Phát triển sản xuất hàng hoá trong lĩnh vực chăn nuôi

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 70)

4. Kết cấu luận văn

3.4.2. Phát triển sản xuất hàng hoá trong lĩnh vực chăn nuôi

Ngành chăn nuôi: đang được xác định trở thành ngành sản xuất chính của huyện, có vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội, là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu, cung cấp sức kéo, phân bón, nguồn thu nhập lớn cho các hộ nông dân trong huyện. Nhiều hộ chăn nuôi đang áp dụng phương pháp chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp có hiệu quả. Trong những năm qua ngành chăn nuôi của huyện đã có chuyển biến tích cực, bước đầu có sự chuyển dịch về cơ cấu giống theo hướng chất lượng, năng suất, hiệu quả kinh tế cao, phát triển mạnh đàn lợn, đàn bò.

Đàn trâu có xu hướng giảm trong những năm gần đây do nhu cầu làm sức kéo không tăng, nhu cầu giết mổ không cao. Tổng đàn trâu cao nhất là năm 2008 đạt 4.589 con, giảm dần trong những năm tiếp theo và đạt thấp nhất vào năm 2010 (4.275 con).

Thực hiện chương trình cải tạo đàn bò theo hướng sinh hoá, zebu hoá, vỗ béo bò thịt, đã giúp đàn bò trong huyện gia tăng cả về số lượng cũng như chất lượng, đạt cao nhất là năm 2012 (36.257 con) và xu hướng tiếp tục tăng. Do diễn biến phức tạp của dịch tai xanh ở lợn một vài năm gần đây nên tổng đàn lợn có chiều hướng giảm dần. Tổng đàn lợn cao nhất là năm 2009 đạt 140.564 con, thấp nhất vào năm 2008 (123.082 con), năm 2012 đạt 125.569 con.

Mặc dù chịu ảnh hưởng rất lớn của dịch cúm gia cầm và đàn gia cầm vẫn tăng (từ 1.486.000 con năm 2008 lên 15.626.000 con năm 2012 do thực hiện tốt công tác phòng trừ dịch bệnh nên không để dịch bệnh lây lan.

Chăn nuôi là một bộ phận chủ lực của ngành nông nghiệp trong thời gian tới, chính vì thế cần định hướng quy hoạch thành các khu chăn nuôi với quy mô lớn, đưa chăn nuôi vào sản xuất theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, đồng thời đảm bảo vệ sinh môi trường.

Bảng 3.17: Tình hình phát triển sản xuất hàng hóa ngành chăn nuôi giai đoạn 2008-2012

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1.Giá trị sản xuất chăn nuôi Tỷ đồng 159,5 224,4 265,3 258,7 234,6 2. Giá trị hàng hóa Tỷ đồng 119,8 171 205,34 201,26 183,7 3. Tỷ suất hàng hóa % 75,1 76,2 77,4 77,8 78,3

(Niên giám thống kê và kết quả tính toán từ các báo cáo UBND huyện Hiệp Hòa và các xã, doanh nghiệp, trang trại từ năm 2008-2012)

Qua bảng 3.17, trong giai đoạn 2008-2012 sản xuất hàng hóa trong lĩnh vực chăn nuôi trên địa bàn huyện Hiệp Hòa có sự chuyển biến tích cực. Giá trị sản xuất chăn nuôi tăng từ 159.5 tỷ đồng năm 2008 đến 234,6 tỷ đồng năm 2012, theo đó, tỷ trọng cũng tăng từ 75,1% năm 2008 lên đến 78,3% năm 2012. Như vậy rất phù hợp với xu thế phát triển, chuyển dịch ngành nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng sang sản xuất hàng hóa với quy mô lớn.

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 70)