Cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 86)

4. Kết cấu luận văn

4.2.7. Cơ chế chính sách

a. Chính sách về đất đai

- Hoàn chỉnh về quy hoạch sử dụng đất đai theo từng vùng để làm cơ sở cho việc cấp đất cho nông dân. Trong điều kiện hiện nay quy hoạch đất đai sẽ giúp nông dân khai thác có hiệu quả đất đai, tránh tình trạng các chủ hộ khai thác đất bừa bãi dẫn đến lãng phí đất, phá hoại môi trường, giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ nông dân, tạo điều kiện cho các hộ đi vào tập trung sản xuất hơn.

- Thực hiện giao đất cho các hộ nông dân theo đúng quy định của Luật Đất đai. Trong đó, giao quyền sử dụng đất 20 - 30 năm đối với trang trại sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản.

- Làm tốt công tác quy hoạch cơ cấu đất đai, trong đó giữ lại diện tích đất nông nghiệp hợp lý, nghiêm ngặt diện tích đất trồng lúa; chuyên môn hóa, chuyên canh hóa các hoạt động sản xuất nông nghiệp bằng hình thành vùng lúa, vùng rau, vùng hoa, quả ở từng xã. Tạo điều kiện để nông dân thực hiện chuyển đổi đất nông nghiệp nhằm hình thành các vùng sản xuất lớn, sản xuất hàng hóa.

Cần thể chế hóa các quyền trong Luật đất đai, khuyến khích quá trình tích tụ, tập trung ruộng đất (trong phạm vi cho phép) cho các hộ, trang trại phát triển sản xuất hàng hóa. Hướng dẫn nông dân thực hiện dồn điền, đổi thửa tạo điều kiện cho sản xuất hàng hóa thuận lợi. Đẩy mạnh mở mang ngành, nghề nông thôn để giải quyết việc làm cho hoạt động chuyển từ nông nghiệp sang. Bổ sung chính sách miễn giảm tiền thuê đất đối với HTX nông nghiệp đã được cấp giấy đăng ký kinh doanh.

- Khuyến khích tập trung đất đai và nguyện vọng của những người muốn nhận đất ở những vùng đất trống, đồi trọc để hình thành các hộ nông dân có quy mô sản xuất hợp lý.

Đối với huyện Hiệp hoà trước hết cần quy hoạch đất đai cho từng vùng, từng xã có các hộ phát triển về trồng trọt và chăn nuôi đảm bảo cho các hộ trồng trọt và chăn nuôi phát triển bền vững, mở rộng sản xuất, đảm bảo vệ sinh môi trường.

b. Cải tiến điều kiện cho vay vốn

- Đối với các hộ giàu vay nhiều vốn, vay dài hạn, cần có thế chấp tài sản nhà cửa, các vật dụng quy định, máy móc dùng trong sản xuất. Tài sản thế chấp không phải là trở ngại đối với các nhóm hộ này.

- Nhóm hộ trung bình và nghèo thường không có tài sản thế chấp khi vay vốn. Cho nhóm hộ này vay vốn theo nhóm, vay ít và trả vốn khi kết thúc vụ thu hoạch. Kiểu vay này có tác dụng rất rõ rệt. Đại bộ phận hộ nông dân sau vụ thu hoạch đều trả được nợ vay của ngân hàng. Như vậy là ngay cả những hộ nông dân nghèo vẫn có thể vay được. Tuy nhiên, các ngân hàng nông nghiệp địa phương phải kiểm tra việc cho vay đúng mục đích sản xuất với số lượng vốn cho vay hợp lý để hộ nông dân có thể trả được.

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)