Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy các lớp bồi dưỡng cán bộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động dạy học ở các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục tại trường cao đẳng sư phạm nam định (Trang 62)

bồi dưỡng cán bộ QLGD

Trên thực tế kế hoạch hoạt động bồi dưỡng các lớp CBQL GD cấp mầm non và phổ thông tại trường CĐSP Nam Định hàng năm đều trình kế hoạch vào đầu mỗi năm học cho Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Nam Định. Từ kế hoạch đó khoa Bồi dưỡng nhà giáo và CBQL GD có nhiệm vụ phân bổ để đào tạo. Cụ thể là cấp CBQLGD mầm non hàng năm đều tổ chức khóa bồi dưỡng vào đầu năm khoảng từ tháng 3 cho tới tháng 6. Còn cấp Tiểu học và THCS thì cứ 2 năm luân phiên tổ chức bồi dưỡng một lần cụ thể từ tháng 10 đến tháng 12 hàng năm. Trên cơ sở lịch như vậy, Sở Giáo dục Đào tạo Nam Định sẽ gửi giấy triệu tập tới từng huyện, từng đơn vị để cử CBQLGD đi bồi dưỡng.

2.3.3. Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy các lớp bồi dưỡng cán bộ QLGD QLGD

Khâu lên lớp, tổ chức, điều khiển học viên thực hiện mục tiêu bài học của người giảng viên giữ vai trò quyết định chất lượng của quá trình dạy học, còn việc soạn bài, chuẩn bị bài, các điều kiện, các phương tiện phục vụ cho

công đoạn lên lớp chỉ có hiệu quả, có ý nghĩa khi người giảng viên thực hiện tốt tiết dạy trên lớp (thực chất là giảng viên tổ chức, chỉ đạo, điều khiển người học nỗ lực, tích cực, tự học, chiếm lĩnh kiến thức).

Nhà quản lý không giữ vai trò trực tiếp quyết định chất lượng lên lớp của giảng viên nhưng gián tiếp tác động đến hiệu quả giờ lên lớp của giảng viên giống như ảnh hưởng của người chỉ huy dàn nhạc tới mỗi nhạc công. Vì vậy, hiệu trưởng một mặt phát huy năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm của từng giáo viên, mặt khác cần có những biện pháp tác động gián tiếp tới giờ lên lớp của giảng viên như:

- Tổ chức cho giảng viên học tập, nghiên cứu nắm vững yêu cầu, nội dung tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại tiết dạy của Bộ giáo dục và đào tạo.

- Kiểm tra kế hoạch dạy học đối chiếu với phiếu báo giảng, thời khoá biểu. - Theo dõi, kiểm tra nền nếp lên, xuống lớp.

- Thường xuyên thăm lớp, dự giờ có báo trước và dự giờ đột xuất.

Quản lý hoạt động dạy học qua một giờ lên lớp cần chú ý đến những nội dung chủ yếu sau:

+ Về chương trình giảng dạy.

Thực hiện đúng chương trình theo phân phối chương của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

- Về nội dung giảng dạy.

Đảm bảo nội dung cơ bản của chuyên đề, truyền đạt được nội dung phù hợp với khả năng của người học.

+ Về phương pháp giảng dạy.

Có thể nói phương pháp giảng dạy góp phần quyết định đến chất lượng giờ dạy. Đây là chìa khoá thành công cho mỗi tiết dạy. Vì vậy giảng viên cần nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc thường xuyên cải tiến phương pháp giảng dạy, tích cực vận dụng các phương pháp dạy học hiện đại. Giáo viên là người chủ đạo hướng dẫn, học viên là người chủ động chiếm lĩnh kiến

thức; thường xuyên tăng cường kỹ năng thực hành, thảo luận, hội thảo, nghiên cứu thực tế giáo dục cho học viên.

+ Về đồ dùng, thiết bị dạy học.

Giảng viên phải chuẩn bị đầy đủ và chu đáo các đồ dùng, phương tiện, thiết

bị dạy học trong một tiết học một cách chu đáo, an toàn.

Bảng 2.8. Thực trạng quản lý giờ lên lớp của giảng viên

TT Nội dung Mức độ thực hiện Tốt TB Yếu SL % SL % SL % 1 Thực hiện nghiêm túc nền nếp dạy học

(ra vào lớp đúng giờ)

20 100 0 0 o 0

2 Truyền đạt kiến thức chính xác, khoa học, trọng tâm

18 90 1 5 1 5

3 Gây hứng thú, phát huy tính sáng tạo, chủ động của người học.

15 75 3 15 2 10

4 Cải tiến phương pháp, sử dụng, kết hợp tốt phương tiện dạy học

16 80 2 10 2 10

5 Hướng dẫn học viên chuẩn bị các câu hỏi thảo luận, hội thảo.

17 85 2 10 1 5

Nhận xét:

Qua khảo sát, 100% giảng viên nhất trí với các nội dung chỉ đạo của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

- Thực hiện nghiêm túc nền nếp dạy học (ra vào lớp đúng giờ), được 20/20 giáo viên được thăm dò có ý kiến nhất trí.

Mặc dù vậy công tác quản lý giờ lên lớp của giảng viên vẫn còn một số hạn chế. Hiệu trưởng chưa tạo được môi trường sư phạm lành mạnh nhất để giáo viên tự tin giảng dạy đạt kết quả cao nhất. Ngoài ra việc dự giờ, tổng kết,

rút kinh nghiệm giao phó cho phó hiệu trưởng chỉ đạo chuyên môn và trưởng khoa CBQL

Công tác chuẩn bị giờ dạy của giảng viên có vai trò rất quan trọng, thực tiễn giảng dạy trong nhà trường cho thấy, giảng viên nào có ý thức chuẩn bị bài tốt (soạn bài, chuẩn bị các điều kiện giảng dạy, cập nhật kiến thức thực tiễn…) thì chất lượng giảng dạy của giảng viên đó sẽ tốt hơn. Ý thức được tầm quan trọng của việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của giảng viên, nhà trường ngay từ đầu năm học đã quán triệt các văn bản chỉ đạo hoạt động dạy học trong nhà trường.

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát, xin ý kiến 20 giảng viên đang trực

tiếp giảng dạy về việc quản lý soạn bài, chuẩn bị bài trước khi lên lớp của giảng viên trong trường và tổng hợp được kết quả như sau:

Bảng 2.9. Thực trạng QL việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp

TT Nội dung Mức độ thực hiện Tốt TB Yếu SL % SL % SL % 1

Bài soạn đúng theo phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở GD&ĐT quy định.

20 100 0 0 0,0

2

Nghiên cứu kỹ nội dung cơ bản và những kiến thức có liên quan tới chuyên đề dạy, cập nhật các văn bản mới.

17 85 3 15 0,0

3

Bài soạn phải thể hiện được kiến thức trọng tâm và rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho học viên.

4

Đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với nội dung bài học và đối tượng học viên.

13 65 5 25 2 10

5

Chuẩn bị đầy đủ phương tiện, thiết bị đồ dùng dạy học cần thiết cho mỗi chuyên đề bồi dưỡng.

14 70 3 15 3 15

Nhận xét:

Nhìn bảng thống kê kết quả khảo sát trên ta thấy: 100% giảng viên đều nhất trí với các biện pháp của hiệu trưởng đề ra nhằm quản lý tốt công tác soạn bài và chuẩn bị bài trước khi lên lớp.

- Bài soạn đúng theo phân phối chương trình của Bộ GD&ĐT được 20/20 giáo viên thực hiện tốt chiếm 100%.

- Bài soạn phải thể hiện được kiến thức trọng tâm và rèn luyện các kỹ năng cần thiết 15/20 giáo viên chú trọng.

- Nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy và những kiến thức có liên quan, tham khảo thêm tài liệu là rất cần thiết, giúp cho bài giảng của giảng viên thêm sinh động. Tuy nhiên có tới 03 giáo viên chưa có thời gian luôn cập nhật những văn bản mới do họ dạy thêm quá nhiều. Trên thực tế dạy đối tượng là CBQL giáo dục thì các văn bản thông tư, công văn phải luôn được cập nhật thì bài dạy của mình mới phong phú và sâu sắc.

- Đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với nội dung bài học và hợp lý với đối tượng học viên; chuẩn bị tốt phương tiện và đồ dùng dạy học cũng được nhiều giáo viên tán thành. Bên cạnh đó còn 06 giáo viên không biết và chưa sử dụng phương tiên dạy học và giảng dạy, đôi khi khiến cho bài học tẻ nhạt và nhàm chán.

Tuy nhiên trong những năm qua việc quản lý khâu soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của giảng viên còn có nhiều hạn chế. Hiệu trưởng chỉ đạo việc

soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của giảng viên tích cực nhưng một bộ phận giảng viên cố gắng ở mức độ chưa cao.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động dạy học ở các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục tại trường cao đẳng sư phạm nam định (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)