lớp cán bộ quản lý giáo dục hiện nay
3.2.1.1. Mục tiêu
Nhằm tạo ra được sự chuyển biến về mặt nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên trong khoa và trong nhà trường về vai trò, vị trí tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng các lớp CBQLGD trong giai
đoạn hiện nay.
Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động động bồi dưỡng các lớp CBQLGD và công tác quản lý hoạt động dạy học mỗi cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm của mình, có kế hoạch phù hợp, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ góp phần thúc đẩy hoạt động dạy học ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả.
3.2.1.2. Nội dung
Đối với cán bộ quản lý cần phải quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng về lĩnh vực đào tạo, đồng thời quán triệt các chỉ thị, văn bản quy định của Bộ giáo dục đào tạo, của Tỉnh, của Sở về phương hướng nhiệm vụ năm
học, về công tác giáo dục đào tạo nhà trường trong giai đoạn hiện nay.
Đối với giáo viên trong nhà trường cần tăng cường tuyên truyền để mọi người phải thấy được vai trò quan trọng của mình trong việc quản lý hoạt động động bồi dưỡng các lớp CBQLGD, người quản lý phải biết đề cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm, bởi vì họ là người thay mặt nhà trường chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của lớp, là cầu nối tin cậy nhất với nhà trường và
Đối với học viên các lớp bồi dưỡng QLGD được cử đi học cần quan tâm giáo dục ý thức học tập nghiêm túc, tích cực khi tham gia vào các khóa bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp.
3.2.1.3. Cách thức thực hiện
Thông qua các buổi học chính trị đầu năm, các buổi họp cơ quan theo định kỳ, hiệu trưởng cần quán triệt cho toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên thấy được vai trò trách nhiệm, mục tiêu của quản lý hoạt động động bồi dưỡng các lớp CBQLGD là rất quan trọng, đây trách nhiệm của mọi người, của toàn xã hội.
Thông qua những lần sinh hoạt chuyên môn tại trưởng, khoa Bồi dưỡng
nhà giáo và CBQLGD nên đưa nội dung quản lý hoat động bồi dưỡng các lớp CBQLGD vào nội dung sinh hoạt để từ đó nhận ra được những ý kiến đánh
giá, nhận xét và đưa ra những giải pháp hợp lý hơn trong công tác này.
Tổ chức hội thảo về nâng cao nhận thức đối với quản lý hoạt động dạy
học trong nhà trường nói chung và ở khoa nói riêng dưới nhiều hình thức khác nhau, qua đó để trao đổi kinh nghiệm giữa các tổ, phòng chuyên môn, các tổ chức đoàn thể, các lực lượng xã hội về vấn đề này.
Thường xuyên phối hợp với các đoàn thể trong trường như Công đoàn, Đoàn thanh niên tổ chức các buổi hội thảo, thảo luận nâng cao quản lý hoạt động dạy học ... coi đây là trách nhiệm không thể thiếu được của mỗi thành viên trong nhà trường .
Đối với công văn cử cán bộ đi học bồi dưỡng (HV)cần nêu rõ mục đích, mục tiêu và những yêu cầu đối với HV cử đi học, đồng thời cơ sở sắp xếp thời gian tạo điều kiện để HV tập trung tham gia các hoạt động học tập bồi dưỡng đạt kết quả tốt. Đồng thời đối với nhà trường, khoa bồi dưỡng, cán bộ, GV cần quan tâm thường xuyên nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, nội quy hoạt động học tập bồi dưỡng, có biện pháp quản lý tính chuyên cần của HV….
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện
Hơn ai hết, BGH và đặc biệt là Khoa Bồi dưỡng nhà giáo và BCQLGD phải có nhận thức sâu sắc, đúng đắn việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động dạy học và quản lý hoạt động động bồi dưỡng các lớp CBQLGD cho đội ngũ giảng viên, nhân viên trong nhà trường là việc làm hết sức cần thiết. Hiệu trưởng phải biết khuyến khích, động viên, xác định trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc lập kế hoạch để nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học qua bồi dưỡng, tập huấn vv...
Trong quá trình triển khai người cán bộ quản lý cần phải có điều kiện về
việc bố trí, sắp xếp con người và các yếu tố vật chất cần thiết nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong công tác quản lý hoạt động dạy học.
Học viên là các cán bộ QLGD các cấp học từ mầm non đến THCS của tỉnh Nam Định cần ý thức chủ động hợp tác với nhà trường, CB, GV thực hiện
mục tiêu bồi dưỡng mà Sở, Phòng giáo dục đã đề ra.