyên môn hóa sâu (chuyên môn hóa hẹp) do yêu cầu của tăng năng suất lao động, kết quả của sự phát triển khoa học kỹ thuật đã dẫn đến chỗ phải tập trung các xí nghiệp chuyên môn hóa sản xuất nhỏ thành các xí nghiệp chuyên môn hóa sản xuất có qui mô lớn để sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hóa.

Năng suất lao động xã hội chung hay trình độ xã hội sản xuất không chỉ đƣợc xác định bằng trình độ lao động trong một ngành hay một vài ngành sản xuất riêng biệt, mà đúng hơn là bằng mức độ mật thiết và sự hoàn hảo của các mối liên hệ kinh tế kỹ thuật và công nghệ giữa xí nghiệp chuyên môn hóa và các ngành mà chúng không thể tự cung cấp đƣợc tất cả các tƣ liệu sản xuất cần thiết. Đồng thời quyết định phần lớn các kết quả hoạt động của các xí nghiệp, các ngành khác nhau. Sự cần thiết phải thiết lập các mối quan hệ chặt chẽ và tƣơng đối ổn định giữa các xí nghiệp chuyến môn hóa sản xuất dẫn đến sự hợp tác các xí nghiệp này với nhau. Vì vậy chuyên môn hóa và hợp tác hóa sản xuất giữa các xí nghiệp là hai mặt khác nhau của cùng một quá trình phân công lao động xã hội và qui định lẫn nhau trong sự phát triển của mình. Nếu các xí nghiệp ngày càng đƣợc chuyên môn hóa thì nó càng phụ thuộc chặt chẽ vào các xí nghiệp khác, các mối liên hệ kinh tế - kỹ thuật ngày càng chặt chẽ, đòi hỏi việc tổ chức lãnh thổ các mối liên hệ giữa chúng ngày càng cao hơn.

Cùng với việc thúc đẩy quá trình xã hội hóa sản xuất nông nghiệp, nền sản xuất hiện đại đòi hỏi phải có sự liên kết giữa hai ngành sản xuất (nông nghiệp và công nghiệp) với nhau. Sự liên kết giữa các ngành sản xuất trong xã hội tƣ bản không phải diễn ra trong tất cả các ngành, các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và công nghiệp mà chỉ ở các ngành sản xuất có liên quan đến ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp. Các

30

xí nghiệp nông nghiệp (đồn điền, trang trại, v.v...) là của tƣ nhân, các nhà máy sản xuất máy móc và chế biến sản phẩm công nghiệp của tƣ nhân. Việc liên kết giữa các nhà sản xuất khác nhau trong giai đoạn đầu tiên vô cùng khó khăn. Con đƣờng hợp tác, liên kết hiện nay trở nên dễ dàng hơn do vai trò của các Công ty tƣ bản độc quyền. Cũng có trƣờng hợp các chủ đồn điền khuếch trƣơng sản xuất mở rộng diện tích canh tác (tập trung hóa đất đai) và tiến hành chuyên môn hóa sản xuất một sản phẩm nào đó. Khi các tập đoàn hoặc các ông chủ nông nghiệp đủ mạnh họ có thể mua các nhà máy công nghiệp phục vụ cho việc sản xuất các máy móc phục vụ nông nghiệp và chế biến các sản phẩm nông nghiệp, biến các xí nghiệp vốn trƣớc kia chỉ có chức năng sản xuất một (hoặc một số) sản phẩm nông nghiệp thành một liên hợp sản xuất nông - công nghiệp - thƣơng nghiệp khép kín.

Việc tách ra hàng loạt các dạng hoạt động sản xuất và các ngành thuộc ngành công nghiệp và các ngành khác sản xuất tƣ liệu sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ nông sản diễn ra nhƣ sau:

- Qua con đường tách các ngành công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất cho nông nghiệp:Trƣớc kia nông nghiệp vốn tự cung tự cấp phần lớn các tƣ liệu sản xuất nhƣ: sức kéo, giống gia súc, công cụ sản xuất thô sơ, thức ăn gia súc, v.v... Sau đó nhờ sự phát triển của công nghiệp, mà công nghiệp cơ khí nông nghiệp, công nghiệp chế biến thức ăn gia súc tách ra thành các ngành công nghiệp riêng biệt.

- Qua con đường tách ra từ công nghiệp các ngành chế biến các sản phẩm nông nghiệp,nhƣ các ngành công nghiệp chế biến sữa, chế biến thịt, cá, rau quả, v.v...

- Qua con đường vận chuyển nông phẩm:Gần nhƣ toàn bộ các loại hoạt động kể trên đƣợc đƣa sang ngành giao thông, các sản phẩm nông nghiệp đã trở thành hàng hóa.

31

- Qua con đường tiêu thụ sản phẩm: Trƣớc kia nền nông nghiệp là một nền sản xuất tự cung tự cấp khép kín. Ngày nay sự phát triển của các ngành nông nghiệp và các ngành kinh tế khác đòi hỏi nông nghiệp phải chuyên môn hóa sản xuất, các vùng sản xuất không thể tự đóng khung cho mình. Các mối trao đổi hàng hóa phát triển, các tổ chức chuyên môn hóa thu mua hàng nông sản với cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp (kho tàng, dụng cụ ủ lạnh, cơ quan kiểm nghiệm sản phẩm và kiểm định chất lƣợng sản phẩm) là bộ phận quan trọng của nông nghiệp thƣơng mại hóa.

Trong quá trình này, còn diễn ra quá trình tách các dạng hoạt động riêng lẻ thuộc các ngành phục vụ sản xuất nông nghiệp. Từ đó xuất hiện các loại hoạt động cung ứng tƣ liệu sản xuất cho nông nghiệp, sửa chữa thiết bị, xây dựng, thú y, cải tạo đất... tức là hình thành cấu trúc hạ tầng cho liên hiệp công nông nghiệp.

Rõ ràng là trên cơ sở phân công lao động xã hội, các ngành và các dạng hoạt động xã hội đƣợc tách ra, sau đó thì các mối liên hệ chặt chẽ giữa các ngành và các hoạt động có liên quan đƣợc hình thành. Mỗi ngành mỗi một dạng hoạt động riêng biệt chỉ có thể hoạt động đƣợc với điều kiện là các ngành khác hỗ trợ cho nó.

Việc đảm bảo các mối liên hệ chặt chẽ giữa các xí nghiệp thực hiện các giai đoạn kế tiếp nhau của cùng một quá trình công nghệ nhƣng lại bị phân tán quản lý theo các ngành khác nhau rất phức tạp. Không tổ chức tốt các mối liên hệ và ngay cả khi các mối liên hệ đã đƣợc ổn định vẫn không tách khỏi sự không đồng bộ và mất cân đối gây ảnh hƣởng xấu đến nhịp điệu trao đổi, chất lƣợng nguyên liệu và sản phẩm cuối cùng, dẫn đến những hao phí, mất mát không đáng có trong quá trình sản xuất chuyên môn hóa để tái tạo qui trình công nghệ thống nhất mà trƣớc đó đã bị chia cắt trong quá trình phân công lao động xã hội, trở thành một yêu cầu khách quan. Ban đầu qui trình công nghệ sản xuất một sản phẩm riêng biệt là

32

thống nhất, sau đó nó đƣợc chia ra thành các công đoạn với các loại và loại phụ hoạt động sản xuất và để rồi sau đó lại bắt đầu quá trình liên kết các loại, loại phụ thành một qui trình công nghệ thống nhất.

Các nông trại lớn Tây Âu, Hoa Kỳ đã thể hiện khá rõ nét về sự liên kết với các chủ chế biến sản phẩm nông nghiệp hoặc với những nhà công nghiệp sản xuất hóa chất, sản xuất máy móc phục vụ nông nghiệp thành các liên hợp lớn. Chẳng hạn: Công ty Brandis Fruit Company của Hoa Kỳ hiện có trên một triệu ha đất ở Trung Mỹ với khoảng 1/4 diện tích nói trên đƣợc trồng chuối. Công ty này có hàng ngàn lao động, hơn 3.000 km đƣờng sắt, nhiều hải cảng và một đội thủy thuyền lớn chuyên chở chuối đến các nhà máy chế biến hoặc xuất khẩu chuối tƣơi.

Các liên hợp nông - công nghiệp chế biến thực phẩm phát triển nhanh chóng, các qui trình công nghệ bảo quản, chế biến nông phẩm tham gia ngày càng nhiều vào dây chuyền sản xuất. Các xí nghiệp nông - công nghiệp không những chỉ kết hợp hoạt động sản xuất nông nghiệp với các xí nghiệp chế biến nông sản mà còn quán xuyến cả khâu bảo quản, lƣu trữ và lƣu thông phân phối.

Trong lĩnh vực này, đã hình thành các xí nghiệp đa quốc gia với số lƣợng công nhân và doanh số rất lớn. Nhƣ hãng Unilever (Anh và Hà Lan), Nestlé (Thụy Sỹ), Snift (Hoa Kỳ), v.v... chỉ riêng công ty Nestlé có 230 xí nghiệp đặt tại 49 quốc gia khác nhau với trên 120.000 công nhân và có tới 95% doanh số do các xí nghiệp đặt ngoài Thụy Sỹ thực hiện. Độc quyền Vextơn ở Anh có 115 trang trại lớn, 6 nhà máy liên hợp nuôi gia cầm, 18 nhà máy chế biến thức ăn phục vụ chăn nuôi, 114 nhà máy chế biến bánh kẹo, chè, cà phê, 522 cửa hàng với tổng số lao động khoảng 110.000 công nhân.

Xu hƣớng khách quan nâng cao nhịp độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của nông nghiệp thƣờng bắt nguồn từ đặc điểm kinh tế xã hội có nền

33

kinh tế phát triển và là một trong những tiền đề quan trọng nhất, hợp qui luật của liên kết nông - công nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Phân công lao động xã hội chuẩn bị một mảnh đất, chuẩn bị cho sự "canh tác" liên kết các ngành sản xuất sau này. Tuy nhiên, trong trƣờng hợp này không phải liên kết của bất cứ lao động nào nói chung mà là của lao động chuyên môn hóa có liên quan về qui trình công nghệ.

1.4.2.2. Cơ sở vật chất của liên kết nông - công nghiệp là công nghiệp hóa nông nghiệp.

Công nghiệp hóa nông nghiệp là việc kết thúc đƣa nông nghiệp lên cơ sở công nghiệp hiện đại, bằng cách thay đổi cơ sở vật chất kỹ thuật, qui trình công nghệ, tổ chức và quản lý nông nghiệp. Công nghiệp hóa nông nghiệp là cơ sở vật chất cho sự ra đời của liên hợp nông - công nghiệp.

Nói cách khác, công nghiệp hóa nông nghiệp là cơ khí hóa tổng hợp và tự động hóa các quá trình trồng trọt, chăn nuôi, áp dụng tính dây chuyền, tính nhịp điệu vào mọi thao tác và các giai đoạn sản xuất để tạo ra sản phẩm cuối cùng, áp dụng những kỹ thuật sản xuất công nghiệp. Từ đó có thể nâng cao việc chế biến nông phẩm, chuyển hoạt động này từ xí nghiệp nông nghiệp sang xí nghiệp công nghiệp chuyên môn hóa với qui trình công nghệ phức tạp, sản xuất hàng loạt và tự động hóa.

Cuộc cách mạng kỹ thuật và công nghệ hiện nay đã làm biến đổi không ngừng cả về số lƣợng, lẫn chất lƣợng trong các quá trình cơ giới hóa, hiện đại hóa, hóa học hóa... trong nông nghiệp.

Trong lĩnh vực cơ giới hóa, từ chỗ chỉ có cơ giới hóa từng bộ phận (từng khâu, từng qui trình công nghệ) tiến tới áp dụng các máy và tổ hợp các máy cơ khí hóa tổng hợp và tự động hóa các qui trình sản xuất. Các máy móc đƣợc sử dụng với công suất lớn, tốc độ làm việc nhanh (công suất trung bình của mỗi máy kéo các nƣớc khối SEV vào những năm 50 là 22,5

34

mã lực, năm 70 là 30 mã lực. Còn ở Hoa Kỳ cũng thời gian tƣơng ứng 29 và 66 mã lực), các máy liên hợp đƣợc đƣa vào sản xuất nông nghiệp có thể tiến hành nhiều thao tác kỹ thuật. Những máy móc liên hợp này tạo điều kiện kết hợp chặt chẽ giữa cơ giới hóa và hóa học hóa nông nghiệp. Tiến hành xây dựng và áp dụng hệ thống giao thông, các phƣơng tiện vận chuyển chuyên dùng phù hợp đặc điểm của từng sản phẩm nông nghiệp, áp dụng những qui trình công nghệ mới, tổ chức và quản lý lao động tiên tiến trong tất cả các quá trình sản xuất trong trồng trọt chăn nuôi.

Trong lĩnh vực điện khí hóa, con ngƣời đã tiến tới xây dựng các thiết bị đảm bảo điện khí hóa tổng hợp mọi quá trình sản xuất và hoàn toàn điều khiển chúng theo chƣơng trình tự động sử dụng năng lƣợng nhiệt và các nguồn năng lƣợng khác cho nông nghiệp. Áp dụng các thành tựu của khoa học lý - sinh vào sản xuất nồng nghiệp.

Trong lĩnh vực hóa học, sinh học, sử dụng rộng rãi có hiệu quả các phƣơng tiện hóa học và sinh học vào sản xuất nông nghiệp. Sử dụng các loại phân bón tổng hợp, các yếu tố vi lƣợng để cải tạo và tăng năng suất cây trồng. Phát triển công nghiệp vi sinh và sử dụng rộng rãi sản phẩm của ngành vào trong chăn nuôi. Các chất dẻo để phục vụ cho quá trình sản xuất nông nghiệp.

Ở lĩnh vực thủy lợi con ngƣời đã sử dụng tổng hợp nguồn nƣớc xây dựng các công trình thủy nông đảm bảo tƣới tiêu tự động tiết kiệm đƣợc lao động, nguồn nƣớc.

Trong lĩnh vực khoa học phục vụ sản xuất nông nghiệp đã lai tạo đƣợc những giống cây trồng và vật nuôi có những chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và sinh học phù hợp với qui trình kỹ thuật công nghiệp, phát triển những ngành hóa-sinh và lý - sinh, áp dụng những thành quả của nó vào nông nghiệp.

35

Tất cả những điều trên làm cho quá trình nhất thể hóa giữa các ngành tham gia sản xuất nông phẩm cuối cùng hình thành liên hợp nông - công nghiệp toàn quốc.

Hiện nay, trong điều kiện cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển nhanh chóng, công nghiệp hóa nông nghiệp đƣợc thể hiện bằng những đặc điểm sau:

- Không chỉ hệ thống máy móc, mà các tổ hợp các tƣ liệu lao động cơ giới, hóa học, kỹ thuật, thủy lợi và sinh học đều nằm trong một tổng thể cơ sở vật chất sinh học - kỹ thuật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ nông công nghiệp trồng và chế biến cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm ở các quận, huyện ngoại thành thành phố hồ chí minh (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)