Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo vùng

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 66)

4. Kết cấu luận văn

3.3.3.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo vùng

Trên địa bàn huyện hình thành 3 vùng, mỗi vùng sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm riêng của nó là sản xuất theo từng điều kiện, vị trí, khí hậu khác nhau. Vì thế sản xuất nông nghiệp chịu sự chi phối, lệ thuộc lớn và rất nghiêm ngặt các yếu tố tự nhiên, tập quán sản xuất và điều kiện sản xuất như: địa hình, đất đai, hạ tầng, trình độ dân trí…

Việc hình thành và phát triển cơ cấu sản xuất nông nghiệp thường gắn liền với bố trí sản xuất và chuyên môn hóa. Những nội dung này phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trong từng không gian cụ thể. Vùng nào phù hợp thế mạnh loại cây trồng nào, nuôi con vật gì thì tập trung đầu tư vào đó thì sẽ đem lại hiệu quả cao. Trên cơ sở đó, trên địa bàn huyện đã hình thành 3 tiểu vùng như trên.

- Vùng hạ huyện và các xã ven sông Cầu: Vùng bao gồm toàn bộ 12 xã trải dọc theo lưu vực sông Cầu là Hợp Thịnh, Mai Đình, Châu Minh, Đại Thành, Xuân Cẩm, Mai Trung, Đông Lỗ, Quang Minh, Hoà Sơn, Thái Sơn, Hoàng Vân, Hương Lâm.

Ngoài việc trồng lúa đây là khu vực hình thành và tập trung phát triển các ngành nghề chuyên môn hoá như nuôi trồng thuỷ sản (Châu Minh, Hương Lâm, Đông Lỗ) trồng dâu nuôi tằm, sản xuất vật liệu xây dựng và các loại rau xanh (Hợp Thịnh, Đông Lỗ, Hoàng Vân).

Tương lai phát triển của huyện Hiệp Hoà đòi hỏi trình độ chuyên môn hoá sản xuất của tiểu vùng này cần phải được nâng lên hơn nữa theo hướng sản xuất tập trung hơn, năng suất cao hơn kết hợp với việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và phát triển công nghiệp chế biến tại chỗ. Việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản và trồng rau tập trung ở tiểu vùng này sẽ là nền tảng cho Hiệp Hoà nhanh chóng trở thành một vành đai cung cấp thực phẩm, rau sạch cho thành phố Hà Nội và các trung tâm công nghiệp lân cận. Thứ tự các ngành nghề chuyên môn hoá ở đây sẽ là: Thuỷ sản - trồng dâu nuôi tằm - lúa màu - sản xuất vật liệu xây dựng (cát, sỏi) - rau xanh.

- Vùng trung huyện: Vùng bao gồm 9 xã: Đức Thắng, Ngọc Sơn, Thường Thắng, Lương Phong, Đoan Bái, Bắc Lý, Danh Thắng, Hùng Sơn, Thị trấn Thắng.

Đây là vùng trọng điểm sản xuất cây lương thực, vùng tập trung sản xuất các loại cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, đậu tương) và cây ăn quả. Thứ tự các ngành nghề chuyên môn hoá ở đây sẽ là: Lúa - cây công nghiệp ngắn ngày - cây ăn quả.

- Vùng thượng huyện: Bao gồm các xã phía Bắc của huyện là Đồng Tân, Hoàng An, Hoàng Lương, Hoàng Thanh, Thanh Vân. Đây là khu đã được tập trung sản xuất chủ yếu là các loại cây ăn quả, cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày.

Do huyện Hiệp Hoà sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nên 3 vùng trên mang dáng dấp của 3 vùng chuyên môn hoá nông nghiệp. Tuy nhiên trong tương lai khi công nghiệp dịch vụ phát triển mạnh hơn thì 3 vùng này có thể trở thành các vùng kinh tế tổng hợp. Hiện tại, để nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn hoá các vùng và để mỗi vùng có thể tham gia sản xuất hàng hoá với quy mô ngày càng lớn, cần xây dựng các quy hoạch chuyên ngành hạ tầng nông nghiệp nông thôn, đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất tại các vùng.

Bảng 3.15: Giá trị và tăng trƣởng giá trị sản phẩm nông nghiệp của huyện giai đoạn 2008-2012 theo các vùng kinh tế (giá cố định năm 1994)

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

I.Giá trị sản phẩm nông nghiệp 490,3 560,6 641 603,2 587,4

Trong đó:

- Vùng Thượng huyện 232,4 235,5 244,9 199,1 166,8

- Vùng Trung huyện 11,9 12,1 12,2 11,8 10,6

-Vùng Hạ huyện 246,0 313.0 383,9 392,3 410,0

(Nguồn các báo cáo của UBND huyện, UBND các xã, thị trấn, các trang trại trên địa bàn huyện từ năm 2008-2012)

Qua bảng 3.15 ta thấy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo từng tiểu vùng lãnh thổ ở huyện Hiệp Hòa trong những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng kể, cơ cấu kinh tế dấn được thay đổi phù hợp với từng vùng. So giá trị sản xuất năm 2012 với năm 2008, trong 3 vùng, thì vùng hạ huyện có mức tăng trưởng cao nhất từ 246 tỷ đồng lên 410 tỷ đồng. Đây là hướng phát triển hợp lý để khai thác tiềm năng mà các tiểu vùng trước đây do điều kiện kinh tế - xã hội chưa được quan tâm đầu tư đúng mức.

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 66)