4. Kết cấu luận văn
2.1.3. Tổng hợp, phân tích và viết báo cáo
a. Phương pháp thống kê, phân tích kinh tế
- Phương pháp so sánh, được dùng để đánh giá tằng trưởng kinh tế chung, tăng trưởng kinh tế nông lâm nghiệp và các bộ phận của nó. Phương pháp này dùng để xem xét mức độ đạt được giữa các vùng, các loại hộ.
Trong phân tích chuyển dịch cơ cấu kinh tế phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh cơ cấu qua các năm, cơ cấu kinh tế của các vùng.
b. Sử dụng bảng biểu, đồ thị c. Phương pháp khái quát hóa
2.2. Các chỉ tiêu phản ảnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đƣợc sử dụng trong nghiên cứu
- Giá trị sản xuất và tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành, các bộ phận trong kinh tế nông nghiệp.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế chung và của từng ngành trong kinh tế nông nghiệp
- Lao động và cơ cấu lao động
- Năng xuất và cơ cấu các loại cây trồng, vật nuôi. - Tỷ suất hàng hoá.
Tỷ suất nông sản hàng hoá = Tổng lượng nông sản hàng hoá/Tổng lượng nông sản SX trong kỳ x 100%
Tỷ suất nông sản hàng hoá cũng là chỉ tiêu đánh giá về mặt chất lượng trình độ chuyên môn hoá và trình độ huy động nông sản cho xã hội. Tỷ suất hàng hoá tính riêng cho mọi sản phẩm chuyên môn hoá, do đó ở mẫu số và tử số chỉ tính thuần tuý cho một loại sản phẩm.
Để tính tốc độ phát triển sản xuất, tăng tổng sản lượng và sản lượng hàng hoá nông sản, người ta dùng chỉ tiêu giá trị hàng hoá gia tăng.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN HIỆP HÒA
3.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu
Hiệp Hoà là huyện trung du của tỉnh Bắc Giang có 26 xã, thị trấn, có vị trí địa lý khá lý tưởng: nằm kề thủ đô Hà Nội, tiếp giáp với tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Thái Nguyên - các khu kinh tế trọng điểm của miền Bắc.
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Hiệp Hoà, là huyện trung du nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Bắc Giang trên trục Quốc lộ 37 (từ quốc lộ 1A đi tỉnh Thái Nguyên), cách thành phố Bắc Giang 30 km, cách thành phố Hà Nội 60 km. Nằm trong tọa độ địa lý: Từ 1050 52' 40" đến 1060 2'20" độ kinh đông, từ 210
13' 20" đến 210 26' 10" vĩ độ bắc.
Phía Bắc giáp huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên
Phía Đông giáp huyện Tân Yên và huyện Việt Yên - tỉnh Bắc Giang Phía Nam giáp huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh
Phía Tây giáp huyện Sóc Sơn - Hà Nội và huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên Vị trí địa lý huyện Hiệp Hoà khá thuận lợi so với các huyện khác trong tỉnh Bắc Giang, có mạng lưới giao thông hợp lý (1 tuyến đường quốc lộ, có cầu Vát bắc qua sông cầu về thành phố Hà Nội lên thành phố Thái Nguyên và cầu Đông Xuyên qua sông cầu về huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, 3 tuyến đường tỉnh lộ và có sông Cầu bao quanh phía Tây - Nam) tạo cho huyện có nhiều lợi thế để giao lưu hàng hóa, kinh tế, văn hoá - xã hội với các tỉnh ở đồng bằng Bắc bộ, đặc biệt với thủ đô Hà Nội và thành phố Bắc Ninh, thành phố Thái Nguyên.
Trung tâm huyện Hiệp Hoà là thị trấn Thắng, đây là thị trấn có từ lâu đời và đã được quy hoạch lên đô thị loại IV.
Với vị trí địa lý, mạng lưới giao thông khá thuận lợi. Đặc biệt từ khi khai thông cầu Vát sang khu công nghiệp Thăng Long - Nội Bài, nâng cấp Quốc lộ 37 đi thành phố Thái Nguyên, huyện Hiệp Hoà lại càng có thêm vị thế để phát triển công nghiệp - TTCN và ngành nghề nông thôn, đồng thời tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh, mạnh và bền vững .
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang
b. Đất đai, khí hậu, thuỷ văn * Khí hậu - thủy văn
Khí hậu: Huyện Hiệp Hoà ôn hoà, chịu ảnh hưởng của gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm 23,4 độ C, tổng lượng mưa trung bình đạt 1.568,3mm và tập trung chủ yếu vào các tháng mùa hạ (tháng 6 - tháng 9). Mùa nóng, hướng gió chủ yếu là hướng Đông - Nam với tốc độ gió trung bình là 3-5m/s. Mùa
lạnh, hướng gió thịnh hành là Bắc và Đông Bắc. Khí hậu ở đây rất thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển.
Thủy văn: Lãnh thổ huyện nằm trong lưu vực hệ thống sông Cầu và chịu sự chi phối của chế độ thuỷ văn của sông này. Nhìn chung, hệ thống sông Cầu có vai trò quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và hoạt động dân sinh của cả một khu vực rộng bao gồm các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang trong đó huyện Hiệp Hoà có đường giáp sông Cầu 39,6 km. Tuy vậy, trong những năm gần đây môi trường sông Cầu đang có xu hướng xấu đi nhanh chóng: Nguồn nước sông bị ô nhiễm nặng do chất thải công nghiệp và khai thác quá mức, chế độ thuỷ văn thất thường do nạn phá rừng đầu nguồn, xói lở bởi sông và mất đất canh tác... Trên địa bàn Hiệp Hoà về mùa mưa nước sông Cầu thường dâng cao gây ngập úng các vùng đất ngoài đê, gây úng ngập cục bộ. Mùa khô mực nước sông Cầu cạn kiện không đủ nước tưới cho đồng ruộng. Cải thiện môi trường sông Cầu đang trở thành chương trình nghiên cứu Quốc gia, sẽ đóng góp đáng kể cho sự phát triển bền vững của huyện Hiệp Hoà.
* Đất đai
Toàn huyện có 7 loại thổ nhưỡng, trong đó đa số là các loại đất bạc mầu, đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất phù sa không được bồi…
Bảng 3.1. Phân loại thổ nhƣỡng của huyện Hiệp Hoà
STT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1 Đất phù sa được bồi (Pb) 720,53 3.55
2 Đất phù sa không được bồi (P) 3265 16.08
3 Đất phù sa Gley (pg) 445 2.19 4 Đất phù sa úng nước (Pj) 1808 8.9 5 Đất bạc màu trên phù sa cổ (B) 6909 34.02 6 Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp) 5190 25.56 7 Đất đỏ vàng trên phù sa cổ) (Fs) 62 0.31 8 Đất khác 1906,47 9.39 Tổng diện tích tự nhiên 203.06 100
Với thành phần như trên, Hiệp Hoà có thể vừa phát triển cây lương thực, vừa phát triển các loại cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế cao như lạc, đậu tương..., phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và các loại cây ăn quả trên các vùng vườn đồi. Tuy nhiên hạn chế ở đây là:
- Địa hình dốc, quá trình rửa trôi làm đất bạc mầu nhanh, độ phì thấp nên đã hạn chế năng suất cây trồng. Cần có biện pháp cải tạo để nâng cao độ phì của đất.
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 20306 ha, diện tích được đưa vào sử dụng năm 2012 là: 20.029,5 ha, chiếm gần 98,6% tổng diện tích đất tự nhiên. Phân theo mục đích sử dụng thì đất nông nghiệp chiếm 60,7% (12.316 ha), đất phi nông nghiệp chiếm 37,9% (7.713,5 ha) và đất chưa sử dụng là 1,4% (276,5 ha)
Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2012
Số TT Loại đất Mã Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích tự nhiên 20306 100
1 Đất nông nghiệp NNP 12,316 60,65
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 11,560.37
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 11,057.86
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 502.51
1.2 Đất Lâm nghiệp LNP 106.07
1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 609.98
1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 39.58
2 Đất phi nông nghiệp PNN 7,713.5 37,98
3 Đất chƣa sử dụng CSD 276.5 1,37
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 3.3 Đất núi đá không có rừng NCS
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu sử dụng đất huyện Hiệp Hòa năm 2012
(Nguồn:Niên giám thống kê huyện Hiệp Hòa năm 2012)
Cơ cấu sử dụng đất hiện nay cho thấy, mặc dù đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao (60,65%) nhưng do dân số của huyện đông nên bình quân đầu người chỉ đạt 1.064 người/km2
.
Cùng với quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá, quỹ đất giành cho sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Để đáp ứng mục tiêu sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực cho nhân dân trong huyện, trong giai đoạn sắp tới, đòi hỏi huyện một mặt phải đầu tư thâm canh trong sản xuất nông nghiệp, một mặt phải tiếp tục mở rộng và khai thác nguồn đất đai chưa được sử dụng (276,5ha) để bổ sung cho quỹ đất nông nghiệp, khắc phục mức đất bình quân trên đầu người thấp.
* Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt của huyện Hiệp Hoà khá phong phú. Nguồn cung cấp chính là sông Cầu và các chi lưu chính của sông Công, sông Cà Lồ. Ngoài ra huyện còn có khoảng 350 ha mặt nước ao cùng với nhiều đầm, hồ lớn nhỏ với tổng dung tích khoảng 10.500.000 m3 nước có thể cung cấp cho hàng nghìn
ha. Hệ thống thuỷ nông sông Cầu của huyện gồm 40km kênh cấp I, 200km kênh cấp II và 400km kênh cấp III.
Về nước ngầm, hiện tại chưa có tài liệu điều tra khảo sát để đánh giá trữ lượng, song qua tình hình sử dụng nước giếng trong vùng cho thấy mực nước ngầm thường ở độ sâu 15-25m, chất lượng khá tốt. Tuy nhiên nhiều nơi mức nước ở độ sâu đến vài chục mét, rất khó khăn cho việc khai thác sử dụng đặc biệt là cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Qua khảo sát thực tế cho thấy, nguồn nước phục vụ cho tưới vườn đồi và hoạt động sản xuất trên địa bàn huyện còn nhiều khó khăn. Hiện tại huyện có nhà máy nước sạch nhưng công suất nhỏ chỉ đủ phục vụ cho nhân dân Thị trấn Thắng nên nguồn nước sinh hoạt của nhân dân nói chung, chủ yếu lấy từ nước giếng đào, không đảm bảo vệ sinh. Nước sông Cầu đang có xu hướng bị ô nhiễm nặng, đặc biệt là ở khu vực tỉnh Thái Nguyên, chắc chắn là sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước sông của khu vực huyện Hiệp Hoà. Vấn đề nước sạch cho huyện Hiệp Hoà là một trong những vấn đề đáng quan tâm trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a. Tình hình dân số và lao động
* Dân số: Năm 2012, tổng số dân của huyện là 215.988 người. Trong đó nam 106.445 người, nữ 109.543 người. Mật độ dân số trung bình 1.064 người/km2,
. Dân số của huyện phân bố giữa các xã và thị trấn chênh lệch tương đối lớn, Thị trấn Thắng mật độ 4.443 người/km2
trong khi đó có 9 xã mật độ dân số < 1000 người/km2 như: xã Ngọc Sơn 920người/km2; Hùng Sơn 839 người/km2,
xã Châu Minh 779 người/km2, xã Đông Lỗ 861 người/km2… Còn lại 16 xã có mật độ dân số trung bình từ 1.041 - 1.372 người/km2.
Theo kết quả điều tra, tỷ lệ sinh năm 2012 là 18,78 %0 tăng so với 2008 là 0,88%o (năm 2008 là 17,9%0) nhưng lại giảm so với năm 2005 là 1,06%0 (năm 2005 là 19,85%0); Tỷ lệ tăng tự nhiên là 11,49%0 năm 2012
giảm hơn so với năm 2008 là 0,44%0 (năm 2008 là 11,93%0), Tỷ lệ sinh (18,78 %0) cao gấp 3 lần tỷ lệ chết (5,85 %0) nên dân số của huyện Hiệp Hoà thuộc loại dân số trẻ.
* Lao động, việc làm và mức sống: Năm 2012 có 107.130 lao động (chiếm 49,6% tổng dân số) trong độ tuổi lao động. Trong đó lao động trong ngành nông, lâm, thủy sản là 89.089 người (chiếm 83,16% tổng số lao động toàn huyện); Lao động ngành công nghiệp - xây dựng là 8.399 người (chiếm 7,84% tổng lao động trên toàn huyện); Lao động ngành thương mại - dịch vụ là 9.642 người (chiếm 9% tổng số lao động huyện).
Qua đây cho thấy, lao động làm việc trong ngành nông - lâm - ngư nghiệp vẫn chiếm đa số còn trong các ngành công nghiệp, dịch vụ chiếm tỷ lệ rất thấp. Điều này đã dẫn đến việc dư thừa lao động trong nông nghiệp làm cho mức sống người dân thấp. Trong những năm tới cần chuyển dịch về cơ cấu lao động giữa các ngành, tăng cơ cấu lao động trong các ngành công nghiệp - xây dựng và ngành thương mại - dịch vụ, đồng thời giảm cơ cấu lao động trong ngành nông - lâm - ngư nghiệp.
Là huyện có dân số trẻ nên tỷ lệ người trong độ tuổi lao động lớn nhưng trình độ lao động lại không cao. Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo vẫn chiếm 77,3% tổng số lao động, trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ rất thấp (0,95%). Nhìn chung, tư duy về nghề và học nghề chưa ngang tầm với yêu cầu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cơ chế thị trường; việc đáp ứng yêu cầu về lao động cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn còn ở mức rất thấp.
Sự tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đối với văn hoá - xã hội trên địa bàn huyện cũng được thể hiện rõ nét. Đến nay 100% số nhà ở trong huyện đã được kiên cố và bán kiên cố, 100% số hộ được dùng
điện sinh hoạt, 100% số hộ được xem truyền hình, 90% số hộ và 100% trụ sở chính quyền xã có điện thoại sử dụng, tỷ lệ nghèo giảm từ 26,98%/năm 2006 xuống 16,67%/năm 2009. Các địa phương đã có nhiều cố gắng tạo công ăn việc làm cho nhân dân như chương trình vay vốn giải quyết việc làm, thành lập các HTX dịch vụ, tổ hợp sản xuất thủ công, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, lao động hợp tác quốc tế, lao động tỉnh ngoài… đã giải quyết được hàng ngàn lao động có thêm việc làm. Trong giai đoạn tới nếu thực hiện tốt công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên quy mô rộng, xây dựng nhiều mô hình thâm canh, luân canh, xen canh để đạt được mục tiêu sản xuất nông nghiệp đạt giá trị sản xuất trên 50 triệu đồng/ha canh tác/năm; đồng thời giải quyết được việc làm tại địa phương, nâng cao được số người có công ăn việc làm của huyện, góp phần phát triển kinh tế, ổn định chính trị, xã hội. (Nguồn: Phòng Lao động - thương binh và xã hội huyện).
Biểu đồ 3.2. Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế
b. Đặc điểm kết cấu hạ tầng
* Về đường bộ: Toàn huyện có 750,80 km giao thông đường bộ từ liên huyện, liên xã, liên thôn chia ra:
- Quốc lộ 37 đi Thái Nguyên - Tuyên Quang chạy qua Hiệp Hòa theo hướng Phú Bình - Thái Nguyên có chiều dài 21km.
- Tỉnh lộ 278 chạy qua Hiệp Hòa theo hướng Phổ Yên - Thái Nguyên có chiều dài 23km
- Tỉnh lộ 295 chạy qua Hiệp Hòa theo hướng Yên Phong - Bắc Ninh có chiều dài 19km
- Tỉnh lộ 296 chạy qua Hiệp Hòa theo hướng Sóc Sơn - Hà Nội có chiều dài 13km.
- Đường huyện lộ có 9 tuyến chính dài 87,5 km với mặt rộng đường từ 3-5m; đường liên xã 70 km và đường liên thôn dài 489,7 km. Các xã đều có đường ô tô chạy đến UBND xã, về cơ bản đạt 60% là đường bê tông và đường trải nhựa số còn lại là đường cấp phối rải đá răm, còn các tuyến đường liên thôn, liên xóm bê tông cứng hóa được 50% phần còn lại là đường đất nên vào mùa mưa, lũ lụt gây khó khăn cho việc thu hoạch và vận chuyển sản phẩm, hàng hoá.
* Về đường thuỷ: Có một sông lớn (Sông Cầu) chảy qua huyện với chiều dài 44km, đáp ứng nhu cầu vận tải thuỷ vừa và nhỏ cho nhân dân, nhất là các xã ven sông khai thác tài nguyên như cát, sỏi, tre, gỗ nguyên liệu... trong mùa mưa lũ. Nhìn chung Hiệp Hòa có hệ thống giao thông thuỷ bộ khá phong phú, tạo điều kiện thuận lợi để giao lưu buôn bán, vận chuyển hàng hoá.
c. Các ngành kinh tế của huyện
Trong thời gian qua,bên cạnh những thuận lợi do tình hình chính trị - xã hội ổn định, kinh tế tiếp tục phát triển, thường xuyên nhận được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của cấp trên, Hiệp Hoà cũng còn có nhiều khó khăn do huyện thuần nông, nguồn thu ngân sách nhỏ, hạ tầng kinh tế - xã hội còn bất cập,