Phát triển sản xuất hàng hoá trong lĩnh vực trồng trọt

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 68)

4. Kết cấu luận văn

3.4.1. Phát triển sản xuất hàng hoá trong lĩnh vực trồng trọt

Hiệp Hoà vốn là một huyện thuần nông nên trồng trọt vẫn là ngành chính trong sản xuất nông nghiệp của huyện. Tuy nhiên trồng trọt lại chịu tác động lớn của khí hậu, dịch bệnh, do vậy từ năm 2008 đến nay, tốc độ tăng trưởng của trồng trọt không đều và có xu hướng giảm dần. Do diễn biến thời tiết thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và sản lượng cây trồng.

Từ năm 2008 đến năm 2012, cơ cấu cây trồng đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần diện tích các loại cây có giá trị kinh tế như cây lương thực (lúa, ngô), cây thực phẩm (rau, đậu các loại) và một số cây chất bột (khoai lang, sắn...)

Bảng 3.16: Tình hình phát triển sản xuất hàng hóa ngành trồng trọt giai đoạn 2008 - 2012

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1.Giá trị sản xuất trồng trọt Tỷ đồng 294,9 280,9 303,8 281,3 284,2 2. Giá trị hàng hóa Tỷ đồng 124,74 120,22 132,15 124,24 125,6 3.Tỷ trọng hàng hóa % 42,3 42,8 43,5 43,1 44,2

(Niên giám thống kê và kết quả tính toán từ các báo cáo UBND huyện Hiệp Hòa và các xã, doanh nghiệp, trang trại từ năm 2008-2012)

Đồng thời với việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng thì việc chuyển cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống được thực hiện ngày càng rộng rãi và dần trở thành tập quán sản xuất. Đến nay ở Hiệp Hoà đã xuất hiện một số mô hình sản xuất trái vụ đem lại hiệu quả cao. Nhiều tiến bộ kỹ thuật mới về giống, biện pháp thâm canh, bảo quản và tiêu thụ nông sản sau thu hoạch... được áp dụng đã nâng cao hiệu quả và thu nhập từ sản xuất nông nghiệp. Đã hình thành và ổn định tập quán sản xuất 3vụ/năm trên diện tích canh tác cây hàng năm, bước đầu xuất hiện vùng sản xuất hàng hoá với một số cây trồng có thị trường tiêu thu như rau, hoa, cây ăn quả, cây dược liệu, cây làm thức ăn cho gia súc... Nhiều mô hình trang trại chuyên canh và sản xuất kinh doanh tổng hợp được hình thành và phát triển.

Từ năm 2008 đến nay, diện tích gieo trồng cây lương thực của huyện có xu hướng giảm dần, nguyên nhân do một phần diện tích đất nông nghiệp chuyển mục đích sử dụng để phát triển các ngành kinh tế khác, một phần do chuyển dịch cơ cấu cây trồng sang các cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Nhờ áp dụng có hiệu quả các biện pháp kỹ thuật thâm canh nên mặc dù diện tích gieo trồng giảm nhưng năng suất, sản lượng cây lương thực của huyện vẫn có xu hướng tăng. Sản lượng lương thực tăng vừa đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn, dành một phần phục vụ chăn nuôi, vừa có hàng hoá phục vụ nhu cầu của các địa phương khác.

Do diện tích đất cạnh tác hẹp nên diện tích đất lúa - màu được quay vòng sử dụng hơn 2 lần/năm, đưa diện tích gieo trồng lúa chiếm tới 80% diện tích gieo trồng cây lương thực. Tuy nhiên diện tích lúa đang có xu hướng giảm dần từ 16.334 ha năm 2008 xuống còn 16.127 năm 2012.

Năng suất lúa trung bình của giai đoạn này đạt 53 tạ/ha; năng xuất ngô đạt 36 tạ/ha…. Đối với sản xuất lúa gạo ở huyện Hiệp Hoà, sản phẩm làm ra đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của bản thân chủ hộ và còn được bán ra trên địa bàn và các huyện lân cận. Tỷ trọng giá trị sản phẩm hàng hoá đạt mức tương đối khá, giao động trong khoảng từ 42-44%.

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 68)