Kế hoạch hóa công tác xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ GV, cán bộ phục

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động dạy học ở các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục tại trường cao đẳng sư phạm nam định (Trang 83)

vụ công tác bồi dưỡng tại trường cao đẳng sư phạm Nam Định

3.2.3.1. Mục tiêu

Để thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2010- 2020 được phê duyệt theo Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/07/2011 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 40/CT/TW ngày 15/06/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng "Về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo" với mục tiêu tổng quát là: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo, và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm tay nghề của nhà giáo, thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.

Theo đó, công tác xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên của Nhà trường cần được thực hiện một cách có tổ chức, có kế hoạch và linh hoạt.

3.2.3.2.Nội dung

Công tác xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên của Nhà trường cần được thực hiện một cách có tổ chức, có kế hoạch và linh hoạt. Lãnh đạo Nhà trường cần thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động giảng dạy của giảng viên bằng nhiều hình thức khác nhau, như: Tổ chức dự giờ thăm lớp, tổ chức hội thi thông qua các hoạt động của các giảng viên để đánh giá chất lượng hoạt động bồi dưỡng cán bộ, trên cơ sở đó để đánh giá đúng năng lực chuyên môn của giảng viên và có kế hoạch xây dựng, bồi dưỡng thích hợp; Cần lập quy hoạch xây dựng và phát triển đội ngũ trên cơ sở kế hoạch hoạt động chung Nhà trường, đảm bảo sự cân đối, xây dựng và củng cố đội ngũ giảng viên nòng cốt; Có chính sách khuyến khích, thu hút giảng viên giỏi về trường giảng dạy; Chú trọng công tác bồi dưỡng, phát hiện những

cán bộ, giảng viên có năng lực trong hoạt động bồi dưỡng cán bộ và trong công tác quản lý giáo dục để bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ kế cận

Thường xuyên chăm lo công tác bồi dưỡng, đào tạo lại và đào tạo nâng cao để giúp đội ngũ cán bộ, giảng viên đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; Tạo điều kiện cho giảng viên đi đào tạo sau đại học, ưu tiên sắp xếp thời gian hợp lý để những giảng viên này vừa có điều kiện đi học nâng cao trình độ, vừa thực hiện tốt công tác chuyên môn tại trường; Có kế hoạch chọn, cử cán bộ, giảng viên giỏi gửi đi học nâng cao trình độ ở các nước trong khu vực và trên thế giới để tiếp thu nguồn tri thức, công nghệ dạy học mới đưa vào áp dụng trong hoạt động bồi dưỡng cán bộ và công tác quản lý hoạt động này.

3.2.3.3.Cách thức thực hiện

Nhà trường phải có kế hoạch chỉ đạo ngay từ đầu năm học đối với công tác nghiên cứu khoa học và sáng kiến kinh nghiệm; Động viên những cán bộ, giảng viên có kinh nghiệm và năng lực chọn và đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học, tổ chức bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu khoa học cho cán bộ, giảng viên; Tổ chức các hội thảo, hội nghị góp ý, đánh giá, xếp loại và nghiệm thu những đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm có giá trị đưa vào áp dụng trong hoạt động bồi dưỡng cán bộ và công tác quản lý của Nhà trường; Tạo điều kiện thời gian và kinh phí cho các đề tài tập trung nghiên cứu việc đổi mới phương pháp dạy học, theo hướng phát huy tính tích

cực của học viên trong quá trình bồi dưỡng.

CBQLGD khoa Bồi dưỡng nhà giáo căn cứ vào trình độ, năng lực, khả

năng và nguyện vọng của giảng viên để phân công chuyên môn phù hợp cho giảng viên; Trong đó, chú trọng năng lực chuyên môn để giao nhiệm vụ, tạo điều kiện cho giảng viên phát huy tối đa khả năng chuyên môn của mình; Từ khung chương trình của Bộ Giáo dục đưa ra nhằm bồi dưỡng cho CBQL GD thì CBQL nhà trường nên chú trọng việc tạo điều kiện cho giảng viên dạy hệ CBQLGD thường xuyên tiếp cận với việc bổ sung, cập nhật kiến

thức; tham dự các chuyên đề, hội thảo, tổng kết, giao lưu, thực tế (cả trong và ngoài nước) các vấn đề có liên quan đến khoa học QLGD, những định hướng và các giải pháp đổi mới công tác ĐT - BD CBQLGD theo xu thế hội nhập...

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện

Các phòng ban trong nhà trường, giáo viên phải có nhận thức sâu sắc, đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động dạy học và quản lý hoạt động học tập cho học viên trong nhà trường là việc làm hết sức cần thiết. Hiệu trưởng phải biết khuyến khích, động viên, xác định trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc lập kế hoạch để nâng cao hiệu quả hoạt động học tập.

Nhà trường phải có đầy đủ các văn bản pháp quy, quy định quy chế chung về quản lý công tác cán bộ, khuyến khích về học tập nâng cao trình độ chuyên môn cho giảng viên. Có như vậy mới làm cho giảng viên yên tâm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động dạy học ở các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục tại trường cao đẳng sư phạm nam định (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)