Nội dung, kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động dạy học ở các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục tại trường cao đẳng sư phạm nam định (Trang 92)

Chỉ số đánh giá trong việc thực hiện điều tra được tính sau đây: - Cần thiết (CT) và khả thi (KT): 3 điểm

- Ít cần thiết (ICT) và ít khả thi (IKT): 2 điểm

- Không cần thiết (KCT) và không khả thi KKT): 1 điểm

Bảng 3.1. Kết quả đánh giá về tính cần thiết của các biện pháp quản lý HĐDH các lớp bồi dưỡng CBQL GD tại trường CĐSP Nam Định

STT Các biện pháp

Mức độ cần thiết Rất cần

thiết Cần thiết

Không

cần thiết Phân vân

SL % SL % SL % SL %

1 Nâng cao nhận thức của CBQL, GV, HV về hoạt động bồi dưỡng các lớp cán bộ quản lý giáo dục hiện nay

90 84.1 10 9.3 5 4.6 2 2

2 Cải tiến xây dựng và phát triển chương trình bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực tiễn của giáo dục đào tạo của tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay

3 Kế hoạch hóa công tác xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ GV, cán bộ phục vụ công tác bồi dưỡng tại trường cao đẳng sư phạm Nam Định

88 82.2 12 11.2 07 6.6 0

4 Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học các lớp bồi dưỡng tại trường cao đẳng sư phạm Nam Định

93 87 07 6.5 7 6.5 0 0

5 Tăng cường điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phương tiện dạy học phục vụ hoạt động dạy học các lớp bồi dưỡng của nhà trường

87 81.3 15 14 0 5 4.7

Từ bảng số liệu trên ta thấy mức độ cần thiết ở mỗi biện pháp như sau:

Biện pháp 1: Có 100 lượt người trả lời là rất cần thiết và cần thiết tỷ lệ: 93,4%.

Biện pháp 2: Có 101 lượt người trả lời là rất cần thiết và cần thiết,tỷ lệ: 94,4%.

Biện pháp 3:Có 100 lượt người trả lời là rất cần thiết và cần thiết, tỷ lệ: 93,4%.

Biện pháp 4:Có 100 lượt người trả lời là rất cần thiết và cần thiết, tỷ lệ: 94,4%.

Biện pháp 5:Có 102 lượt người trả lời là rất cần thiết và cần thiết, tỷ lệ: 95,3%.

Bảng 3.2. Kết quả đánh giá về tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐDH các lớp bồi dưỡng CBQL GD tại trường CĐSP Nam Định

STT Biện pháp

Mức độ khả thi Rất khả

thi Khả thi

Không khả thi Phân vân

SL % SL % SL % SL % 1 Nâng cao nhận thức của CBQL, GV, HV về hoạt động bồi dưỡng các lớp cán bộ quản lý giáo dục hiện nay 28 26 70 65.4 2 1.87 7 6.73

2 Cải tiến xây dựng và phát triển chương trình bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực tiễn của giáo dục đào tạo của tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay

15 14 80 74.8 6 5.6 6 5.6

3 Kế hoạch hóa công tác xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ GV,

cán bộ phục vụ công tác bồi dưỡng tại trường cao đẳng sư phạm Nam Định

4 Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học các lớp bồi dưỡng tại trường cao đẳng sư phạm Nam Định

20 18.7 76 71 11 10.3 0 0

5 Tăng cường điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phương tiện dạy học phục vụ hoạt động dạy học các lớp bồi dưỡng của nhà trường

36 33.6 61 57 7 6.5 3 2.9

Từ bảng số liệu trên ta thấy mức độ khả thi ở mỗi biện pháp như sau: Biện pháp 1: rất khả thi chiếm 26%, khả thi 65,4%

Biện pháp 2: rất khả thi 14%, khả thi 74,8%

Biện pháp 3: rất khả thi 81,3%, khả thi 10,3%. Biện pháp 3 có tính khả thi cao nhất.

Biện pháp 4: rất khả thi 18,7%, khả thi 71% Biện pháp 5: rất khả thi 33,6%, khả thi 57%

Bảng 3.3. Kết quả tổng hợp đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐDH các lớp bồi dưỡng CBQL GD

tại trường CĐSP Nam Định

Nội dung biện pháp Tính cần thiết % Tính khả thi % RC T CT P V x Thứ Bậc RKT KT PV x Thứ Bậc Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của CBQL, GV, HV về hoạt động bồi dưỡng các lớp cán bộ quản lý giáo dục hiện nay 84, 1 9,3 6, 6 2,78 2 26 65,4 8,6 2,2 3 Biện pháp 2: Cải tiến xây dựng và phát triển chương trình bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực tiễn của giáo dục đào tạo của tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay

80, 4 14 5, 6 2,75 5 14 74,8 11,2 2,0 3 5 Biện pháp 3: Kế 82, 11,2 6, 2,76 81,3 10,3 8,4 2,7 1

hoạch hóa công tác xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ GV, cán bộ phục vụ công tác bồi dưỡng tại trường cao đẳng sư phạm Nam Định

2 6

4

3

Biện pháp 4: Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học các lớp bồi dưỡng tại trường cao đẳng sư phạm Nam Định 87 6,5 6, 5 2,81 1 18,7 71 10,3 2,0 8 4 Biện pháp 5: Tăng cường điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phương tiện dạy học phục vụ hoạt động dạy học các lớp bồi dưỡng của nhà trường 81, 3 14 4, 7 2,77 3 33,6 57 9,4 2,2 4 2 Trung bình chung 2,77 2,25

Thông qua bảng 3.11 về mức độ tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của 05 biện pháp ta thấy điểm trung bình tính cần thiết X = 2.77 và

điểm trung bình của tính khả thi X= 2.25, ta xếp theo mức độ thì tính cần thiết của các biện pháp chưa được xếp và mức 1 song cũng đạt ở mức xấp xỉ. Tuy nhiên tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp cũng đạt ở mức độ tương đương. Biện pháp 4 được đánh giá tương quan ở mức độ cao nhất, biện pháp 2 được đánh giá thấp nhất. Các biện pháp còn lại mức độ tương quan tương đối đồng đều với tỷ lệ chênh lệch nhỏ. Như vậy cho thấy mức độ chênh lệch giữa các biện pháp không xa nhau lắm.

Qua kết quả nghiên cứu về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất cho thấy các biện pháp về quản lý hoạt động dạy học các lớp bồi dưỡng cán bộ QLGD là cần thiết và có thể thực hiện được mang lại hiệu quả nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng thường xuyên của trường CĐSP Nam Định hiện nay.

Kết luận chương 3

Quản lý hoạt động dạy học các lớp bồi dưỡng CBQL GD tại Tỉnh Nam Định luôn luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục. Để cho đơn vị trưởng mình hoạt động một cách hiệu quả thì trước hết người lãnh đạo – đầu tầu phải có một tầm nhìn chiến lược. Muốn như thế thì mỗi cán bộ quản lý giáo dục cần trang bị cho mình những kiến thức chuyên môn và kỹ năng để có thể quản lý tốt. trong quá trình quản lý cần phải có sự phối hợp đồng bộ của nhiều bộ phận trong nhà trường dựa trên kế hoạch đã được xây dựng. Đồng thời, kết quả của quá trình giảng dạy và học tập cần phải được nhìn nhận một cách khách quan, công bằng thì mới có thể phát huy được những mặt mạnh cũng như khắc phục được những mặt yếu kém trong quá trình dạy học. Hơn nữa, việc quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường được tiến hành đúng đắn sẽ củng cố được chất lượng đội ngũ giảng viên và chất lượng học tập của học viên, qua đó giúp cho hiệu trưởng nhà trường quản lý được mặt bằng chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành giáo dục và đáp ứng mục tiêu giáo dục đặt ra.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Mục tiêu GD-ĐT của nước ta hiện nay là đổi mới căn bản và toàn diện nhằm củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả hệ thống giáo dục đào tạo. Trong đó, đổi mới về công tác bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ CBQLGD, GV có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Để thực hiện mục tiêu chung của ngành, đòi hỏi các trường, các đơn vị chức năng trong nhà trường phải tích cực hưởng ứng đổi mới phương pháp QLGD, phát huy tối đa sức mạnh của mỗi cá nhân, của tập thể cán bộ, GV trong nhà trường. CBQL đóng vai trò nòng cốt để tạo sức mạnh tổng thể, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đào tạo trong tình hình mới, đáp ứng nhu cầu của xã hội là đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, thạo ngoại ngữ đủ sức cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới, thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Trong quá trình quản lý điều hành, CBQLGD cần phải có uy tín, có bản lĩnh như: phong cách lãnh đạo, năng lực lãnh đạo, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và có tầm nhìn xa, sâu và rộng đối với sự nghiệp giáo dục. Cần phải có những quyết định đúng đắn trong các biện pháp quản lý hoạt động của nhà trường, có như thế thì tin chắc rằng hoạt động dạy học nhất định sẽ nâng cao được chất lượng của nhà trường trong giai đoạn đổi mới hiện nay.

Từ nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng của biện pháp quản lý hoạt động dạy học các lớp bồi dưỡng CBQLGD như đã tìm hiểu và trình bày ở phần trên, luận văn đã đề xuất 5 biện pháp quản lí hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học và đã tiến hành khảo nghiệm 5 biện pháp trên có kết quả. Điều đó chứng tỏ rằng các biện pháp do tác giả đề xuất là phù hợp, cần thiết và có tính khả thi. Các biện pháp có mối quan hệ tương hỗ nhau, trong quá trình thực hiện cần áp dụng các biện pháp một cách đồng bộ, hợp lý, có như vậy mới nâng cao được hiệu quả của các biện pháp làm cho công

tác quản lý của hiệu trưởng nhà trường đạt kết quả tốt, góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.

Như vậy, các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài đã được giải quyết, mục đích nghiên cứu đã đạt được và đem lại kết quả thiết thực. Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rõ rệt.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với chính quyền địa phương

Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định cần xây dựng được “tổ chức liên ngành” chăm lo cho nền giáo dục giành cho mọi người, hệ thống này đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp uỷ và chính quyền địa phương nhằm phát huy vai trò xã hội hoá giáo dục trong từng cấp, từng địa phương….. để huy động được nhiều nguồn nhân lực hỗ trợ cho sự nghiệp giáo dục nói chung và trường cán bộ quản lý nói riêng không ngừng phát triển.

Quan tâm về chế độ, chính sách đối với các thầy, cô giáo hoạt động trong ngành, cần đặc biệt quan tâm bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên đủ về số lượng, đảm bảo về cơ cấu và chất lượng để nâng cao chất lượng giáo dục góp phần phát triển đất nước.

2.2. Đối với Sở GD&ĐT

- Sở GD&ĐT thống nhất quản lí công tác bồi dưỡng cán bộ quản lí trường học trên địa bàn toàn tỉnh và giao cho Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh triển khai thực hiện, không triển khai công tác bồi dưỡng cán bộ quản lí trường học cũng như đầu tư cơ sở vật chất- thiết bị, đội ngũ giảng dạy cán bộ quản lí một cách dàn trải.

- Quan tâm và đầu tư về con người, cơ sở vật chất- thiết bị, tài chính phục vụ cho công tác giảng dạy hệ bồi dưỡng cán bộ quản lí trường học tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

2.3. Đối với Khoa bồi dưỡng nhà giáo – Trường CĐSP Nam Định

- Coi trọng, tập trung cao độ cho công tác bồi dưỡng; thực hiện nghiêm túc, chất lượng và hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ của đơn vị đã được UBND tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo giao.

- Không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lí tại Trung tâm thông qua việc tăng cường đội ngũ giảng dạy hệ cán bộ quản lí, đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ giáo viên, tạo động lực thúc đẩy và thu hút người “hiền, tài” từ các cơ sở giáo dục trong tỉnh về bổ sung cho lực lượng giảng dạy cán bộ quản lí. Chú trọng công tác nghiên cứu khoa học, viết đề cương bài giảng, cập nhật kiến thức để bổ sung cho bài giảng luôn mới mẻ và phong phú. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất- thiết bị dạy học, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại hóa.

- Xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh và thân thiện trong Trung tâm, tạo mối quan hệ thân thiết, gần gũi, bình đẳng giữa giảng viên và học viên. Sự mẫu mực về đạo đức, tác phong; sự phong phú về hiểu biết và kinh nghiệm sống của người thầy chính là cơ sở tình cảm quan trọng nhất để người học hứng thú học tập và rèn luyện mỗi khi được về học tại Trung tâm.

- Làm tròn trách nhiệm tham mưu về lĩnh vực bồi dưỡng cán bộ quản lí cho Sở Giáo dục và Đào tạo từ kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đến việc triển khai thực hiện; làm tốt công tác báo cáo và sơ kết, tổng kết hàng năm về công tác bồi dưỡng cán bộ quản lí tại Trung tâm.

- Tiếp tục tham mưu, tư vấn để các cấp lãnh đạo địa phương thấy được vị trí, vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác Bồi dưỡng cán bộ quản lí trường học, thấy được quản lý là khoa học, là nghệ thuật và là một nghề, đã là một nghề thì cần được đào tạo một cách cơ bản theo những nội dung và yêu cầu của nghề, để cho công tác này tiếp tục góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trong thời kỳ hội nhập.

- Đảm bảo tốt cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL.

- Kinh phí đào tạo hệ Bồi dưỡng cán bộ quản lý 100% thuộc ngân sách Nhà nước cấp, đơn vị thực hiện trả lương cho bộ máy, chi cho hoạt động chuyên môn.... (Học viên các lớp Bồi dưỡng cán bộ quản lý không phải đóng học phí, một số hoạt động khác đều được Trung tâm hỗ trợ kinh phí như: đi thực tế trong và ngoài tỉnh, giao lưu văn nghệ, thể dục - thể thao, học khiêu vũ quốc tế...).

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 62/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 25/11/2008 ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hình thức vừa làm vừa học.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 62/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 11 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng hình thức vừa làm vừa học.

3. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường

Cán bộ quản lý GD&ĐT.

4. Đặng Quốc Bảo ( 1999 ) – Khoa học tổ chức và quản lý – Nxb Thống

kê Hà Nội.

5. Đặng Quốc Bảo. Khái niệm về quản lý giáo dục – Tạp chí phát triển giáo dục số 1/1997.

6. Đặng Quốc Bảo – Quản lý kinh tế xã hội và giáo dục.

7. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam ( 2011 ) – Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010, Hà Nội.

8. Chỉ thị 18/2002/CT – TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách xây dựng đội ngũ nhà giáo của hệ thống giáo dục quốc dân.

9. Chỉ thị số 4-/CT – TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. 10. Phạm Minh Châu ( chủ biên 2006 ) – Giáo dục học mầm non, Nxb

Đại học Quốc gia Hà Nội.

11. Phạm Minh Châu ( 1995 ) – Quản lý giáo dục mầm non – Trường

CĐSP mẫu giáo TW 1 – Hà Nội.

12. Vũ Dũng ( 1995 ) – Tâm lý học xã hội với quản lý, Nxb CTQG Hà

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động dạy học ở các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục tại trường cao đẳng sư phạm nam định (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)