Các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ nông công nghiệp trồng và chế biến cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm ở các quận, huyện ngoại thành thành phố hồ chí minh (Trang 49)

5. Cấu trúc của đề tài

2.2.2. Các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

2.2.2.1. Địa hình

43

Nằm ở đồng bằng hạ lƣu sông Đồng Nai - Sài Gòn, thuộc khu vực chuyển tiếp từ cực Nam Trung Bộ sang đồng bằng sông Cửu Long, địa hình TPHCM có hai đặc điểm nổi bật sau:

- Địa hình đồng bằng thấp và tƣơng đối bằng phẳng, độ cao tối đa chƣa quá 40 m, nhiều chỗ còn trong tình trạng thấp trũng, bị chia cắt bởi một mạng lƣới sông rạch chằng chịt.

- Địa hình có xu hƣớng dốc từ tây bắc xuống đông nam với độ dốc nhỏ.

♦ Các dạng địa hình

Do nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa vùng đồi và đồng bằng nên địa hình của TPHCM có nhiều kiểu với nguồn gốc hình thành khác nhau:

Địa hình đồi bóc mòn: Phân bố nhiều nhất ở khu vực Long Bình quận Thủ Đức. Đặc trƣng cho dạng địa hình này là các đồi hình bát úp, đỉnh tròn, sƣờn thoải với độ cao từ 20 - 25m, bề mặt bị phong hóa mạnh, tạo nên lớp vỏ phong hóa tƣơng đối dày và dễ bị bóc mòn, rửa trôi.

Địa hình đồng bằng bậc thềm với 3 bậc khác nhau. Thềm bậc 1 phân bố ở Bình Chánh, đông Hóc Môn, nam Củ Chi, Thủ Đức và toàn bộ huyện Nhà Bè với độ cao trung bình 1 m đƣợc cấu tạo bởi hỗn hợp trầm tích sông biển. Bậc thềm 2 phân bố chủ yếu ở phía tây nội thành và chạy dọc theo thung lũng sông thuộc huyện Củ Chi, độ cao trung bình tăng dần từ nội thành (3 - 3,5 m) ra đến Củ Chi ( 6 - 8 m). Vật liệu chính tạo nên dạng địa hình này là trầm tích sét bột có nguồn gốc hỗn hợp sông - biển. Thềm bậc 3 có độ cao khác nhau tùy thuộc từng khu vực, từ 5 - 1 0 m ở Hóc Môn cho đến 10 - 25 m ở Củ Chi, một phần Thủ Đức và đƣợc tạo nên bởi trầm tích cuộn sỏi, cát sét, cát bột.

Ngoài ra ở TPHCM còn có dạng địa hình đồng bằng đầm lầy kéo dài từ Thái Mỹ đến nông trƣờng Lê Minh Xuân; địa hình bãi bồi đầm lầy sú vẹt

44

tập trung ở huyện cần Giờ với độ cao 0,5 - 1 m và địa hình giồng cát ven biển.

Nhìn chung địa hình TPHCM vẫn là đồng bằng thấp. Mặc dù có một phần tƣơng đối lớn lãnh thổ là vùng trũng, nhƣng do tác động của chế độ bán nhật triều nên khả năng thoát nƣớc nhanh, ít gây ngập úng kéo dài, thuận lợi cho xây dựng các công trình dân dụng, cơ sở hạ tầng và phát triển các nghành kinh tế.

2.2.2.2. Khí hậu

TPHCM nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang tính chất cận xích đạo. Lƣợng bức xạ tƣơng đối lớn, đạt trung bình khoảng 140 kcal/cm2/năm. Số giờ nắng trung bình trong ngày là gần 6 giờ. Nền nhiệt khá cao và ổn định với nhiệt độ bình quân hàng năm là 27,5°C. Biên độ nhiệt trung bình giữa các tháng trong năm thấp, từ 2-3°C.

Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu trung bình về khí hậu của TP. HCM

Tháng Nhiệt độ (°C) Số giờ nắng Lƣợng mƣa (mm)

1995 2004 1995 2004 1995 2004 Cả năm 27,5 28,0 2.155 2.080,8 2.084 1.783,6 Tháng 1 26,3 27,2 214 181,8 12 0,1 Tháng 2 26,7 26,7 234 190,7 0 0 Tháng 3 27,9 28,5 227 220,6 12 0 Tháng 4 29,6 30,1 252 216,9 18 13,2 Tháng 5 29,1 29,5 196 176,3 269 263,9 Tháng 6 28,1 28,1 185 143,6 295 246,8 Tháng 7 27,6 27,8 148 164,5 366 355,9 Tháng 8 27,5 28,0 149 161,3 493 201,3 Tháng 9 27,2 27,9 122 162,3 188 283,7 Tháng 10 27,6 27,5 159 146,8 274 309,0 Tháng 11 26,9 28,0 116 167,3 106 97,0 Tháng 12 25,7 26,6 152 148,7 51 12,7

45

Khí hậu của TPHCM chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11, còn mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lƣợng mƣa trung bình đạt trên dƣới 2.000 mm/năm và phân bố không đều theo thời gian. Khoảng 90% lƣợng mƣa trong năm tập trung vào mùa mƣa. Theo không gian, lƣợng mƣa có xu hƣớng tăng dần từ tây nam lên đông bắc. Ở các huyện phía nam và tây nam của thành phố nhƣ cần Giờ, Nhà Bè, Bình Chánh, lƣợng mƣa trung bình năm chỉ dao động trong khoảng 1.000 - 1.400 mm; còn ở các quận nội thành, Thủ Đức, phía bắc Củ Chi, lƣợng mƣa thƣờng vƣợt quá 2.000 mm/năm. Ngoài ra TPHCM nằm ở khu vực ít chịu ảnh hƣởng trực tiếp của gió bão.

Nhìn chung, khí hậu của thành phố tƣơng đối ôn hòa, không có những ngày đông tháng giá cũng nhƣ không có những tháng nóng gắt, ít bão lụt. Đây là điều kiện thuận lợi đối với việc phát triển các ngành nông nghiệp cũng nhƣ đối với đời sống của ngƣời dân. Tuy nhiên việc phân hóa gay gắt giữa mùa mƣa và mùa khô đặt ra vấn đề cần giải quyết nguồn nƣớc ngọt vào mùa khô.

Các yếu tố khí hậu của TPHCM tạo những thuận lợi rất cơ bản cho sản xuất nông nghiệp nhiệt đới nói chung và cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm nói riêng. Đây là những loại cây có thể phát triển nhanh và cho năng suất cao.

2.2.2.3. Thủy văn

Nằm ở hạ lƣu sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, mạng lƣới sông ngòi, kênh rạch ở thành phố khá dày đặc với mật độ 3,38 km/km2.

Thành phố nằm giữa hai con sông lớn là sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông, nhƣng lại chịu ảnh hƣởng nhiều của hệ thống sông Đồng Nai. Sông Đồng Nai dài 850 km bắt nguồn từ vùng Lang Biang do hai nhánh Đa Dung và Đa Nhim hợp thành. Sông Đồng Nai còn đƣợc tiếp nƣớc từ một phụ lƣu khác là sông La Ngà từ cao nguyên đổ xuống nên có nhiều thác

46

ghềnh, ở đoạn uốn khúc giữa đồng bằng, sông Đồng Nai tiếp nhận thêm nƣớc của sông Bé rồi hội lƣu với sông Sài Gòn tại Nhà Bè. Từ đây sông chia làm nhiều nhánh (lớn nhất là sông Lòng Tàu) chảy qua vùng rừng Sác rồi đổ ra biển ở vịnh Đồng Tranh và vịnh Gành Rái.

Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quảng chảy qua lãnh thổ các tỉnh Tây Ninh, Bình Phƣớc, Bình Dƣơng rồi chảy vào địa phận thành phố. Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều rạch nối với sông Sài Gòn (rạch Láng Tre, rạch Tra, rạch Bến Cát, rạch Thị Nghè...) và một số kênh đào (kênh Tham Lƣơng, kênh An Hạ, kênh Thái Mỹ, kênh Đông). Quan trọng hơn cả trong số này là rạch Bến Nghé. Đây là điểm khởi đầu của các tuyến đƣờng sông, nối Sài Gòn với các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long. Năm 1819, một đoạn rạch Bến Nghé đƣợc mở rộng và lấy tên là An Thông Hà (tức kênh Tàu Hủ). Năm 1905 kênh Tẻ (từ cầu chữ Y ra Tân Thuận) đƣợc đào mới, sau đó là kênh Đôi song song với rạch Bến Nghé. Nhờ hệ thống kênh rạch trên, việc đi lại bằng đƣờng thủy trong khu vực trở nên thuận lợi hơn nhiều.

Sông Vàm Cỏ Đông có lƣu lƣợng nƣớc không lớn, đƣợc nối thông với sông Vàm Cỏ Cây và Đồng Tháp Mƣời bởi nhiều sông nhánh và hệ thống các kênh, rạch.

Chế độ thủy văn của thành phố chịu tác động qua lại giữa các hệ thống sông (Đồng Nai, Sài Gòn, Vàm Cỏ Đông) cùng với thủy triều. Hầu hết kênh rạch và một phần hạ lƣu các sông Đồng Nai, Sài Gòn đều chịu ảnh hƣởng của thủy triều. Tùy theo những điều kiện cụ thể (mùa, lƣu lƣợng nƣớc sông...), nƣớc biển có thể ngƣợc dòng xâm nhập đến tận Bình Dƣơng (trên sông Sài Gòn) và Long Đại (trên sông Đồng Nai).

Việc xây dựng hồ thủy lợi Dầu Tiếng (trên sông Sài Gòn) và hồ thủy điện Trị An (trên sông Đồng Nai) đã có ảnh hƣởng ít nhiều đến môi trƣờng và các yếu tố kinh tế - xã hội của vùng hạ lƣu. Cụ thể là đã làm thay đổi

47

chế độ thủy văn, trầm tích và tạo nên những biến đổi nhất định về mặt địa mạo của vùng cửa sông.

Trong sản xuất công nghiệp và nông nghiệp, nƣớc có vai trò rất quan trọng đối với việc tƣới tiêu và sử dụng trong công nghiệp chế biến. TPHCM với nguồn nƣớc khá phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp ngắn ngày và cây thực phẩm. Tuy nhiên vấn đề ô nhiễm nƣớc ở TPHCM do ảnh hƣởng của quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đã ảnh hƣởng không nhỏ đến năng suất và chất lƣợng cây trồng.

2.2.2.4. Thổ nhưỡng

Với tổng diện tích tự nhiên 209,5 nghìn ha, đất đai của thành phố đƣợc chia thành 4 nhóm đất chính: nhóm đất phèn, nhóm đất phù sa, nhóm đất xám và nhóm đất mặn.

- Nhóm đất phèn chiếm ƣu thế với 27,5% tổng diện tích tự nhiên. Loại đất phèn trung bình đang đƣợc khai thác để trồng lúa. Còn loại đất bị phèn nhiều hay đất phèn mặn đƣợc khai thác để trồng mía, dứa (thơm) hay lạc (đậu phộng) phụ thuộc vào mức độ cải tạo đất.

- Nhóm đất phù sa ít bị nhiễm phèn chiếm diện tích nhỏ, khoảng 12,6% tổng diện tích đất đai. Tuy nhiên, đây là nhóm đất thích hợp cho việc trồng lúa, trong đó có 5,2 nghìn ha đất phù sa ngọt trồng lúa cho năng suất cao.

- Nhóm đất xám phát triển trên phù sa cổ chiếm 19,3%, thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp hàng năm, cây thực phẩm...

- Nhóm đất mặn chiếm 12,2%, tập trung ở huyện Cần Giờ hiện nay đang khai thác để trồng rừng, đặc biệt là đƣớc.

Ngoài bốn nhóm đất chính trên, TP.HCM còn có một vài nhóm đất khác nhƣ đất đỏ vàng (1,5%, phân bố ở vùng gò đồi thuộc Củ Chi, Thủ Đức); đất cồn cát - cát biển (3,2%, tập trung ở Cần Giờ), diện tích sông, suối, v.v.... (23,7%).

48

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ nông công nghiệp trồng và chế biến cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm ở các quận, huyện ngoại thành thành phố hồ chí minh (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)