Đây là một nguyên tắc rất quan trọng khi đề xuất biện pháp quản lí mới. Nguyên tắc này đòi hỏi nhà nghiên cứu khi đề xuất biện pháp mới phải kế thừa các biện pháp quản lí đã và đang thực hiện có thể là toàn bộ biện pháp, có thể là những điểm hay và tối ưu của mỗi biện pháp, tránh phủ định sạch trơn toàn bộ và tạo ra hệ thống mới hoàn toàn nhưng không dựa trên thực tiễn, thực trạng biện pháp cũ đã có.
Kế thừa chỉ là sự tiếp nối giữa quá khứ (cái đã làm) – hiện tại (đang tiến hành) và tương lai (sự vận động và phát triển của vấn đề quản lí).
Đảm bảo tính kế thừa khi đề xuất biện pháp quản lí yêu cầu nhà nghiên cứu, nhà quản lí trong chỉ đạo thực tiễn quản lí phải thấy được những điểm, biện pháp quản lí mới trên cơ sở nền tảng của biện pháp quản lí cũ đang tiến hành. Sự đề xuất biện pháp phải theo kịp và phù hợp với thực tiễn quản lí giáo dục để có những biện pháp mới phù hợp và sát với thực tế. Làm được và quán triệt được những điều này trong nguyên tắc kế thừa giúp cho các nhà quản lí có con mắt biện chứng khi nhìn nhận, giải quyết các vấn đề quản lí tránh được tình trạng siêu hình. Nhà quản lí biết huy động vốn tri thức, kinh nghiệm đã có tiềm ẩn để góp phần giải quyết tốt những vấn đề thực tiễn quản lí HĐDH đặt ra.
Các biện pháp quản lý HĐDH các lớp bồi dưỡng CBQLGD được đề xuất phải được thực hiện đầy đủ các yếu tố cấu trúc của một chu trình quản lý
và đảm bảo tính liên tục. Đổi mới trên cơ sở kế thừa những cái có sẵn nhưng có sự linh hoạt, sáng tạo để điều chỉnh, bổ sung và phát triển ngày càng hoàn thiện hơn .