Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 63)

4. Kết cấu luận văn

3.3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo thành phần kinh tế

Trong xu hướng chuyển dịch hiện nay, mô hình sản xuất tập trung trang trại ngày càng được phát triển. Các trang trại được bố trí xa khu dân cư, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường.

Theo số liệu thống kê, tính đến cuối năm 2012, toàn huyện có 85 trang trại (các trang trại này theo tiêu chí quy định tại Thông tư số 27/TT- BNN&PTNT ngày 13/4/2010 của Bộ Nông nghiệp) và chủ yếu là trang trại chăn nuôi. Trang trại chăn nuôi chủ yếu là các trang trại nuôi lợn, gà là chủ yếu, với quy mô từ 20 đến 40 nái hoặc từ 100 đến 400 con/lứa. Các trang trại đã đầu tư xây dựng chuồng trại, chọn giống tốt và áp dụng quy trình chăn nuôi theo hướng công nghiệp nên cho hiệu quả khá cao. Trang trại tổng hợp có cơ cấu cây trồng, vật nuôi và chủ yếu là trồng cây ngắn ngày kết hợp nuôi trồng thủy sản. Hiệu quả sản xuất của trang trại năm 2012 được thể hiện qua bảng sau đây:

Bảng 3.13: Kết quả sản xuất của trang trại nông nghiệp trên địa bàn huyện Hiệp Hòa năm 2012

Loại hình trang trại

Thu nhập (Triệu đồng) Xếp loại trang trại

Tổng số Cao nhất Thấp nhất Bình quân Tổng số Trong đó Tốt khá Kém Chăn nuôi 68 22.000 1020 1800 68 42 26 0 Thủy sản 7 7500 1150 1200 7 5 2 0 Tổng hợp 9 10200 2430 1800 9 8 1 0 Cộng 84 84 55 29 0

(Nguồn các báo cáo của UBND huyện, UBND các xã, thị trấn, các trang trại trên địa bàn huyện từ năm 2008-2012)

Theo Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNTngày13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định về tiêu chí và thủ tục cấp cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại quy định: Cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại phải thỏa mãn điều kiện sau:

Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tổng hợp phải đạt: Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu: 3,1 ha đối với vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long và 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại. Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm. Các cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệu đồng/năm trở lên; cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31 ha và giá trị sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên.

Tuy nhiên để đánh giá một trang trại tốt thì ngoài các tiêu chí xác định kinh tế trang trại trên, những trang trại nào có giá hàng hóa trên mức tiêu chí quy định trở lên, có hướng mở rộng quy mô sản sản thì được xếp loại trang trại tót; những trang trại đạt ở mức tiêu chí được gọi là khá.

- Từ bảng 3.13 ta thấy, các trang trại sản xuất có hiệu quả tốt và khá, không có trang trại sản xuất kém.

- Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, xu hướng chuyển dần sang hình thức tổ chức sản xuất tư nhân, cá thể và hình thức trang trại, gia trại đang là xu hướng phổ biến ở huyện Hiệp Hòa được thể hiện qua Bảng 3.14.

Bảng 3.14: Giá trị sản phẩm nông nghiệp của huyện Hiệp Hòa giai đoạn 2008-2012 theo các hình thức tổ chức sản xuất (giá cố định năm 1994)

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 I. Giá trị sản xuất nông - lâm -

ngƣ nghiệp 490,3 560,6 641 603,2 587,4

Trong đó:

- Doanh nghiệp 2,5 3,9 5,2 5,6 5,6

- Trang trại, gia trại 20,6 26,9 31,7 31,1 31.0

- HTX 0,5 0,8 1.0 1,1 1,1

- Nông hộ 466,7 528,9 603,1 565,4 549,7

(Các báo cáo UBND huyện Hiệp Hòa và các xã, doanh nghiệp, trang trại, HTX từ năm 2008-2012)

Từ bảng 3.14 cho thấy, giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp năm 2012 so với năm 2008 tăng 19,8% (từ 490,3 tỷ đồng lên 587,4 tỷ đồng). Trong đó giá trị sản xuất của doanh nghiệp từ 2,5 tỷ đồng năm 2008 tăng lên 5,6 tỷ đồng năm 2012 (tăng 124%); giá trị sản phẩm của trang trại, gia trại năm 2012 tăng 50,48% so với năm 2008 (từ 20,6 tỷ đồng lên 31 tỷ đồng); giá trị sản phẩm hợp tác xã năm 2012 tăng 120% so với năm 2008; giá trị sản phẩm của nông hộ tăng rất ít, năm 2012 chỉ tăng 17,8% so với năm 2008 (từ 466,7 tỷ đồng năm 2008 tăng lên 549,7 tỷ đồng. Các hình thức này trên địa bàn ngày càng được phát triển trong quá trình chuyển dịch của nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế thị trường.

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)