4. Kết cấu luận văn
3.1.3. Khái quát tình hình và kết quả hoạt động của huyện Hiệp Hoà, tỉnh
Bắc Giang
a. Khái quát chung
Những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới đổi mới đất nước, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hiệp Hoà lần thứ XXII và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, giai đoạn 2011 - 2016, nền kinh tế của huyện có những chuyển biến khá rõ nét, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, trong đó nông nghiệp nông thôn đã có những bước chuyển biến quan trọng, đời sống của người dân từng bước được cải thiện; tăng trưởng kinh tế đạt mức khá. Tổng giá trị sản xuất năm 2012 ước đạt 1.669,7 tỷ đồng (theo GO 1994), trong đó giá trị sản xuất nông - lâm - thuỷ sản ước đạt 642,4 tỷ đồng; giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng ước đạt 409 tỷ đồng; thương mại - dịch vụ đạt 618,3 tỷ đồng...
* Về cơ cấu kinh tế: Năm 2012 là năm thứ 3 thực hiện Nghị quyết Đại
hội Đảng bộ các cấp lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010 - 2015, huyện Hiệp Hòa khẳng định về cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội cơ bản đạt và vượt kế hoạch năm. Sản
xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển, cơ cấu kinh tế nông lâm thủy sản là chủ yếu, chiếm 38,5%; dịch vụ chiếm 37% và công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp chiếm 24,5%..
Các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sau nhiều khó khăn gặp phải trong việc chuyển đổi cơ cấu, nay đã từng bước đi vào ổn định, như may mặc, tơ tằm; các mặt hàng truyền thống như gạch, ngói, vật liệu xây dựng, khai thác cát sỏi, chế biến nông - lâm sản phát triển rất đa dạng, giờ đây sản phẩm không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong huyện mà còn cung cấp cho các huyện, tỉnh bên ngoài và một số sản phẩm xuất khẩu (mây tre, mành trúc…).
Nhờ có vị trí thuận lợi cả về đường bộ và đường thuỷ, dịch vụ thương mại trên địa bàn huyện trong những năm gần đây có nhiều chuyển biến tích cực. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá dịch vụ trên địa bàn không ngừng tăng.
Hệ thống chợ nông thôn được quan tâm cải tạo nâng cấp và xây dựng mới. Nếu năm 2004 có 13 chợ thì năm 2012 là 18 chợ, điều đó cho thấy nhu cầu trao đổi sản phẩm sản xuất tăng, cơ sở giao lưu buôn bán mở rộng, sản xuất hàng hoá phát triển. Bên cạnh đó các ngành dịch vụ như: ăn uống công cộng, kinh doanh văn phòng phẩm, hàn điện, cơ khí... phát triển đa dạng, hàng hoá phục vụ theo chính sách được quan tâm như mặt hàng thiết yếu, mặt hàng trợ giá, trợ cước. Muối i ốt 450 - 560 tấn/năm, dầu hoả thắp sáng 145 - 300 tấn/năm, phân bón hoá học 1200 - 1500 tấn/năm, thuốc trừ sâu 3 - 3,5 tấn/năm, phân bón hoá học 120 - 150 tấn /năm. Giống ngô mới, năng suất cao được cung cấp đủ, kịp thời cho nhu cầu sản xuất.
Sự phát triển của thương mại dịch vụ góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn huyện, theo kế hoạch dự kiến năm 2015 sẽ có 1 thị xã và 3 thị tứ hình thành. Các thị tứ này là trung tâm của các tiểu vùng kinh tế huyện, là các vệ tinh kinh tế - xã hội của thị xã Hiệp Hòa, nó còn là điểm sáng có tính chất thúc đẩy quá trình CNH - HĐH nông thôn.
Nhìn chung, nhịp độ phát triển kinh tế của huyện Hiệp Hòa ngày càng tăng rõ rệt, vượt chỉ tiêu đề ra cả về mặt khối lượng, giá trị, nhịp độ phát triển. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế được đẩy nhanh hơn, kinh tế hàng hoá từ phần lớn là tự cung tự cấp đến nay nền sản xuất hàng hoá đã dần được hình thành và từng bước phát triển, tốc độ phất triển trong sản xuất tăng khá (bình quân tăng 6-7%/năm), ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ tốc độ tăng chậm, một số mặt hàng tiểu thủ công nghiệp giảm, chưa có mặt hàng mới, nghề mới, mô hình cụm công nghiệp nhỏ chậm hình thành.
- Về cơ sở dịch vụ nông nghiệp gồm nhiều cơ sở như: Trạm khuyến nông và các trại giống cây trồng, giống gia súc... ; Trung tâm dạy nghề, chuyển giao kỹ thuật và giới thiệu việc làm, Trung tâm nghiên cứu đất và phân bón vùng trung du, các cửa hàng vật tư, bảo vệ thực vật, thuốc thú y... có khả năng cung cấp tương đối đủ giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng trong vùng.
b. Kết quả hoạt động của huyện Hiệp Hoà giai đoạn 2008 -2012
Năm năm qua, bên cạnh những thuận lợi do tình hình chính trị - xã hội ổn định, kinh tế tiếp tục phát triển, thường xuyên nhận được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của cấp trên, Hiệp Hoà cũng còn có nhiều khó khăn do huyện thuần nông, nguồn thu ngân sách nhỏ cà chủ yếu dựa vào đất, hạ tầng kinh tế - xã hội còn bất cập, thường xuyên phải đối mặt với tình hình thiên tai, dịch bệnh diễn biến bất thường, ảnh hưởng của lạm phát, tình hình suy giảm kinh tế…Tuy nhiên huyện đã phấn đấu, khắc phục khó khăn góp phần đưa kinh tế huyện liên tục tăng trưởng.
- Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng bình quân 35,7%/năm; năm 2012 đạt 379,2 tỷ đồng (giá cố định năm 1994), tăng 43,5% so với năm 2008. Lao động trong lĩnh vực công nghiệp - TTCN và ngành nghề nông thôn tăng 2,5 lần so với năm 2008, riêng các doanh nghiệp trong các cụm công nghiệp tạo việc làm mới cho hơn 5.000 lao động tại địa phương.
- Nông nghiệp phát triển khá toàn diện, bước đầu hình thành sản xuất nông nghiệp hàng hoá
Tốc độ tăng trưởng toàn ngành bình quân 4,9%/năm, bằng 117% so với giai đoạn 2004 - 2008. Năng suất một số cây trồng chính tăng nhanh: Lúa năm 2012 đạt 55,7 tạ/ha, tăng 5,9 tạ/ha so năm 2008,…Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2012 đạt 95.960 tấn.
Tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp chiếm 51,3% cơ cấu ngành, tăng 36% so năm 2008. Năm 2012 tổng đàn trâu, bò đạt 53.100 con, đàn lợn 175.500 con, đàn gia cầm đạt trên 2,1 triệu con. Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản 941ha, sản lượng 2.900tấn.
- Xây dựng kết cấu hạ tầng - kinh tế xã hội
Ngân sách huyện mỗi năm chi khoảng 02 tỷ đồng để thúc đẩy phong trào cứng hoá đường giao thông nông thôn và kênh mương nội đồng. Trong 5 năm, cứng hoá được 300km đường giao thông nông thôn, đưa tổng số đường giao thông nông thôn lên 662km. Đến nay, các trục giao thông chính như đường Quốc lộ, tỉnh lộ, đường nội thị, 100% các tuyến đường huyện và liên xã đều được nâng cấp, cứng hoá với tổng chiều dài trên 100km.