Công tác quản lý nhà nước trên địa bàn

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 88)

4. Kết cấu luận văn

4.2.8. Công tác quản lý nhà nước trên địa bàn

- Hướng dẫn, chỉ đạo, giúp đỡ của Nhà nước: nền kinh tế nông nghiệp và đời sống nông thôn đã trải qua thời gian dài được bao cấp của Nhà nước, làm theo sự chỉ đạo của Nhà nước. Trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế hàng hoá, sản xuất nông nghiệp tiếp tục cần sự hướng dẫn, chỉ đạo, giúp đỡ của Nhà nước. Đó là tiền đề hết sức cần thiết nhằm bảo đảm ổn định, phát triển kinh tế xã hội và đời sống nông thôn. Sự giúp đỡ của Nhà nước, bên cạnh tạo ra các trung tâm, các tụ điểm kinh tế mũi nhọn của vùng, của tỉnh, của mỗi địa phương, lấy các thị xã, thị trấn, thị tứ làm hạt nhân, còn phải tạo ra môi trường kinh doanh ổn định, hướng dẫn và tổ chức việc kinh doanh trên mỗi vùng, truyền bá thông tin thị trường và kinh doanh, giúp đỡ và hỗ trợ trong việc tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện vay vốn đầu tư sản xuất, giúp đỡ phát triển và chuyển đổi ngành nghề, hình thành các trung tâm tư vấn dịch vụ, nghiên cứu và phát triển sản xuất hàng hoá nông sản theo lợi thế của mỗi địa phương, để khai thác tốt hơn tiềm năng của từng vùng.

- Chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn xây dựng và thực hiện các dự án ưu tiên thuộc các chương trình kinh tế sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp. Từng bước chỉ đạo thực hiện tổ chức sản xuất theo tinh thần về hợp đồng sản xuất tiêu thụ hàng nông sản, giúp nông dân làm quen và đi vào quỹ đạo sản xuất hàng hóa trong cơ chế thị trường.

- Khuyến khích việc thành lập mới và tạo điều kiện hoạt động của các HTX ở những vùng sản xuất cùng lĩnh vực để giúp đỡ nhau về vốn, kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm. Tiếp tục đẩy mạnh liên kết 4 nhà thực hiện ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giữa người sản xuất và chế biến.

- Nâng cao năng lực quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện của các ngành, các cấp, các doanh nghiệp, như vậy sẽ quyết định trong việc thực hiện phát triển nông nghiệp, nông thôn và đánh giá đúng năng lực cán bộ để bố trí và các công việc; kiên quyết xử lý những cán bộ không đủ năng lực, phẩm chất. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn để đáp ứng trong công việc được giao.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 88)