Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học các lớp bồ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động dạy học ở các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục tại trường cao đẳng sư phạm nam định (Trang 85)

dưỡng tại trường cao đẳng sư phạm Nam Định

3.2.4.1. Mục tiêu

Thông qua việc đánh giá, xếp loại đội ngũ giảng viên nhằm làm rõ việc chấp hành chính sách pháp, luật của Nhà nước, kết quả công tác, tính trung thực, ý thức tổ chức kỷ luật, đạo đức lối sống, tinh thần phối hợp trong công tác, tinh thần học tập, tinh thần thái độ phục vụ nhân dân của giảng viên.

Thông qua đánh giá, xếp loại chuyên môn - nghiệp vụ làm cho giảng viên thấy được thực trạng về chuyên môn, nghiệp vụ của mình so với yêu cầu, so với chuẩn giảng viên của Bộ giáo dục và Đào tạo quy định, so với đồng nghiệp. Làm cho đội ngũ phải cố gắng vươn lên thường xuyên, toàn diện tạo ra sự chuyển biến thực chất chất lượng giáo dục.

Trên cơ sở đánh giá, xếp loại đúng chất lượng chuyên môn - nghiệp vụ của giảng viên giúp cho các cấp quản lý giáo dục có hướng bố trí, sử dụng, bồi dưỡng hoặc giải quyết chế độ chính sách cho giáo viên.

3.2.4.2. Nội dung

Trưởng khoa lên kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra đánh giá công tác quản lý chuyên môn, tập trung thích đáng vào trọng tâm là kiểm tra việc tuân thủ quy chế các kỳ thi, việc thực hiện quy định của Bộ giáo dục về chương trình giảng dạy, quản lý chặt chẽ việc thực hiện quy chế trong nhà trường.

Kiểm tra thực hiện chỉ tiêu kế hoạch các hoạt động trong nhà trường, dựa vào kế hoạch hoạt động của nhà trường đầu năm học, để đánh giá mức độ hoàn thành công việc của nhà trường, của từng thành viên trong nhà trường nhằm kịp thời điều chỉnh các hoạt động và đốc thúc, hoàn thành theo tiến độ công việc.

Kiểm tra hồ sơ chuyên môn theo quy định, đó là việc thực hiện, hoàn thiện các loại hồ sơ được phân công, phụ trách như các loại hồ sơ cá nhân, giáo án, sổ đầu bài. Tất cả các loại hồ sơ này phải được thực hiện nghiêm túc theo hướng dẫn, không được tẩy xoá hoặc làm sai lệch số liệu hay nội dung trong hồ sơ, kiểm tra chặt chẽ và xử lý nghiêm khắc những trường hợp cố tình vi phạm, sửa chữa nhằm làm thay đổi kết quả học tập của học viên hay làm thay đổi, sai lệch các nội dung khác trong hồ sơ.

Kiểm tra nền nếp giảng dạy và giáo dục, tăng cường thăm lớp dự giờ, kiểm tra việc thực hiện giờ giấc lên lớp và các hoạt động khác của nhà trường như: vệ sinh khung cảnh nhà trường, việc thực hiện các hoạt động phục vụ cho dạy và học.

Kiểm tra chất lượng giờ dạy, chất lượng các hoạt động giáo dục. Qua việc dự giờ, qua việc khảo sát học viên hoặc kiểm tra các bài kiểm tra của học viên, có thể đánh giá được chất lượng giờ dạy của giáo viên và chất lượng giáo dục khác của nhà trường.

Kiểm tra đánh giá, phân loại giáo viên. Công tác kiểm tra toàn diện nhà trường và các hoạt động sư phạm của giáo viên nhằm đánh giá, tư vấn, thúc đẩy đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên nói chung, đặc biệt

là giáo viên mới, bố trí lại những giáo viên không đáp ứng được với yêu cầu của chương trình. Các hoạt động kiểm tra đánh giá nhằm mục tiêu đào tạo, giúp đỡ giáo viên phát triển năng lực của mình.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện

Kiểm tra việc đổi mới chương trình bồi dưỡng công tác quản lý, trọng tâm là kiểm tra công tác chuẩn bị và triển khai thực hiện. Cần đánh giá cụ thể về công tác chuẩn bị, trong đó có công tác mua sắm, phân phối, quản lý, sử dụng thiết bị dạy học. Đối với khâu triển khai thực hiện cần tập trung đánh giá chất lượng giảng dạy, trong đó yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học.

Trong nhà trường việc kiểm tra và đánh giá đội ngũ giảng viên cần được chú trọng và có sự hướng dẫn chỉ đạo cụ thể sát sao của Sở giáo dục, từ sự hướng dẫn chỉ đạo đó CBQLGD các nhà trường lập kế hoạch và thực hiện trong năm học, kết quả đánh giá được sử dụng để xếp loại giảng viên cuối năm học và qua kết quả thu được của từng đợt kiểm tra mà nhà QLGD có thể điều chỉnh kịp thời các hoạt động trong nhà trường.

CBQLGD cần thực hiện các hình thức tổ chức, giám sát thực hiện nội dung chương trình bồi dưỡng cán bộ ở Nhà trường; Cán bộ quản lý cần tăng cường dự giờ, thăm lớp, góp ý giờ dạy nhằm đánh giá việc thực hiện quy chế và chất lượng giảng dạy của giảng viên, qua đó đánh giá sát đúng về hoạt động giảng dạy của giảng viên và hoạt động nghiên cứu của học viên; Trên cơ sở đó, CBQLGD tổ chức chỉ đạo các giảng viên phân tích, góp ý giờ dạy theo cách tiếp cận hệ thống, chú ý tới ưu điểm, nhược điểm và tìm phương hướng giải quyết cho từng đề tài, từng đối tượng cụ thể, khắc phục tình trạng dự giờ hình thức, đánh giá, xếp loại chung chung, thiếu khách quan.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện

Sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo các nhà trường thực hiện nghiêm túc quy trình đánh giá giảng viên, đối chiếu với tiêu chuẩn, đăng ký chỉ tiêu, danh hiệu phấn đấu vào đầu năm học. Kết thúc năm học giảng viên tự đánh giá, xếp

loại, tổ chuyên môn đánh giá xếp loại, góp ý cho giảng viên về ưu điểm, khuyết điểm. Ban giám hiệu và Ban thi đua nhà trường đánh giá, xếp loại từng giảng viên, thông báo công khai kết quả đánh giá.

Lấy mục tiêu giáo dục làm chuẩn kiểm tra, chỉ ra cho người được kiểm tra thấy được cái sai, cái đúng và hướng dẫn, chỉ bảo họ sửa chữa, thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao và làm cho họ ngày càng tiến bộ cả về chuyên môn nghiệp vụ, cả về đạo đức lối sống.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động dạy học ở các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục tại trường cao đẳng sư phạm nam định (Trang 85)