2.1. Đối với chính quyền địa phương
Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định cần xây dựng được “tổ chức liên ngành” chăm lo cho nền giáo dục giành cho mọi người, hệ thống này đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp uỷ và chính quyền địa phương nhằm phát huy vai trò xã hội hoá giáo dục trong từng cấp, từng địa phương….. để huy động được nhiều nguồn nhân lực hỗ trợ cho sự nghiệp giáo dục nói chung và trường cán bộ quản lý nói riêng không ngừng phát triển.
Quan tâm về chế độ, chính sách đối với các thầy, cô giáo hoạt động trong ngành, cần đặc biệt quan tâm bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên đủ về số lượng, đảm bảo về cơ cấu và chất lượng để nâng cao chất lượng giáo dục góp phần phát triển đất nước.
2.2. Đối với Sở GD&ĐT
- Sở GD&ĐT thống nhất quản lí công tác bồi dưỡng cán bộ quản lí trường học trên địa bàn toàn tỉnh và giao cho Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh triển khai thực hiện, không triển khai công tác bồi dưỡng cán bộ quản lí trường học cũng như đầu tư cơ sở vật chất- thiết bị, đội ngũ giảng dạy cán bộ quản lí một cách dàn trải.
- Quan tâm và đầu tư về con người, cơ sở vật chất- thiết bị, tài chính phục vụ cho công tác giảng dạy hệ bồi dưỡng cán bộ quản lí trường học tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.
2.3. Đối với Khoa bồi dưỡng nhà giáo – Trường CĐSP Nam Định
- Coi trọng, tập trung cao độ cho công tác bồi dưỡng; thực hiện nghiêm túc, chất lượng và hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ của đơn vị đã được UBND tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo giao.
- Không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lí tại Trung tâm thông qua việc tăng cường đội ngũ giảng dạy hệ cán bộ quản lí, đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ giáo viên, tạo động lực thúc đẩy và thu hút người “hiền, tài” từ các cơ sở giáo dục trong tỉnh về bổ sung cho lực lượng giảng dạy cán bộ quản lí. Chú trọng công tác nghiên cứu khoa học, viết đề cương bài giảng, cập nhật kiến thức để bổ sung cho bài giảng luôn mới mẻ và phong phú. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất- thiết bị dạy học, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại hóa.
- Xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh và thân thiện trong Trung tâm, tạo mối quan hệ thân thiết, gần gũi, bình đẳng giữa giảng viên và học viên. Sự mẫu mực về đạo đức, tác phong; sự phong phú về hiểu biết và kinh nghiệm sống của người thầy chính là cơ sở tình cảm quan trọng nhất để người học hứng thú học tập và rèn luyện mỗi khi được về học tại Trung tâm.
- Làm tròn trách nhiệm tham mưu về lĩnh vực bồi dưỡng cán bộ quản lí cho Sở Giáo dục và Đào tạo từ kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đến việc triển khai thực hiện; làm tốt công tác báo cáo và sơ kết, tổng kết hàng năm về công tác bồi dưỡng cán bộ quản lí tại Trung tâm.
- Tiếp tục tham mưu, tư vấn để các cấp lãnh đạo địa phương thấy được vị trí, vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác Bồi dưỡng cán bộ quản lí trường học, thấy được quản lý là khoa học, là nghệ thuật và là một nghề, đã là một nghề thì cần được đào tạo một cách cơ bản theo những nội dung và yêu cầu của nghề, để cho công tác này tiếp tục góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trong thời kỳ hội nhập.
- Đảm bảo tốt cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL.
- Kinh phí đào tạo hệ Bồi dưỡng cán bộ quản lý 100% thuộc ngân sách Nhà nước cấp, đơn vị thực hiện trả lương cho bộ máy, chi cho hoạt động chuyên môn.... (Học viên các lớp Bồi dưỡng cán bộ quản lý không phải đóng học phí, một số hoạt động khác đều được Trung tâm hỗ trợ kinh phí như: đi thực tế trong và ngoài tỉnh, giao lưu văn nghệ, thể dục - thể thao, học khiêu vũ quốc tế...).
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 62/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 25/11/2008 ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hình thức vừa làm vừa học.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 62/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 11 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng hình thức vừa làm vừa học.
3. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường
Cán bộ quản lý GD&ĐT.
4. Đặng Quốc Bảo ( 1999 ) – Khoa học tổ chức và quản lý – Nxb Thống
kê Hà Nội.
5. Đặng Quốc Bảo. Khái niệm về quản lý giáo dục – Tạp chí phát triển giáo dục số 1/1997.
6. Đặng Quốc Bảo – Quản lý kinh tế xã hội và giáo dục.
7. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam ( 2011 ) – Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010, Hà Nội.
8. Chỉ thị 18/2002/CT – TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách xây dựng đội ngũ nhà giáo của hệ thống giáo dục quốc dân.
9. Chỉ thị số 4-/CT – TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. 10. Phạm Minh Châu ( chủ biên 2006 ) – Giáo dục học mầm non, Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội.
11. Phạm Minh Châu ( 1995 ) – Quản lý giáo dục mầm non – Trường
CĐSP mẫu giáo TW 1 – Hà Nội.
12. Vũ Dũng ( 1995 ) – Tâm lý học xã hội với quản lý, Nxb CTQG Hà
13. Vũ Cao Đàm (2008), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb
Khoa học kỹ thuật.
14. Phạm Minh Hạc ( 1996 ) – Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục – Nxb giáo dục, Hà Nội.
15. Phạm Minh Hạc (1999), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16. Phạm Minh Hạc 2002 (chủ biên), Giáo dục thế giới đi và thế kỷ 21,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
17. Ngô Công Hoàn ( 1997 ) – Tâm lý học xã hội trong quản lý, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội.
18. Trần Kiểm (2002), Khoa học quản lý nhà trường giáo dục phổ thông,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
19. Trần Kiểm ( 2012 ), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
20. Trần Ngọc Khuê ( chủ biên, 2003 ) – Giáo trình tâm lý học lãnh đạo quản lý. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
21. Luật Giáo dục (2005), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
22. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2003), Lý luận đại cương về quản lý, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
23. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2005), Tập bài giảng Lý luận quản lý Giáo dục,
Khoa Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội.
24. Trần Thị Tuyết Oanh (chủ biên) 2006, Giáo trình Giáo dục học,
NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
25. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản của quản lý giáo dục, Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục và Đào tạo Trung ương 1.
26. Phạm Viết Vượng ( chủ biên 2005 ) – Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành Giáo dục và Đào tạo, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.
PHỤ LỤC 1
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Dành cho giáo viên và học viên khoa bồi dưỡng nhà giáo và CBQLGD trường CĐSP Nam Định)
Để có căn cứ đánh giá về thực trạng CSVC thiết yếu phục vụ dạy và học của trường CĐSP Nam Định, xin đ/c vui lòng cho biết ý kiến của mình bằng cách đánh dấu “X” vào ô trống mà đ/c cho là thích hợp.
Số
TT Nội dung đánh giá
Mức độ đánh giá Về số lượng Về chất lượng Đủ Thiếu Rất thiếu Tốt Bình thường Chưa tốt 1 Phòng học, bàn ghế
2 Các phương tiện dạy học hiện đại 3 Nhà ở của học viên 4 Thư viện 5 Hội trường, phòng họp, nhà điều hành 6 Phòng truyền thống
7 Khu vui chơi thể thao
PHỤ LỤC 2
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Dành cho giáo viên khoa bồi dưỡng nhà giáo và CBQLGD trường CĐSP Nam Định)
Để có căn cứ đánh giá về thực trạng việc soạn giáo án, chuẩn bị thiết bị dạy học của GV của trường CĐSP Nam Định, xin đ/c vui lòng cho biết ý kiến
của mình bằng cách đánh dấu “X” vào ô trống mà đ/c cho là thích hợp.
Thực trạng việc soạn giáo án, chuẩn bị thiết bị dạy học của GV.
TT Nội dung Mức độ thực hiện Tốt TB Yếu
1 Đúng phân phối chương trình của Bộ Giáo dục & Đào tạo.
2 Nghiên cứu kỹ nội dung các chuyên đề giảng dạy.
3 Thể hiện đầy đủ nội dung, cấu trúc hợp lý
4 Có câu hỏi thảo luận, bài tập tình huống dành cho từng chuyên đề bồi dưỡng, từng đối tượng bồi dưỡng.
5 Chuẩn bị đồ dùng & thiết bị dạy học đầy đủ, chu đáo.
PHỤ LỤC 3
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Dành cho giáo viên khoa bồi dưỡng nhà giáo và CBQLGD trường CĐSP Nam Định)
Để có căn cứ đánh giá về thực trạng việc soạn giáo án, chuẩn bị thiết bị dạy học của GV của trường CĐSP Nam Định, xin đ/c vui lòng cho biết ý kiến
của mình bằng cách đánh dấu “X” vào ô trống mà đ/c cho là thích hợp.
Thực trạng hoạt động học tập trên lớp, nền nếp của học viên
TT Nội dung
Mức độ thực hiện Tốt Trung bình
Yếu
1 Chấp hành nội quy, quy định của trường
2 Tinh thần, thái độ học tập nghiêm túc
3 Tự giác, chủ động lĩnh hội kiến thức 4 Nghiêm túc trong thực hành, thảo
luận, hội thảo, đi nghiên cứu thực tế.
5 Trung thực trong học tập và thi cử
PHỤ LỤC 4
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Dành cho giáo viên và học viên khoa bồi dưỡng nhà giáo và CBQLGD trường CĐSP Nam Định)
Để có căn cứ đánh giá về thực trạng quản lý giờ lên lớp của giảng viên
đang giảng dạy tại khoa bồi dưỡng nhà giáo và CBQLGD trường CĐSP Nam
Định, xin đ/c vui lòng cho biết ý kiến của mình bằng cách đánh dấu “X” vào ô trống mà đ/c cho là thích hợp.
Thực trạng quản lý giờ lên lớp của giảng viên.
TT Nội dung chỉ đạo giờ lên lớp của giảng viên
Mức độ thực hiện Tốt TB Yếu
1 Thực hiện nghiêm túc nền nếp dạy học
(ra vào lớp đúng giờ)
2 Truyền đạt kiến thức chính xác, khoa học, trọng tâm
3 Gây hứng thú, phát huy tính sáng tạo, chủ động của người học. 4 Cải tiến phương pháp, sử dụng,
kết hợp tốt phương tiện dạy học 5 Hướng dẫn học viên chuẩn bị các
PHỤ LỤC 5
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Dành cho giáo viên khoa bồi dưỡng nhà giáo và CBQLGD trường CĐSP Nam Định)
Để có căn cứ đánh giá về thực trạng QL việc kiểm tra - đánh giá kết
quả học tập của trường CĐSP Nam Định, xin đ/c vui lòng cho biết ý kiến của mình bằng cách đánh dấu “X” vào ô trống mà đ/c cho là thích hợp.
Thực trạng QL việc kiểm tra - đánh giá kết quả học tập.
TT Các nội dung chỉ đạo công tác kiểm tra, đánh giá học sinh.
Mức độ thực hiện
Tốt TB Yếu
1 Quy định cụ thể về kiểm tra - đánh giá học viên.
2 Đảm bảo tính bí mật trong việc ra đề kiểm tra.
3
Nội dung kiểm tra phải phù hợp với yêu cầu chung của chương trình
4
Trưởng khoa kiểm tra việc chấm, chữa bài cho học viên của giáo viên
5
Đảm bảo tính khách quan trong kiểm tra
PHỤ LỤC 6
KHẢO NGHIỆM TÍNH CẤP THIẾT VÀ KHẢ THI CỦA CÁC BIỆNPHÁP ĐỀ RA TRONG ĐỀ TÀI
(Dành cho giảng viên, học viên trường trường CĐSP Nam Định )
Để có căn cứ nhận định rằng hệ thống biện pháp nhằm nâng cao chất lượng việc quản lý hoạt động dạy học trường CĐSP Nam Định là cấp thiết và khả thi, đề tài tổ chức xin ý kiến của các Đ/c giảng viên, học viên đang làm việc và học tập tại trường. Kính mong nhận được sự hợp tác của đồng chí bằng cách lựa chọn “X” vào các nội dung dưới đây:
S TT Các biện pháp Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần thiết
1 Nâng cao nhận thức của CBQL, GV, HV về hoạt động bồi dưỡng các lớp cán bộ quản lý giáo dục hiện nay
2 Cải tiến xây dựng và phát triển chương trình bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực tiễn của giáo dục đào tạo của tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay
3 Kế hoạch hóa công tác xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ GV, cán bộ phục vụ công tác bồi dưỡng tại trường cao đẳng sư phạm Nam Định
4 Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học các lớp bồi dưỡng tại trường cao đẳng sư phạm
Nam Định
5 Tăng cường điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phương tiện dạy học phục vụ hoạt động dạy học các lớp bồi dưỡng của nhà trường